Wednesday, April 27, 2016
Vụ
Formosa xả thải vào biển Việt Nam tháng 4 năm nay, hay vụ chính quyền Hà Nội tổ
chức chặt phá hàng loạt cây xanh năm ngoái, đều có chung một điểm: Chính quyền
và doanh nghiệp viện dẫn mục tiêu phát triển (tăng trưởng kinh tế, cải tạo đô
thị...) làm lý do để dân chúng phải chấp nhận trả một cái giá nào đó về môi trường.
Các
dư luận viên và những người có tư duy kiểu dư luận viên hay bẻ bai như sau:
-
Muốn có đường sắt cao tốc, muốn mở rộng Hà Nội, phát triển đô thị, mà lại không
chặt cây... thì phải làm thế nào?
-
Muốn có nhà máy thép, muốn phát triển công nghiệp nặng, thúc đẩy sản xuất, giải
quyết công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, mà lại không chịu xả thải, không
khuyến khích dùng hóa chất... thì phải làm sao?
Kiểu
hỏi vặn đó được lặp đi lặp lại nhiều đến mức nhiều người có thể sinh hoang
mang: Hay là công cuộc phát triển bắt buộc phải hy sinh môi trường thật?
Song,
về bản chất, nó chỉ là một dạng ngụy biện, có tên gọi là “You Too”, nghĩa là
“anh cũng thế”. Thay vì chỉ ra sai lầm của việc tàn phá môi trường nhân danh sự
phát triển, nó lại đẩy người ta vào thế khó, là phải tìm ra giải pháp, còn nếu
không tìm ra thì chứng tỏ người ta sai. Cũng hệt như khi ta nói chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là hèn yếu, mất tư cách trước Trung Quốc,
thì các dư luận viên bảo: Có giỏi thì ra Hoàng Sa mà chiến đấu lấy lại biển đảo
đi!
Tuy
nhiên, phần sai quan trọng hơn cả, là khi hỏi vặn như vậy, dư luận viên và những
người có đầu óc dư luận viên đã mặc định rằng phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường là hai việc loại trừ nhau.
Đây
là một quan niệm sai lầm đến mức nguy hiểm.
Phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường không mâu thuẫn, không loại trừ nhau. Thậm
chí ngược lại: Thời nay, bảo vệ môi trường là một phần bắt buộc trong phát triển
bền vững. Bất kỳ dự án nào kéo theo việc chặt phá hàng loạt cây, gây ô nhiễm
môi trường và tàn hại sinh vật trên diện rộng, đều là phản phát triển - và phạm
pháp, nếu nền lập pháp có đủ tầm nhìn.
Nhân
danh khoa học
Ngoài
lập luận bảo vệ sự tàn phá môi trường nhân danh phát triển kia, trong cộng đồng
mạng, còn phổ biến loại quan điểm đề nghị mọi người phải giữ cái đầu lạnh,
không nên bức xúc chửi bới lãnh đạo về vụ chặt cây ở Hà Nội hay vụ Formosa lộng
hành, mà cần bình tĩnh tập hợp tài liệu, nghiên cứu, khảo sát khoa học để phản
biện được chính xác.
Bao
giờ cũng vậy, cứ khi cả cộng đồng mạng đang thể hiện sự bức xúc, bất mãn... thì
thể nào cũng có một vài giọng nói ôn tồn kêu gọi mọi người bình tĩnh, duy lý,
không hùa theo đám đông bầy đàn, cảm tính. Loại quan điểm “nhân danh khoa học”
này nghe rất có lý, rất thuyết phục, nhưng nó khéo léo gạt bỏ một thứ quyền rất
quan trọng của người dân, là quyền được... chửi lãnh đạo, hay nói đúng hơn, quyền
biểu đạt ý kiến, bày tỏ sự phẫn nộ một cách bản năng, không khoa học.
Theo
cái loại quan điểm học phiệt ấy thì mỗi người dân bình thường (công chức, sinh
viên, tiểu thương...) cứ phải là một nhà khoa học thì mới được nêu ý kiến phản
biện. Mỗi người dân, mỗi blogger, facebooker phải mở miệng ra là phải “theo
thông tư số abc, theo nghị định số xyz, theo bản khảo sát ngày… thì dường như
lãnh đạo đã có dấu hiệu sai phạm”... Và cũng không phải là tất cả lãnh đạo đều
sai, cả hệ thống, cả cơ chế này đều sai, mà chỉ là một bộ phận nho nhỏ thôi, ở
nơi này nơi khác, lúc này lúc khác.
Chẳng
lạ, khi rất nhiều trong những kẻ học phiệt ấy là các doanh nhân xã hội chủ
nghĩa - tức là những nhà tư sản mà quyền lợi của họ gắn chặt với chính thể này.
Họ sống được nhờ cơ chế hiện nay, nhờ cái chính quyền độc tài và bất tài hiện
nay. Thảo nào mà cứ mỗi khi thấy Đảng và Nhà nước của họ tung ra chính sách nào
bị dân phản ứng, họ lại lật đật chạy theo bênh vực, hối hả lo định hướng dư luận.
Khi chưa biết bênh vào đâu được thì hãy cứ chọn cách dễ nhất là hỏi đi hỏi lại
"bằng chứng đâu?", rồi bảo dân mạng bầy đàn, tát nước theo mưa, cảm
tính, phi khoa học, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đáng lo ngại v.v.
Cũng
cần phải nói rõ, gọi là "học phiệt", chứ đám người ấy chẳng có mấy tư
duy khoa học đâu. Sự ngụy biện và dối trá mới là đặc điểm chính trong đầu óc của
họ. Và các bạn biết không: Khi thật sự cần có sự tham gia của tư duy khoa học
và tinh thần duy lý, cần đến các sản phẩm khoa học, họ chẳng có nổi một xu đóng
góp.
Đây mới gọi là đám đông bầy đàn, cảm tính, bị giật dây này...
Posted
by Đoan Trang at 12:01 AM
No comments:
Post a Comment