Thứ hai, ngày 15 tháng tư năm 2013
(Blog « La Liberté sinon rien »trên báo Le
Soir của Bỉ, ngày 14/04/2013) Thứ Năm tới,
nhân phiên họp toàn thể hàng tháng ở Strasbourg, Nghị viện châu Âu sẽ bàn bạc
khẩn cấp về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là tự do ngôn luận.
Đất nước Đông Nam Á này đã cứng rắn hơn về chính trị
mà bên ngoài khó nhận ra. Không chỉ vì báo chí quốc tế chủ yếu quan tâm đến các
nước châu Á « có giá trị thông tin cao » như Miến Điện, Trung Quốc hoặc nay là
Bắc Triều Tiên. Mà còn vì Việt Nam tự cho là một « con cọp kinh tế », mở cửa
cho trao đổi và đầu tư với các nước khác trên thế giới, và từ đó được xem là
một đất nước « đang trên con đường đúng đắn về chuyển đổi và hiện đại hóa ».
Tuy vậy, nhiều bản báo cáo của các tổ chức quốc tế
trong những tháng gần đây đã nhấn mạnh đến hệ thống trấn áp tại Việt Nam. Tháng
Chín năm ngoái, Ủy ban bảo vệ các nhà báo (Committee to Protect Journalists –
CPJ – tại New York) đã công bố một nghiên cứu mang tên “Tự
do báo chí tại Việt Nam bị thu hẹp, cho dù mở cửa kinh tế”.
Bản báo cáo nhắc lại, tất cả các phương tiện thông
tin đại chúng được đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước, và các tổng biên tập
buộc phải là đảng viên Cộng sản. Các viên chức tuyên huấn thường xuyên gặp gỡ
các lãnh đạo cao cấp của báo chí để chỉ đạo đường hướng thông tin, những đề tài
nên đăng tải và những chủ đề cấm kỵ. Hệ thống được bê-tông hóa và không có điều
gì bất kính lọt qua nổi.
Báo
chí ngoại quốc bị giám sát
Báo chí quốc tế cũng bị giám sát chặt chẽ. Tất cả
các phương tiện thông tin ngoại quốc có trụ sở tại Việt Nam bị buộc phải thuê
mướn các trợ lý người địa phương, chiếu khán của họ chỉ có giá trị sáu tháng có
thể gia hạn, và họ phải xin phép Bộ Ngoại giao nếu muốn thực hiện một phóng sự
bên ngoài Hà Nội. Còn các đặc phái viên thì phải thuê một « vệ sĩ » - trợ lý
được chính quyền duyệt, với chi phí 200 đô la một ngày.
Những tháng gần đây chính quyền đặc biệt tấn công
vào các blogger độc lập – là các nhà báo, nhà bất đồng chính kiến hay hoạt động
công giáo – viết về các đề tài cấm kỵ như tranh chấp đất đai, quan hệ với Trung
Quốc, hoặc tham nhũng.
Trong vài năm qua, thế giới blog tương đối được nới
tay về kiểm duyệt hay trấn áp. Nhưng sự dung thứ này đã chấm dứt. Shawn
Crispin, tác giả bản báo cáo của CPJ viết : « Từ năm 2009, một chiến dịch quấy nhiễu và hăm dọa đã
dẫn đến việc hàng chục nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động tôn giáo và
blogger độc lập bị cầm tù ; hầu hết là do họ đòi hỏi dân chủ đa đảng, nhân
quyền và chính phủ phải minh bạch về tài chính ».
Cuối tháng Giêng, Liên đoàn quốc tế Nhân quyền
(FIDH, Paris) đã xác nhận việc này trong một bản báo cáo công bố cùng với Ủy
ban Nhân quyền Việt Nam, mang tên « Blogger và các
nhà ly khai trên mạng bị giam cầm : Chính quyền khống chế internet ».
Souhayr Belhassen, chủ tịch FIDH (và là tiến sĩ danh
dự của đại học Công giáo Louvain) viết : « Việt Nam được biết đến với nền kinh tế phát triển và
các bãi biển thiên đường. Tự do ngôn luận tại đây đã bị xâm phạm, trong sự hững
hờ của dư luận quốc tế, trong khi đây là một trong những chế độ trấn áp nhiều
nhất trên thế giới về mặt này ».
Một
bản tổng kết u ám
Bản báo cáo nhận định: « Trong vòng 12 tháng qua, có 22 blogger và nhà ly
khai trên mạng đã bị lãnh các bản án tổng cộng 133 năm tù và 65 năm tạm giam vì
đã đấu tranh bất bạo động trên net. Ngày 09/01/2013, một phiên tòa đã kết án 14
người tổng cộng 100 năm tù chỉ vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình
».
Việt Nam đứng thứ 172/179 trong bảng sắp hạng về tự do báo chí,
được Phóng viên Không biên giới công bố hàng năm. Tổ chức này cũng xếp Việt Nam trong số 12 quốc gia « kẻ
thù của internet ».
Theo tổ chức Demdigest,
vào giữa tháng Hai, có 32 blogger Việt Nam dã bị kết án hoặc đang chờ lãnh
bản án, đa số theo điều 88 Luật hình sự về tội « tuyên truyền chống Nhà
nước », có khung hình phạt lên đến 20 năm tù. Trong số đó có Điếu Cày (bút danh
của ông Nguyễn Văn Hải), tác giả một bài viết năm 2007 về dân chủ và tự do ngôn
luận, bị giam từ năm 2008 và đến năm 2012 bị kết án 12 năm tù cộng với 5 năm
quản chế. Hay luật gia kiêm blogger Lê Quốc Quân, bị bắt tháng 12/2012 vì tội «
trốn thuế ».
Một
ván bài cấp tiến
Cho đến nay, việc tố cáo các vụ xâm phạm quyền tự do
thường từ các tổ chức tôn giáo hay các « cơ quan báo chí bảo thủ Mỹ, như
Wall Street Journal, New York Post hay New York Sun » - Dustin Roasa ghi
nhận như trên trong tạp chí theo khuynh hướng trung tả Dissent. Cứ như là giới
tự do và cấp tiến khó mở miệng chỉ trích một đất nước bị tàn phá và tổn thương
sâu sắc bởi sự can thiệp của Pháp và Mỹ, trong khoảng thời gian từ cuối Đệ nhị
Thế chiến và chiến thắng của Bắc Việt vào năm 1975.
Sự do dự này dường như đã thay đổi, và những người
cánh tả có khuynh hướng chỉ trích Việt Nam, nhắc nhở các cuộc tranh cãi gay go
trong thập niên 70 sau khi Saigon sụp đổ, và những ai quan tâm đến sự ra đi của
các thuyền nhân Nam Việt.
« Các vị có quyền gì mà chỉ trích một đất nước đã bị
các vị thả bom napal ? » - những người ủng hộ đoàn
kết với thế giới thứ b ađã thốt lên như thế, khi các nữ ca sĩ vì hòa bình Joan
Baez và Ginette Sagan, nhà hoạt động nổi tiếng Ý của Amnesty
International Mỹ, lên án các trại cải tạo, nạn tra tấn trong một « Việt Nam
giải phóng ». Joan Baez trả lời :« Để cho thống nhất. Trấn áp là trấn áp.
Việc đánh đập người khác có cùng một tác động lên một con người, cho dù đó là
do một người xã hội chủ nghĩa hay theo chủ nghĩa đế quốc thực hiện ».
No comments:
Post a Comment