Monday 29 April 2013

ĐẾN THĂM ĐỒNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Maartje Duin - Văn Bút Hòa Lan)




30-4-2013

Việt Nam truy bức có hệ thống những nhà văn và những blogger có tư tưởng phê phán. Trên cơ sở chiến dịch gửi thư của Văn Bút, Maartje Duin đến thăm họ.

*

Số là tháng mười một năm rồi, tôi nhận được một lá thư bảo mật với những chỉ dẫn rất nghiêm ngặt của Văn bút Hà Lan, thuộc Văn bút Quốc tế (PEN), đây là một tổ chức bảo vệ những nhà văn bị áp bức trên khắp thế giới.

Lá thư có kèm theo một danh sách chỉ phổ biến hạn chế với tên tuổi và địa chỉ của những nhà văn bị cầm tù khắp nơi, từ Bahrein hay Tây Ban Nha cho đến Cameroon. Với lời yêu cầu tôi gửi cho những người này một thiệp Giáng sinh. Nhưng xin nhớ là đừng gửi thiệp có ảnh hang đá hay những biểu tượng tôn giáo, vì có một số nhà văn bị cầm tù lý do tôn giáo. Chỉ một lời thăm hỏi ngắn là đủ lắm rồi.

Ở Việt Nam có nhiều blogger bị truy bức. Trong khi ở quốc gia này có 34 phần trăm người dân sử dụng internet và con số này sẽ còn tăng nhanh.

Danh sách của Việt Nam rõ ràng là dài . Tôi chú ý đến điều này, một phần là vì mình có ý định du lịch Việt Nam. Hơn nữa, tôi ít được biết đến là có sự hạn chế về quyền tự do tư tưởng ở Việt Nam.

Trên danh sách, tôi đếm được 24 người ở Việt Nam. Họ là những nhà thơ, nhà văn, nhà báo và những blogger đã bị buộc tội ‘tuyền truyền chống nhà nước’. Nhiều linh mục, một nhà sư và một nhạc sĩ chịu án tử hình nhưng được giảm xuống còn tù chung thân, rồi bị mù và điếc trong trại giam.

Dù gửi thư là một hành động phản đối bình thường; nhưng tôi cũng bỏ sức đi gửi thư. Những bưu thiếp có ảnh cối xay gió phủ đầy tuyết trắng, với dòng chữ ngắn chúc cho nhà văn ‘được khỏe mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần’. Nhưng liệu những dòng chữ này có đến tay họ không? Liệu có làm thay đổi được điều gì không?

Khi chuyến đi Việt Nam gần kề, tôi yêu cầu HộI VĂN BÚT giúp cho tôi đến thăm một đồng nghiệp bị cầm tù. Vì tôi biết là mấy năm gần đây, chính phủ Việt Nam tạo áp lực với các nhà bất đồng chính kiến. Tháng chín năm 2012 đã có ba người bị cầm tù tổng cộng lên đến 26 năm; đến tháng giêng năm nay lại có thêm mười bốn người chịu án tù. Đối tượng của sự truy bức này thường là các blogger. Trong khi ở Việt Nam có đến 34 phần trăm người dân sử dụng internet và con số này sẽ còn tăng nhanh. Chính quyền không biết đối xử ra sao với sự nới rộng không gian công cộng này. Người ta ngày càng bàn luận công khai hơn về những đề tài chính trị cấm kỵ; Điều này có thể dễ dàng thấy trên Facebook. Trong một quốc gia cộng sản thì các blogger biết sử dụng lợi thế của họ, trong vai trò là những người duy nhất viết báo độc lập. Họ viết về nạn tham nhũng trong ngành công an, về tranh chấp đất đai và về mộng bá quyền của Trung Quốc. Cho đến nay thì những sự phê phán này chưa làm nao núng quyền lực của Đảng Cộng sản: Việt Nam chưa có đối lập có tổ chức ở trong nước. Tuy thế, chính quyền muốn cho chắc ăn. Họ hạn chế Facebook, sử dụng mã độc để phá các trang mạng, sử dụng các ‘dư luận viên’ để phá thối các thảo luận trên diễn đàn. Nếu chưa bắt được, thì họ cho người theo dõi, chèn xe, câu lưu thẩm vấn, thậm chí cả hành hung các bloggers.

Trước khi lên đường, tôi nhân được tin từ một nhà thơ Việt Nam tỵ nạn và cũng là một hội viên danh dự của HộI VĂN BÚT. Ông đã liên lạc được với một số nhà bất đồng chính kiến. Tôi đã đăng bài phóng sự về những cuộc tiếp xúc giữa tôi với họ trên báo Volkskrant và trong chương trình phát thanh đài VPRO, xin vào xem ở trang http://www.maartjeduin.nl/?p=1018.

Khi nói đến HộI VĂN BÚT, thì nhà văn nào cũng biết đến tổ chức này!

Tôi muốn nói lên hai điều ở đây. Trước nhất là khi nhắc đến HộI VĂN BÚT, thì các nhà văn đều biết là tổ chức nào! Và những bưu thiếp chúng ta gửi đi có tác dụng đấy! Một trong những nhà văn đã nói với tôi là chính nhờ vậy mà ông biết được là mình không bị chìm vào quên lãng, điều này khiến tôi sung sướng quá!

Thứ đến, tôi muốn nói ra ở đây về nhà thơ và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Tôi đã gặp con trai ông (ở một quán cà phê trong khu phố cổ Hà Nội, nhìn ra hồ Hoàn Kiếm. Mỗi buổi sáng, nhiều người ra tập thể dục dọc theo bờ hồ, buổi tối thì đây là nơi mà các cặp tình nhân tay trong tay đi dạo bên dưới những hàng liễu rũ và hàng me xanh, trong khi hàng đoàn xe rồ máy lượn quanh đến điếc cả tai).

Thụy (25 tuổi) đeo một thánh giá, anh là một thanh niên hiền lành, vừa theo đạo Thiên chúa. Tuy nói tiếng Anh còn kém, nhưng anh sẵn lòng kể cho tôi nghe về cha anh. Một phần là vì anh không thể tâm sự điều này với các bạn cùng lứa. Anh than là ‘họ chỉ nghĩ đến làm thế nào cho ra tiền’. ‘Họ nghĩ là các tù nhân chính trị muốn phá hoại đất nước. Tôi nói là cha tôi không hề chống lại tổ quốc, ông chỉ là người yêu chuộng tự do mà thôi. Đa số lớp trẻ còn không biết phân biệt thế nào là đảng, chính phủ và quốc hội.’

Nguyễn xuân Nghĩa muốn đem lại dân chủ cho Việt Nam, ‘và dùng ngòi bút làm phương tiện.’ Điều này khiến cho ông càng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Vào năm 2003, ông bị cho thôi việc, vì là nhà báo ăn lương chính phủ mà ông lại viết bài quá phê phán. Ông lại còn đi biểu tình và còn hợp tác viết lời kêu gọi đa đảng, đây là một hành động gây tranh cãi. Hôm 11 tháng 9 năm 2008, vào lúc vừa quá nửa khua, công an đã đến nhà lôi ông đi. Phải hơn một năm sau, họ mới đưa ông ra tòa, nhưng phiên xử chỉ kéo dài vài giờ. Họ sử dụng 57 bài thơ, truyện ngắn và bài viết của ông làm bằng chứng buộc tội là Nguyễn Xuân Nghĩa đã phỉ báng Đảng Cộng sản. Ông bị kêu án tù sáu năm và ba năm quản chế.

Thụy nói ‘cha tôi yếu lắm’. Nhà thơ mang bệnh, trong khi phòng khám ở trại giam chữa trị không nổi. Hàng đêm ông bị mất ngủ vì những cơn đau triền miên, ông ở chung phòng với hai mươi tù nhân khác. Họ phải ngủ đất và dùng chung một nhà xí. Ban ngày họ lao động sản xuất đồ tre; Nguyễn Xuân Nghĩa dạy cho các bạn tù tiếng Anh. Họ nấu ăn ngày hai bữa, nhưng mua thịt thì đắt, vả lại phẩm chất xấu, nên ăn không ngon miệng.

Cũng may là ở Nghệ An thì còn khá hơn ở nhà tù trước. Trước kia ở gần một nhà máy sản xuất gạch nên khói nhà máy đã phá đi hai lá phổi của ông. Ngoài ra, chế độ ở đó còn nghiệt ngã hơn nhiều. Nhà thơ bị sáu tháng biệt giam vì đã chỉ trích chế độ lao tù, sau đó ông còn chịu thêm ba tháng nữa. Phòng giam có diện tích chỉ bảy thước vuông, không có ánh sáng, chỉ có một lỗ hổng nhỏ để thông hơi, vì thế mà ông đã mấy lần nghĩ đến tự sát.

Ở Nghệ An thì ông được gia đình thăm viếng, một giờ mỗi tháng. Mẹ của Thụy phải mất hai ngày đường mới đến được biên giới Lào từ nhà ở Hải Phòng. Bà đem thức ăn, nước uống và sách cho ông đọc – nhưng chỉ được đem sách không có nội dung chính trị. Thụy nói là cũng khó nói chuyện, vì lúc nào cũng có một cán bộ trại giam ngồi bên cạnh. Nhưng lần vừa rồi, cha anh bảo là ông đã bắt đầu viết sách bằng cách ghi nhớ trong đầu. Ông viết về thời gian tù đày. Khi nào được thả, vào tháng chín năm 2014, thì ông sẽ viết ra giấy.

Con của nhà thơ nói với tôi là từ nay cho đến ngày ấy, thì mọi sự quan tâm từ nước ngoài sẽ làm cho cha anh phấn khởi. Cha anh không được phép gửi hay nhận thư, nhưng nếu thư gửi đến mẹ anh, thì bà sẽ chuyển lời đến ông. Văn bút Hà Lan có địa chỉ của nhà thơ – cũng như địa chỉ của những người khác cùng cảnh ngộ.

Lời kết: Mới gần đây, cơ quan an ninh đã đến nơi làm việc của Thanh Thụy. Do bị áp lực và đe dọa của an ninh, nên anh đã bị cơ quan đuổi việc. Thanh Thụy hiện nay bị thất nghiệp và cho biết là việc cơ quan an ninh gây khó khăn cho anh là một hành động phi pháp.



* Bài viết do tác giả Maartje Duin gửi đến Danlambao, bài dịch sang tiếng Việt của Tam Hợp. Maartje Duin là một nữ ký giả Hà Lan, cũng là tác giả của bài phóng sự Những bloggers bị săn đuổi đã được đăng trên Danlambao trước đó.


Maartje Duin phỏng vấn linh mục Phan Văn Lợi. Ảnh: Facebook Maartje Duin


Bản tiếng Anh:

Maartje Duin

In Vietnam, critical writers and bloggers are systematically persecuted. Following the PEN Cards Promo, Maartje Duin went to Vietnam to interview them.

In November I received a strictly confidential mail with strict instructions from PEN Netherlands.The organization is part of PEN International and stands up for oppressed writers worldwide. Attached was a list that is not allowed to circulate freely on the internet. There were names and addresses of imprisoned writers in countries ranging from Spain to Bahrain and Cameroon. The request was that a Christmas card be sent to each person. No Bethlehem Scenes or other religious symbols were allowed because some writers were persecuted for their religion: a simple greeting would suffice.

The most striking thing was the long list from Vietnam. Striking for me anyway, because I was planning to visit that country. But also because I knew little about how freedom of expression was limited there. I counted 24 names: poets, writers, journalists and bloggers, convicted of “spreading propaganda against the state”. Included among the names were published priests, pastors and a Buddhist monk – as well as a protest singer who, sentenced to life in prison, had become deaf and blind.

A card sent seemed a trivial protest, so I halfheartedly did as asked: I chose pictures of snowy windmills, with the requisite wish that the writers remained in “good health and spirits “. Would those cards really arrive? And what difference would they make? When my Vietnam trip approached, I asked PEN to mediate on my behalf. Who knew, I might be able to visit a writer in prison.

The Vietnamese government, I read, have been increasing pressure on dissidents in recent years. In September 2012 three critics disappeared for a total of 26 years behind bars, in January another fourteen were incarcerated – bloggers especially took the rap. A third of Vietnam is online and that number is rapidly growing. But the government is at a loss when it comes to dealing with this expanding public forum: political taboos are more openly discussed now than they used to, and nowhere can this be seen as clearly as on Facebook. Bloggers – forming the communist country’s only independent press – write about police corruption, land conflicts and China’s expansionism. So far, the power of the Communist Party seems immune to their criticism: Vietnam has no organized internal opposition. But the government is rather safe than sorry. They block Facebook, sabotage websites with spywpare and plant cyber cops on discussion forums. If a blogger is not caught, he is pulled from his motorcycle, followed, interrogated, beaten.

Shortly before my departure I received a message from a Vietnamese poet in exile, also an honorary member of PEN, who had managed to make contact with a variety of dissidents. I recorded my encounters with them, which have been published in the Dutch national newspaper Volkskrant and on Dutch public radio (VPRO, Bureau Buitenland).

Here I want to talk about two things in those reports that I wasn’t able to cover. First, the face of each writer lit up when I mentioned the name ‘PEN’. Certainly they knew that organization! The idea that you were not forgotten, one of them said, was so encouraging.

Secondly, let me tell you about poet / writer Nguyen Xuan Nghia – I got to talk to his son. (We chatted in a coffee shop in Hanoi’s old town, overlooking Hoan Kiem Lake. Here, in the morning, Vietnamese do gymnastics on the banks, in the evening they walk arm in arm under the weeping willows and tamarinds. Scooters, with their deafening crackle, can be heard in the distance.)

Thuy (25) was a gentle boy with a cross around his neck, he had recently converted to Christianity. He spoke broken English, and told me about his peers. “They think only of money,” he complained. “They believe that political prisoners undermine the state. I never say that my father is against the government: I say he advocates freedom. But most do not even know the difference between party, government and parliament. ”

Nguyen Xuan Nghia wanted democracy for Vietnam but it caused him many problems. In 2003 he lost his job as a journalist for the state media: his pieces were too critical. He kept going to demonstrations and advocated a manifesto for a multi-party state – controversial actions. On 11 September 2008, just after midnight, the police grabbed him from his bed and threw him in prison, where he had to wait more than a year for his trial. His eventual trial lasted only a few hours. 57 of his poems, short stories and articles served as evidence that Nguyen Xuan had offended the Communist Party and he was sentenced to six years in prison and three years of house arrest.

“My father is not doing well,” said Thuy. The poet suffers from various ailments that are poorly treated in the prison clinic. At night he lies awake in pain, in a cell he shares with twenty others. They sleep on the floor and use one single toilet. During the day they work on bamboo handicrafts and Nguyen Xuan teaches his cellmates English. They cook two meals a day, but supplies are expensive and of poor quality.

Yet apparently this prison, in Nghe An province, is much better than the previous one, where smoke billowed from a nearby brick factory and affected his lungs. The regime there was much more severe – a critical remark was punished with six months of solitary confinement, later followed by another three. In a cell of seven square meters, without light, and only a small hole for ventilation, he considered suicide more than once.

In Nghe An, he may again receive visitors, for an hour each month. Thuy’s mother makes the two day journey to the North Eastern province of Hai Phong, on the border with Laos, to see her husband. She takes food, drinks and books – which are allowed, as long as they are not about politics. The conversations are difficult, said Thuy, there is always a guard watching. But his father recently told them that in his mind, a book is forming. It is about his captivity and if he is released, in September 2014, he vows to put pen to paper.

Until that time, his son said he is reassured by interest from abroad. The poet may send or receive mail, but if you send a card to his wife, then she can bring him more indepth greetings. PEN International has the address – like that of many people in similar situations.

Afterword (april 24, 2013): recently, security police visited Thuy’s work. Under their pressure, his employer fired Thuy, who is now jobless. Thuy stresses that the security service had no reason to harass him.

(This piece was commissioned by the VvL.nu, the magazine of the Dutch Association of Writers. See also PEN Netherlands, March 29, 2013)

Maartje Duin






No comments:

Post a Comment

View My Stats