Tuesday 30 April 2013

NHỮNG NÉN HƯƠNG LÒNG (Govapha - Dân Luận)




Govapha  (Thành viên Diễn Đàn Dân Luận)

Thứ Ba, 30/04/2013

Ngày 30 tháng 04 là những ngày nghỉ lễ khỏi phải đi cày, thấy phần nhiều ai cũng thích, có dịp vui chơi đó mà. Tôi không biết tôi nên đứng đâu trước hàng rào "có triệu người vui có triệu người buồn" của ngày 30/04 lịch sử mỗi năm.

Biểu tượng chiến thắng là hy vọng, đừng tự lừa dối nữa. Cơn ác mộng dai dẳng đã bắt đầu từ ngày đất nước được hòa bình, luôn phải đối mặt với sự xấu xa đen tối bao quanh. Kẻ thắng cuộc lạc quan chiếm ưu thế khi phân chia buồn vui, nhưng sự thật đã chứng minh. Từ ngày Mr. Ho đem Chủ nghĩa Cộng Sản ngoại lai về, thì đất nước dân tộc Việt đã tiềm ẩn chung một tai ương để đến tận ngày hôm nay, gánh chịu trên đầu gãy cổ oằn lưng một chữ BUỒN to tổ bố. Thành phần nào đã vui trên trang lịch sử chảy máu huynh đệ tương tàn này, khi đất nước dân tộc bị nhiễm độc từ con vi trùng đỏ? Giấc mơ về một đất nước giàu dân mạnh chỉ là giấc mơ. Trái tim tôi từng đau nhói khi lần đầu đọc thấy hai câu thơ của ông Bùi Minh Quốc "Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa. Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi". Tôi nhìn lại quá khứ tự hào thắng cuộc giống như một vực thẳm, và mỗi người dân với đôi chân gần bên mép vực. Chế độ độc tài, những người độc tài chỉ vì từ tham vọng quyền lực, tham lam quyền lợi đã phá vỡ mọi thứ. Tôi học được gì từ mái trường đỏ nơi lập lờ đánh lận con đen chữ nghĩa dối trá cần được tung hô, cần nhìn nhận lũ độc tài các ông như những vị anh hùng, phải biết ơn đến một chế độ bạo lực du côn. Lũ độc tài các ông rất muốn biến chúng tôi thành những con vẹt, tệ hơn là những con robot.

Tôi đã lớn lên trong sự hoang mang dưới một hệ thống tuyên truyền đáng sợ, khả năng nhận thức mơ hồ chen lẫn cảm giác mâu thuẫn giữa thật giả đúng sai, giữa phe ta phe địch khi tiếp cận với những trang lịch sử nước nhà. Càng hiểu ra thêm đau lòng, có chế độ nào lại nhồi nhét vào đầu óc đứa trẻ những câu thơ kinh dị như "Thương cha thương mẹ thương chồng. Thương mình thương một thương Ông (Stalin) thương mười (đù má, ông cái con cặc)" hoặc như là "Thương biết mấy tiếng đầu lòng con gọi. Tôn quý vô cùng: ba chữ Xít-Ta-Lin". Có đứa trẻ Việt nào mà tiếng đầu lòng không là ba ba cha cha má má ma ma, điều bất khả xâm phạm này mà lũ nó cũng muốn cướp đoạt (đù má, Xit Ta Lin cái con cặc). Nâng cu nâng dái gì thì kệ mẹ quyền tự do cá nhân, nhưng tự sướng trong phòng riêng thì không nói. Đằng này được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học mới tởm làm sao. Nói tới người đã khuất mà nói nặng quá cũng không hay chứ nói thiệt lòng là tôi chỉ muốn phun một bãi nước bọt. Bản thân tôi khi tìm lại trang lịch sử máu này, và ngẫm nghĩ về hiện tại. Thưa lũ độc tài các ông, hiểu thế nào là "Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi, quay mặt vào đâu" tôi đã mửa không ghìm được, mửa thốc mửa tháo, trái tim co thắt oặn đau từng cơn.

Bản thân tôi cần nghiêng về người lính bên nào, hỡi các anh lính VNCH, hỡi các anh giải phóng quân? Nếu tôi nói tôi ủng hộ cả hai thì hóa ra tôi muốn hai anh đánh nhau nhừ tử hả. Điều gì riêng điều nào chung? Tôi đau lòng khi nhìn thấy hình ảnh biến cố tang thương mất mát đau đớn từ những người thua cuộc, khi những người lính VNCH ngã xuống. Tôi cũng đau lòng khi nhìn thấy hình ảnh những người lính giải phóng quân nằm chết như rạ trên con đường Nam Tiến. Những người lính cả hai bên, những cái chết rất trẻ. Ngày 30/04/75 khi xe tăng ủi sập cổng Dinh Độc Lập, cũng là ngày hai chữ Tự Do bị thiêu chết trên giàn lửa đỏ. Tôi yêu thương người dân miền Bắc, vì tôi hiểu ra họ chịu đựng khổ sở lâu dài hơn cả người dân miền Nam từ chủ nghĩa cộng sản chết tiệt. Tự hào thắng cuộc đi hỡi lũ nói dối, lũ độc tài các ông không bao giờ có thể trả hết nợ hay bù đắp được trước những vành khăn tang trắng trên đầu những người dân cả hai miền khi đã mất đi người thân vĩnh viễn bởi mưu đồ chính trị bẩn thỉu do các ông khởi xướng.

Ngày 30/04/75 khi xe tăng ủi sập cổng Dinh Độc Lập, cũng là ngày hai chữ Tự Do bị thiêu chết trên giàn lửa đỏ.

Thế hệ Ông Bà hai bên Nội Ngoại của tôi, thế hệ Cha Mẹ tôi và đến thế hệ tôi. Chúng tôi chỉ là những người dân bình thường, cần cù làm ăn, tiện tặn tích lũy chút của cải. Hiểu biết về lịch sử, kinh tế, văn học, khoa học rất là khiêm tốn. Nghĩ về chiến tranh không có học thuyết này học thuyết nọ, không có hô hào thắng làm vua thua làm giặc, chỉ có tình yêu thương giữa người và người. Tôi nghe Ông kể, trong thời buổi giao tranh, mỗi khi nhà nào có con chết trận (có nhà mất một hơi mấy đứa con) thì cả xóm đều u buồn mặc niệm, một cái tang chung. Ông tôi nói "thằng Tí, thằng Thìn, thằng Sửu... ông đã nhìn thấy chúng lớn lên. Chúng nó như con cháu của ông." Bà tôi vẫn nghẹn ngào khi hồi tưởng lại "Chúng chết trẻ quá, thương lắm." Có những người cha đau khổ cúi đầu lặng lẽ bên quan tài đứa con trai chết trận, không một lời nói về chiến tranh. Có những người mẹ, người vợ đau khổ xỉu lên xỉu xuống nằm lịm mê man trên giường, cũng không một lời nói về chiến tranh. Những người láng giềng lâm râm cầu nguyện cho người chết, cũng không một lời nói về chiến tranh. Họ dâng hiến những đứa con khi đất nước cần, những người trai trẻ lên đường theo tiếng nước gọi. Bài ca yêu thương đất nước dân tộc là bài ca được cất cao tiếng hát cội nguồn tự nhiên, từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc. Duy trì lời ca yêu thương để chiến thắng bóng tối.

Tôi ghét chủ nghĩa cộng sản, tôi bất mãn chế độ độc tài, nhưng tôi tin vào lý tưởng chính nghĩa của những người lính không phân biệt lính Nam hay lính Bắc, kệ mẹ bọn chóp bu chính trị bẩn thỉu. Máu của những người lính cả hai bên chiến hào sáng ngời sự hy sinh, đó là chân lý. Hai chữ hy sinh của các anh trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn, tôi không đặt nó trong từ điển một mất một còn của chiến tranh, thắng hay thua của người lính. Tôi xin được đặt nó trong từ điển yêu thương ở một nơi trân trọng nhất. Trái tim tôi xin được thắp lên những nén hương lòng tưởng nhớ tới những người lính đã chết và xin hãy ghi nhận lòng biết ơn của tôi. Các anh để lại những bài học đầy nước mắt và máu để cho thế hệ đi sau, trong đó có tôi qua đó nhìn nhận thật rõ hơn bộ mặt bịp bợm xảo trá ác độc của một chế độ độc tài cs đáng sợ đáng ghê tởm như thế nào. Thế hệ tôi, thế hệ sau tôi khó yên thân với nước Việt buồn hôm nay, nỗi buồn có thể kéo dài rất lâu. Nhưng tôi tin rằng, chỉ khi nào chế độ độc tài chiến thắng lần nữa mới mong tước bỏ hết mọi nhân quyền của người dân. Ngược lại, cần được thay đổi hoặc chấm dứt.

Không có chế độ nào tồn tại vĩnh viễn, chỉ có hình ảnh những người lính là sống mãi trong sự yêu thương, và lòng biết ơn. Lòng biết ơn là nền tảng tự hào của những thế hệ đi sau. Máu xương của các anh là cầu nối với đất nước này, với dân tộc này. Không có thắng cuộc hay thua cuộc, cho người chết đã yên nghỉ, cho người sống chưa yên nghỉ. Chúng ta đều là con của mẹ Việt Nam.

Mẹ Việt Nam đã, đang khóc. Cái giá Tự Do đắt quá mẹ ơi!



No comments:

Post a Comment

View My Stats