Wednesday 3 April 2013

TÔI ĐỌC NƯỚC MẮT CỦA RỪNG của AMAI B'LAN (Nguyễn Văn Lục)




12:54:am 03/04/13

Hình bìa tác phẩm “Nước mắt của rừng” :

Có lẽ cuốn sách đầu tiên viết về người Tây Nguyên là cuốn của linh mục truyền giáo Pierre Dourisbourg, thường được gọi là cố An. Ông sinh ngày 19 tháng năm 1825, tại Briscans, miền Tây Nam nước Pháp, gần biên giới Tây Ban Nha.

Ông đã tình nguyện gia nhập Hội Truyền giáo Ba Lê và được phái vào hoạt động trong Địa phận Đàng Trong, tức Trung bộ Việt Nam để xây dựng một cơ sở truyền giáo nơi các dân tộc Thượng Du. Trong số các vị thừa sai cùng với cha Pierre Dourisbourg, đã không người nào sống sót quá 10 năm nơi những miền đất rừng thiêng nước độc chịu đựng mọi hiểm nguy như: thú dữ, bệnh tật, khó nghèo này. Vậy mà cha P. Durisbourg đã đứng vững được trong suốt 35 năm. Sau đó cha mang bệnh như sốt rét rừng, kiết lỵ và có thể nhiều tật bệnh khác do nước độc ảnh hưởng tới gan ruột nên chữa không khỏi phải về Pháp. Và khi tầu cập bến cảng Marseille được ít hôm thì cha qua đời ở tuổi 65.

Vào năm 1929, tức 39 năm sau ngày cha qua đời. Hội thừa sai Ba Lê mới cho ấn hành cuốn Hồi ký của cha mang tên: Les sauvages Banhars.

Cuốn hồi ký này sau đó đã được dịch sang Tiếng Việt với nhan đề: Dân Làng Hồ, nắm 1972. Tôi đã đọc xong cuốn Hồi ký này và phải thú nhận không khỏi xúc động về sự hy sinh vô bờ bến của các thừa sai đầu tiên đến Tây Nguyên..

Cuốn sách này chẳng những có giá trị tài liệu có một không hai về tập tục, tín ngưỡng về bệnh tật, về các thần linh, về con người, về sinh hoạt làm ăn của dân Tây Nguyên.

Nó còn giúp những người trí thức có thói quen xếp hàng chế độ thuộc địa đến Việt Nam song song với sự truyền giáo đạo Thiên Chúa Giáo ..Nó cho thấy rắng những vị truyền giáo này đến Tây Nguyên không phải với cái tâm địa xâm chiếm và vụ lợi. phục vụ cho chế độ thực dân Pháp vốn đến sau họ hơn hai thế kỷ..

Tôi ước mong cuốn sách này được in lại một cách đẹp đẽ và được phổ biến rộng rãi mà tôi xin trách nhiệm edited lại nó trong một văn phong dễ hiểu hơn và truyền cảm hơn sau hàng gần thế kỷ bị bỏ quên! Ước vọng này được gửi đến bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này!!

Khi tôi viết những dòng này thì không hiểu Amai B’ Lan, tác giả Nước Mắt của rừng đã có cơ hội được đọc cuốn này chưa ? Nếu chưa thì xin liên lạc với anh Tưởng Năng Tiến để tôi gửi một bản photocopy biếu một tài liệu hiếm và quý giá này..

Cuốn sách thứ hai mới hơn- Có nhan đề Miền đất huyền ảo của cha Jacques Dournes - Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương- Populations montagnardes du Sud- 1950, do nhà văn bất đồng chính kiến Nguyên Ngọc dịch..Cuốn sách này chắc có thể kiếm được không mấy khó khăn ở Sài Gòn, nếu muốn. Cũng xin có lời trân trọng gửi đến nhà văn Nguyên Ngọc mà đôi lần tôi được dịp nói chuyện với ông.

Tất cả hai cuốn trên về giá trị tài liệu sống thực- tài liệu đầu nguồn- về con người Tây Nguyên thật vô giá!! Mà tôi nghĩ bất cứ ai cũng nên tìm đọc để hiểu rõ những người anh em thiểu số mà theo tác giả Amai B’Lan thì hiện nay họ đang bị hủy hoại bởi những tham vọng du lịch sinh thái làm biến chất họ..

Thật đau xót cho họ và vì thế mới có: Nước mắt của rừng.

Nếu các vị thừa sai thống hiểu được những nỗi khốn cùng của người dân Tây Nguyên thì nay Ami B’Lan hiểu được nỗi khốn khổ biến chất của họ,.

Phần tài liệu thứ ba đã được tiểu thuyết hóa qua nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mà rất nhiều truyện tôi đánh giá là về giá trị hư cấu là tuyệt vời như trong các truyện ngắn như: Những Ngọn gió Hua Tát, Truyện tình kể trong đêm mưa. Trong câu truyện này của Nguyễn Huy Thiệp- do làm giáo viên trên chợ Muong La..Đọc truyện này về sự trả thù của người dân miền Sơn cước, tôi không biết có chuyện nào hay hơn được thế không?

Về các chuyện của NHT, độc giả có thể tìm đọc trong các tuyển tập: Truyện ngắn NHT, Tác phẩm và dư luận..vv..

Khi nghe anh Tưởng Năng Tiến và Phan Ni Tấn giới thiệu Nước Mắt của Rừng thì dù lúc đó chưa có tác phẩm trong tay, tôi đã vội mừng, vì tôi nghĩ, nó đã đáp ứng một số điều suy nghĩ của tôi bấy lâu nay.

Tôi đã có cơ hội đọc hai tác giả ở trên, nhưng chưa bao giờ được có cơ hội sống giữa núi rừng cao nguyên- để có một kinh nghiệm hiện sinh- về những người anh em thiểu số. Tôi vẫn thích câu nói: Hãy cầm lấy mà đọc vả tự mình đánh giá cuốn sách mỏng- không thể gọi là chuyện- của một tấm lòng của một cháu gái 18 tuổi- nhẹ nhàng và dàn trải tâm sự trong nỗi bất lực- muốn đánh thức lương tâm con người thời đại.

Tôi nhắc cháu gái là Jacques Dournes không phải là vị thừa sai đầu tiên đến Tây Nguyên. (Trang 93 trong sách Nước Mắt cùa rừng). Người đầu tiên được phái đến truyển giáo cho các dân tộc Ba-na là các cha Combes và cha Fontaine và Pierre Bourisboure. Đặc biệt có thày Sáu Do, người Việt Nam..Trong chương I có ghi như sau: Những toan tính đầu tiên để thiết lập cơ sở truyền giáo nơi các dân tộc Thượng. Cuộc hành trình khảo sát của thầy Sáu Do.
Les sauvages Bahnars, Dân Làng Hồ, tác giả, LM Pierre Dousiboure, trang 5.

Trong khi đó cách viết của Jacques Dourmes sau này mang đậm nét nghiên cứu, suy luận, phóng chiếu vào nếp sống Tây Nguyên để định chế và hệ thộng hóa các xã hội nguyên sơ như trong các nghiên cứu tiếp theo sau này như: Tôn gíao của người miền núi vùng Đồng Nai Thượng hay Rừng, đàn bà, điên loạn, hành trình qua miền mơ tưởng Gia Rai.

Có thể nói Jacques Dourmes mang tính cách học giả hơn là một nhà truyền giáo.

Tôi đọc xong Nước Mắt của Rừng trong một chuyến đi ngắn ngày bên Hoa Thịnh Đốn và nhận một thùng sách nhỏ cũng tại nơi đấy.

Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ. Và như tác giả viết trong phần kết luận: Tôi thấy mình đang trôi đi trên một dòng sông, hai bên bờ, người Jrai mỉm cười vẫy tay chào.

Và một lời chót, tôi cũng muốn đóng góp một cách khác người trong chuyện ngắn mang vóc dáng Tây Nguyên trong câu chuyện Dì Xinh. Ai thích thì tìm đọc.

© Đàn Chim Việt



No comments:

Post a Comment

View My Stats