Chính phủ cho rằng cần xác định
quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập
hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền
biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý
(*).
Chính vì thế Chúng Ta
hãy đồng lòng:
1. Công khai gặp nhau nơi công cộng
để trao đổi, trình bày ý kiến của mình về Hiến pháp cho một nước Việt Nam Dân
Chủ.
2. Công khai bày tỏ chính kiến của
mình về nội dung của Hiến pháp trên mọi diễn đàn điện tử bằng những bài viết,
phát biểu tại những nơi công cộng bằng những bảng cầm tay, hàng chữ trên áo...
Đó là quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý Hiến pháp mà chính phủ đã
đề cập.
3. Công khai xuống đường phổ biến
những tài liệu góp ý tích cực và xây dựng về nội dung Hiến pháp để đồng bào
chúng ta có những góc nhìn đa dạng, nhằm có một quyết định sáng suốt và độc lập
đối với Hiến pháp của quốc gia.
4. Từ chối, bất hợp tác mọi hành vi
cưỡng ép ký nhận những văn bản liên quan đến Hiến pháp mà chúng ta không đồng ý
và xem đó là những vi phạm tư cách chủ thể về quyền lập hiến của người dân.
5. Công bố cho dư luận và chính phủ
biết rõ mọi đe dọa, sách nhiễu đối với cá nhân và gia đình trong tiến trình thể
hiện quyền lập hiến của mình.
Đối với chính phủ, chúng tôi, với
nghĩa vụ đóng thuế để chính phủ có thể hoạt động và vận hành những sinh hoạt
của quốc gia, trong vai trò của những người làm chủ đất nước và chủ thể của
quyền lập hiến, yêu cầu chính phủ:
1. Đăng tải mọi ý kiến độc lập của
cá nhân, tập hợp quần chúng về Hiến Pháp - điển hình là Lời Tuyên Bố của
các Công Dân Tự Do, Thư của Hội đồng
Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và
góp ý sửa đổi Hiến pháp, Kiến Nghị 72 về
Sửa đổi Hiến pháp trên các kênh thông tin được vận hành bởi tiền
thuế của nhân dân.
2. Thành lập một ủy ban độc lập để
soạn thảo Hiến pháp và thu nhận ý kiến của nhân dân. Tính độc lập được thể hiện
bằng việc bao gồm nhiều thành phần quần chúng trong ủy ban và không có quá bán
đảng viên của đảng cộng sản là thành viên của ủy ban.
3. Chấm dứt việc đến từng nhà dân
ép ký tên vào kiến nghị trong đó chỉ có hai lựa chọn là đồng ý hoàn toàn và
đồng ý kèm góp ý.
4. Ra văn bản nghiêm cấm và nghiêm
trị mọi phát biểu, hành vi đe dọa nhân dân khi thể hiện ý kiến độc lập của mình
về Hiến pháp.
5. Tổ chức Trưng Cầu Dân Ý với sự
giám sát của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên, để có thể đảm bảo
tính trung thực và khách quan của cuộc Trưng Cầu Dân Ý.
__________________________________
Ghi chú: (*) http://phapluattp.vn/20130411122324936p0c1013/chinh-phu-kien-nghi-quyen-lap-hien-thuoc-ve-nhan-dan.htm
Xin các bạn góp tay đăng tải và
phổ biến lời kêu gọi này của các Công Dân Tự Do.
Nguồn ảnh: FB Hành Nhân
No comments:
Post a Comment