Wednesday, 3 April 2013

NGÀY XỬ THỨ 2: VỠ TRẬN - PHIÊN TÒA BỊ DỪNG ĐỘT NGỘT (Nguyễn Xuân Diện-Blog)




Thứ tư, ngày 03 tháng tư năm 2013

LS Trần Đình Triển (Nguyễn Xuân Diện-Blog)
Thứ tư, ngày 03 tháng tư năm 2013

Hôm nay, vẫn tiếp tục giai đoạn thẩm vấn, buổi sáng Tòa tiếp tục thẩm vấn với “cái gọi là người bị hại” và những người cũng có thể tạm gọi là “”người làm chứng”. Nội dung cơ bản chưa cần xác định theo cáo trạng đúng hay sai về người bị hại và người làm chứng nhưng nóng lên tại phiên tòa chính là Hội đồng xét xử và Viện Kiểm sát hỏi theo hướng buộc tội hoặc mang tính chất để buộc tội. Đến phần luật sư thẩm vấn thì đa số bị Chủ tọa phiên tòa dùng quyền uy để cắt hoặc dừng câu hỏi của luật sư; tạo nên không khí căng thẳng tại phiên tòa không đáng có.

Điều đáng bàn nhất lời khai của những người “ bị hại” và của nhân chứng là mâu thuẫn nhau, “ tát” vào miệng nhau tại phiên tòa với những nội dung chủ yếu là: Có trang bị vũ khí hay không? Có bắn trước hay bắn sau? Vết đạn trên tường, áo giáp, mũ bảo vệ,…Việc thi hành có đúng pháp luật hay không? Đi vào nhà người khác không được đồng tình của chủ nhà…khi kíp nổ là sự cảnh báo nhằm ngăn chặn sự cưỡng chế và xâm phạm vào nhà ở trái pháp luật của anh Đoàn Văn Qúy nhưng lực lượng cưỡng chế vẫn tiếp tục xông vào?...

Hội trường nóng lên khi luật sư Trần Đình Triển hỏi ông Lê Văn Mải ( nguyên Trưởng công an, thủ trưởng cơ quan điều tra huyện Tiên Lãng) thì ông Lê Văn Mải lấy lý do không đủ sức khỏe để trả lời và từ chối trả lời câu hỏi của luật sư Trần Đình Triển. Trước tình cảnh đó, luật sư Triển đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) nếu ông Mải không trả lời luật sư thì luật sư có quyền đề nghị HĐXX xét hỏi ông Mải về những câu hỏi mà luật sư nêu ra để buộc ông Mải phải trả lời. Sự căng thẳng giữa luật sư và Chủ tọa phiên tòa đã diễn ra: Chủ tọa thì cho rằng quyền của chủ tọa có quyền cắt hoặc dừng theo quyền của chủ tọa. LS Triển thì cho rằng: “ Chủ tọa có quyền nhưng phải trên cơ sở pháp luật được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và nghị quyết số 49 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp, đề nghị Hội đồng nếu ông Mải không đủ sức khỏe để trả lời luật sư thì tạm dừng phiên tòa, khi nào ông Mải đủ sức khỏe để trả lời thì tiếp tục xét hỏi ông Mải”.

Tình huống đó và cũng gần hết giờ làm việc buổi sáng nên Chủ tọa phiên tòa tuyên bố tạm dừng phiên tòa buổi sáng, buổi chiều nếu ông Mải có đủ sức khỏe thì LS Triển tiếp tục phỏng vấn.

Buổi chiều phiên tòa được khai mạc tiếp vào 14h.
LS Triển hỏi ông Mải: “ Với tư cách ông tham gia cấp Uỷ của Huyện, Trưởng công an kiêm TThủ trưởng cơ quan điều tra của công an huyện Tiên Lãng thì ông có biết quyết định hành chính của huyện Tiên Lãng đã bị khởi kiện và đã có bản án có hiệu lực của tòa án thì việc thi hành cưỡng chế đó thuộc thẩm quyền của Cơ quan Thi hành án, vậy mà cơ quan hành chính ( UBND Huyện) ra quyết định cưỡng chế là trái pháp luật, với tư cách cơ quan tham mưu ông có ý kiến gì về việc này?”.
Ông Mải trả lời: “ Việc đúng sai là do UBND Huyện, chúng tôi là cơ quan chấp hành nên ra lệnh thì chúng tôi làm”.

Nhiều câu hỏi khác của LS Triển đưa ra như: Nhà anh Qúy không thuộc diện cưỡng chế, không được phép của gia đình thì ai cho phép đoàn cưỡng chế xông vào nhà người ta ?, các vết đạn trên tường nhà anh Qúy do ai bắn? Tại sao khi kíp mìn nổ chưa gây hậu quả gì mà ông chỉ đạo tiếp tục xông vào nhà anh Qúy để hậu quả xảy ra vụ án này?
Ông Mải đều trả lời: Tôi không trả lời LS hoặc viện giải với những lý do khác không thể chấp nhận được.

Buổi chiều chỉ tiến hành khoảng 30 phút chủ yếu dành cho LS Triển hỏi ông Mải. Sau đó, chủ tọa phiên tòa tuyên bố tạm dừng phiên tòa tại đây. Ngày mai 8h tòa tiếp tục làm việc.

Nguồn: FB Trần Đình Triển.

-----------------------------------


Không ai nhận đã nổ súng trước trong vụ Đoàn Văn Vươn

Em ông Vươn khai thấy lực lượng cưỡng chế cầm súng, sau tiếng đạn vang lên mới bắn chống đối. Phía công an phủ nhận, nói chỉ nổ súng thị uy khi bị nã đạn trước. Chiều 3/4, chủ tọa bất ngờ tuyên tạm dừng phiên xử.


Sáng 3/4, TAND Hải Phòng bắt đầu ngày thứ hai của phiên xử với phần trả lời thẩm vấn của bị cáo Đoàn Văn Quý (em trai của ông Vươn). Bị cáo 47 tuổi cho biết làm việc cùng anh trai tại khu đầm từ tháng 10/1993. Cuộc sống của hai gia đình chủ yếu dựa vào nuôi tôm cá trong đầm. Hai anh em "mất bao xương máu" để gây dựng cơ nghiệp nên khi biết bị cưỡng chế thu hồi đất, sợ "sẽ mất trắng" nên chuẩn bị mọi thứ để bảo vệ.
Do vậy, ông Quý cho rằng việc bắn súng vào đoàn cưỡng chế là phản ứng tự nhiên. "Lúc đó, bị cáo thấy họ đông, nhiều người mặc áo giáp, mang theo vũ khí. Bị cáo chỉ bóp cò khi nghe thấy tiếng súng của lực lượng cưỡng chế", ông Quý khai.
Ông Quý cũng thừa nhận ngoài việc nổ súng còn đè các bao đá lên hai bình gas để khi kích nổ bình gas có thể gây sát thương cho người khác.

Theo cáo buộc của VKS, trong các cuộc họp gia đình, ông Quý đã đề xuất bắn vào đoàn cưỡng chế. Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 công an và bộ đội tham gia việc thu hồi đất của ông Vươn, ông Quý đã kích nổ bình gas nhưng bình không phát nổ. Người em của ông Vươn sau đó vào nhà cầm súng bắn nhiều phát làm một số người bị thương.

Trước khi HĐXX chuyển sang xét hỏi 7 bị hại, bị cáo Phạm Thị Báu đề nghị được nghe lại một số lời khai tại cơ quan điều tra có sự chứng kiến của luật sư. Tuy nhiên, chủ tọa thông báo bị cáo đã có lời khai tại phiên xử, không cần thiết phải công bố.

Trong 7 người bị thương, 5 người có mặt tại phiên xử sáng 3/4. Là người dẫn đầu tổ công tác số 3 tiến sát khu vực cưỡng chế, ông Vũ Anh Tuấn (Công an huyện Tiên Lãng) cho biết: “Do gia đình anh Vươn rút cầu tre, chúng tôi phải đi theo con đường độc đạo bằng bê tông để vào”.
Ông Tuấn phủ nhận lời khai ông Quý về việc thấy nhiều người trong đoàn cưỡng chế mặc áo giáp, mang theo súng. Bị thương nặng nhất với 23 vết đạn trên cơ thể, ông Tuấn cho biết khi tiến vào khu đầm, các trinh sát chỉ mang công cụ hỗ trợ, dùng loa kêu gọi gia đình ông Vươn mở cổng.
Theo trình bày của ông Tuấn, tới sát hàng rào thứ nhất cách nhà ông Quý chừng 40 m, ông thấy một bình gas bay lên cao khoảng 7m. Khi bình rơi xuống song không phát nổ, thấy nhà của ông Quý đóng cửa, ông Tuấn vừa tiếp cận khu cưỡng chế, vừa cầm loa kêu gọi.
“Lúc này, hai người bên quân đội mới được phân công mặc áo giáp để rà phá mìn”, ông Tuấn nói và khẳng định trong tổ công tác số 3 không ai bắn súng vào nhà ông Quý.
“Tôi thấy rất rõ Quý mở cửa sổ và nổ súng. Tôi bị thương và được anh em đưa đi vài mét thì nghe tiếp có 2-3 tiếng nổ”, viên cảnh sát trình bày.
Dù còn 20 mảnh đạn chì trong người, tổn hại sức khỏe 25% nhưng ông Tuấn không yêu cầu bồi thường thiệt hại. "Tôi cho rằng các bị cáo làm vậy là do ức chế khi bị thu hồi đất, mong quý tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho họ”, ông Tuấn nói.

Cảnh sát trẻ Đỗ Xuân Trường, thương tổn 35% sức khỏe, vẫn còn mảnh chì găm trong hốc mắt và nhiều nơi khác trên cơ thể cũng không yêu cầu các bị cáo bồi thường.

Là tổ trưởng tổ công tác số 3, bị hại Lê Văn Mải (lúc đó là Trưởng Công an huyện Tiên Lãng) cho biết trước khi xảy ra vụ việc đã cử cán bộ đến thuyết phục bị cáo Vươn tạo điều kiện cho việc thu hồi đất song không được chấp nhận.
Ông Mải khai thực hiện theo kế hoạch vạch ra từ 3 ngày trước, tổ công tác chủ yếu thuyết phục động viên ông Vươn chứ không chủ trương sử dụng các biện pháp mạnh. "Chỉ có 2 cán bộ quân sự mặc áo giáp, một cán bộ hình sự của huyện được giao khẩu súng K54, số cán bộ còn lại cầm dùi cui và loa", ông Mải nói.
Cũng như ông Tuấn, ông Mải khẳng định không ra lệnh và người của tổ công tác cũng không nổ súng trước. Ông giải thích sau khi sự việc xảy ra một số công an của thành phố mặc áo giáp cầm súng AK tiến vào khu vực cưỡng chế, do vậy nhiều người nhầm lực lượng này với cán bộ của tổ công tác số 3.


Cuối phiên xử sáng nay, nhân chứng Vũ Văn Thủy (cảnh sát hình sự) cho biết ông là thành viên tổ công tác số 3. Thấy đồng đội Tuấn bị ông Quý thương ở vùng cổ, mặt bê bết máu, ông rút súng bắn chỉ thiên một phát.

Trước câu hỏi của luật sư Trần Đình Triển (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu): "Các vết đạn trên tường nhà Quý do đâu có?", nhân chứng này từ chối trả lời.

Đầu giờ của phiên buổi chiều, trả lời câu hỏi: "Ai là người ra lệnh nổ súng?", ông Mải đáp: "Tôi không ra lệnh". Người từng đứng đầu công an huyện Tiên Lãng này cho hay, do bị thương ông được đưa ra ngoài cấp cứu nên không biết diễn biến sau đó.

Sau khi dành thời gian cho luật sư thẩm vấn các bị hại, phiên xử vẫn chưa làm rõ ai là người nổ súng trước, ai là người ra lệnh bắn. Bản cáo trạng buộc tội cũng không nêu ý nào về việc đoàn cưỡng chế đã nổ súng.
Gần 15h, chủ tọa Phạm Đức Tuyên bất ngờ thông báo kết thúc phần xét hỏi.
8h ngày mai, tòa tiếp tục.

Nhóm phóng viên
Nguồn: VNE.

1 nhận xét:
XEM VIDEO CÔNG AN BẠO LƯC TẤN CÔNG 21:35 Ngày 03 tháng 4 năm 2013
Mời Bà con xem video để biết công an đã tấn công như thế nào? và nay khai trước tòa như thế nào? :

Hình ảnh trực tiếp vụ nổ súng tấn công người thi hành công vụ

---------------------------------

Thứ tư, ngày 03 tháng tư năm 2013

Xin cảm ơn đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã hướng về Hải Phòng, chia sẻ sự quan tâm, đồng cảm yêu thương và ngưỡng mộ đối với gia đình Anh hùng lấn biển Đoàn Văn Vươn và gia đình họ Đoàn qua trang mạng nhỏ bé này, với 89.701 lượt truy cập trong ngày hôm qua - ngày xử đầu tiên của phiên toà sơ thẩm. - riêng bài Tường thuật trực tiếp có 42.582 lượt truy cập, bài Phút giây gặp g ...có 8.171 lượt truy cập.

Vì lý do an ninh, sáng nay, nhóm tác nghiệp phải di chuyển chỗ ở nên việc cập nhật gián đoạn, mong được thông cảm.

Từ sáng sớm, toàn bộ khu vực đường Lê Hồng Phong xung quanh tòa án bị phong tỏa và kiếm soát gắt gao, không ai có thể tiến lại gần khu vực xử án. Hàng quán xung quanh bị dẹp đi ngay trong chiều hôm qua.

Trong các quán cafe, người dân tụ tập từng nhóm bàn tán về vụ án, họ chia sẻ sự cảm thông và xót thương anh Đoàn Văn Vươn và gia đình. Bình luận về gia cảnh ông Vươn, họ đều cho rằng: Đây là con người hiền lành, chất phác và vẫn đang trong quá trình tạo dựng cơ nghiệp mà chưa mua sắm, xây dựng được gì cho cuộc sống tiện nghi của vợ con gia đình.


Chiều qua, ngay sau phiên xử, chúng tôi đã liên lạc với chị Thương, chị Hiền để gặp gỡ và đưa về Tiên Lãng, nhưng chị nói: Các anh đừng gặp, em đang trên đường đi về rồi. An ninh theo đầy đằng sau anh ạ.

Chị Hiền cho biết: Mẹ và chị gái trước đó đã ra về bằng một đường khác. Cả đi và về đều có mật vụ theo sát từng bước. Đêm hôm trước phiên tòa, mặc dù trời sụt sùi mưa lạnh, nhưng quanh vực nơi ở của các chị vẫn có hàng chục an ninh canh gác và theo dõi suốt đêm.

Chị Hiền cho biết, ngày làm việc hôm qua mới thực hiện được việc đọc cáo trạng và xét hỏi sơ bộ. Anh Đoàn Văn Vươn rất bình tĩnh, hiếu luật và hoàn toàn chủ động trong việc trả lời tại tòa.

Về diễn biến trong tòa hôm qua, Luật sư Trần Đình Triển cho biết:

PHẦN 1 :

Sáng nay phiên tòa khai mạc, đúng như dự đoán “Lực lượng công vụ nhiều hơn hàng nghìn lần người tham gia tố tụng, không một người dân nào được tham gia phiên tòa nếu không có giấy mời hoặc triệu tập của Tòa”. Lực lượng triển khai nhiều ngả đường,…dù lý do gì thì cũng đều không hay, bởi lẽ:

Một là: Nếu vì người dân ở nhiều nơi quá bức xúc muốn kéo về đây để phản đối phiên tòa,..thì mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân không được giải quyết, đây là mầm mống của hậu họa và thể hiện sự rơi vãi đâu đó mất niềm tin của dân với chính quyền;…

Hai là: Sợ kẻ địch, kẻ xấu,.. lợi dụng thì cũng không chấp nhận được, vì: nếu ta làm đúng - ta sợ gì ai? “kẻ địch là ai? ai là kẻ địch” thì nói rõ cho dân biết để phòng tránh! “thêm bạn, bớt thù”, tại sao để cho “kẻ địch, kẻ xấu,…” nhiều thế? Nếu họ nói đúng sự thật thì phải khen vì Đảng đã chỉ rõ “Phải nhìn thẳng vào sự thật…” kia mà! Nếu sợ hội chứng thông tin thì phải xử lý mấy “ông râu da trắng” nào đó ở nước ngoài đã phát minh ra Internet,…chứ đâu phải dân ta; “diệt cỏ phải diệt tận gốc” sao lại xử lý mấy người “ấm ớ” sử dụng?!

Các luật sư đến tòa được chăm sóc chu đáo: để xe từ xa đi bộ vào tòa gần nửa km; qua một phòng kiểm tra giấy tờ, sang phòng bên gửi điện thoại (mặc dù cả khu vực tòa đã bị phá sóng); tiếp đến một trạm kiểm tra giấy tờ, trạm cuối cùng là đưa cặp và người qua máy soi rồi mới được vào tòa;…

Nguyên tắc Hiến định: “Xét xử công khai”, mọi công dân đủ năng lực hành vi đều có quyền tham dự phiên tòa đang bị vô hiệu trên thực tế, “nói một đàng, làm một nẻo” thì dân tin sao?

Tòa tạm dừng buổi trưa, ra ngoài đường công cộng, tôi và một số luật sư đang đứng nói chuyện với chị Thương (vợ Anh Vươn) và chị Hiền (vợ anh Quý), bỗng nhiên có một người măc thường phục đeo biển “Ban tổ chức” ra ngăn cản cuộc nói chuyện. Tôi bực mình quá, đành phải thốt lên: "Này Anh! Nên bỏ vào đầu một chút kiến thức; đây là quyền của chúng tôi; anh sai nhưng nếu tôi chống lại thì sẽ bị xử lý về chống người thi hành công vụ như vụ án này đây!” buồn quá!

Ngày hôm nay, nhiều tình tiết tại phiên tòa làm cho anh em luật sư và báo chí tham dự bàng hoàng,..nhưng anh chị em fb cho tôi đi ăn cơm đã, về sẽ viết tiếp phần 2;…

PHẦN 2:

Phần mở đầu phiên tòa: Luật sư Hùng (bào chữa cho anh Vươn) đề nghị thay đổi toàn bộ Hội đồng xét xử với lý do: thẩm quyền điều tra truy tố và xét xử thuộc thẩm quyền của Tòa án Quân sự. Hội đồng xét xử vào nghị án và ra quyết định bác đề nghị của luật sư Hùng với lý do đã được Tòa án Thành phố Hải Phòng và Tòa án Nhân Dân Tối Cao trả lời khiếu nại của luật sư Hùng và khẳng định thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân Dân Thành phố Hải Phòng xét xử.

Đa số các bị cáo đều tố cáo trong giai đoạn điều tra bị đánh đập, bức cung, mớm cung, dụ cung. Có nhiều trường hợp đưa giấy trắng ép bị cáo ký khống vào.

Cả Hội trường giật mình khi anh Đoàn Văn Vệ khai trong quá trình điều tra có một điều tra viên đưa điện thoại cho anh Vệ gọi về cho vợ đã đưa cho điều tra viên hai lần. Một lần 20 triệu và một lần 10 triệu. Điều tra viên hứa sẽ lo cho anh Vệ không có tội; nhưng sau đó không thấy kết quả vì vậy anh Vệ đề nghị thay đổi điều tra viên nhưng không được đáp ứng.

Vài tình tiết như vậy, các anh chị em FB đã đủ no buổi tối chưa? Hehe…

----------------------

Về những người đi dự phiên tòa, thông tin trên nhiều trang mạng cho biết:

Bà Bùi Thị Minh Hằng và anh Nguyễn Chí Đức đã được đưa về Hà Nội vào chiều qua. Riêng ông Trương Văn Dũng (ảnh) bị an ninh phiên tòa đánh đập hết sức dã man, đã phải nhập viện Bệnh viện Hải An. Hiện ông Dũng đang trong tình trạng đau đớn, và trong vòng giám sát chặt chẽ của an ninh Hải Phòng.

Địa chỉ bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa Hải An - 190 Cát Bi, Hải An, Hải Phòng
ĐT: +84 31 3625 363

Về tình trạng sức khỏe và tính mạng ông Trương Văn Dũng, mời chư vị cập nhật tại:Thông tin tiếp theo về tình hình Trương Văn Dũng

Một người dân Tiên Lãng đọc cho chúng tôi nghe bài Vè Tiên Lãng, được dân gian lưu truyền từ tháng 6 năm ngoái:

Mùa này Tiên Lãng lắm rươi
Đồng anh Vươn lắm đười ươi nhảy vào
Cướp ngày trắng trợn vậy sao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi
Tưởng rằng ăn sống nuốt tươi
Bày trò quỉ kế lừa người như ma
Giống gì ăn hiếp người ta
Dễ gì kiếm lợi để mà chia nhau
Tình người chúng nó để đâu
Vào nhà cướp đất họa hầu phi tang
Phủi tay chúng nó nói rằng
Nhân dân Tiên Lãng bất bình một phen
Đồng lòng cùng chống anh Vươn
Mưu mô lắm được nọc lươn khó màng
Dân ta đâu phải mù lòa
Nhân dân là một quan tòa nghiêm minh
Chúng đem đem gậy đập lưng mình
Nhân dân Tiên Lãng bất bằng trỗi lên
Chỉ tay chỉ bọn nắm quyền
Đừng hòng đổi trắng thay đen chừng này
Hoan hô thủ tướng ra tay
Trắng đen phân định việc này nghiêm minh
Dân là dân của nước mình
Việc gì thấu lý đạt tình là xong
Sai đâu xử đấy công bằng
Phen này chúng nó đừng hòng thoát thân


12h25: Chúng tôi bị ngăn cản không thể đến trò chuyện hỏi han chị Thương chị Hiền được. Vậy xin phép ăn trưa tại chỗ ít phút (ăn trưa: Xôi mắm tép).

Ba Sàm:

Bức xúc vì “thủ thuật” tách vụ án của cơ quan tố tụng khi xử gia đình Đoàn Văn Vươn riêng, các quan chức địa phương vi phạm riêng trong một phiên tòa khác, có nghĩa đã có kế hoạch “lờ đi” nguyên nhân gốc rễ, chủ yếu dẫn tới nổ ra vụ án, để từ đó đi tới buộc tội chết cho anh em Đoàn Văn Vươn một cách “dễ dàng”, chúng tôi đã liên lạc với một luật gia theo dõi sát sao vụ án này ngay từ đầu và cả ngày đầu tiên xét xử. Vị luật gia này có một số nhận định sơ bộ như sau, liên quan tới những điều không bình thường, vi phạm trong thủ tục tố tụng:

1- Không đảm bảo xét xử công khai, người nhà gia đình Đoàn Văn Vươn không được tham gia phiên tòa. Như vậy là sai cả Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng Hình sự, quy định mọi người đều có thể tham dự phiên tòa. Nếu đông người thì có thể dùng loa, phát hình.

2- Luật sư Hùng từng yêu cầu chuyển qua tòa quân sự là chính đáng, vì trong vụ này liên quan nhiều quân nhân tham gia và bị thương.

3- Lẽ ra Tòa cần triệu tập các nhân vật liên quan quan trọng trong chính quyền để làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ án này.

4- Đáng tiếc các luật sư cũng không yêu cầu triệu tập các nhân vật nêu trên, trong đó có các chỉ huy quân đội-biên phòng, công an, những người ra lệnh cưỡng chế trong chính quyền Hải Phòng. Đặc biệt Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an là người chỉ đạo, tham gia tiếp viện lực lượng cưỡng chế. Vì có nhiều tình tiết rất phức tạp cần phân tích:

Trước hết, tình tiết khó hiểu là vì sao lực lượng cưỡng chế không tiếp cận khu vực nằm trong lệnh cưỡng chế, là khu đất 19 ha, bằng con đường khác (bằng thuyền, như đại tá Ca đã từng nói), mà lại tiếp cận bằng con đường qua nhà Đoàn Văn Vươn, không nằm trong diện cưỡng chế, trong khi đã biết có kế hoạch chuẩn bị chống lực lượng cưỡng chế ở đây? Phải chăng có một âm mưu quyết đối đầu với gia đình Đoàn Văn Vươn?

Trong vụ án này, qua lời khai tại tòa có tình tiết các bị cáo đã bỏ trốn rồi nhưng lực lượng cưỡng chế vẫn bắn vào. Đại tá Ca còn có lần kể lại, khi đó nhìn thấy bóng một phụ nữ trong khu vực đang bị tấn công. Phải chăng đã có một tội ác nghiêm trọng trong âm mưu giết người, tiêu diệt cả gia đình Đoàn Văn Vươn, những người không còn ý định tấn công nữa?

Ngoài ý kiến của vị luật gia nêu trên, cũng cần xác định chính xác nội dung kết luận của TT Nguyễn Tấn Dũng ngày 10/2/2012 về vụ này. Ông Dũng khẳng định chính quyền địa phương đã sai trong quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế, và việc phá dỡ nhà ông Vươn. Còn hành động tổ chức cưỡng chế một cách sai trái, nguyên nhân gốc rễ, chính yếu dẫn tới việc gia đình Đoàn Văn Vươn đã buộc phải tự vệ chính đáng, chứ không phải “chống người thi hành công vụ”, thì chỉ có nhiều thiếu sót, sai phạm thôi, không hẳn “chính quyền địa phương đã sai hoàn toàn” như trong bài của HSP nêu. (Nguồn: Ba Sàm).

*

12h57: AI Ở GẦN HÃY GIÚP ĐỠ ANH DŨNG, GỌI CHO ANH THEO SỐ 0168 377 2087
Anh Trương Văn Dũng đã bị đưa ra khỏi bệnh viện. Sau một hồi áp giải vòng vo, cướp đoạt điện thoại của anh, mật vụ giả danh côn đồ tà quyền Hải Phòng đã đẩy anh Trương Văn Dũng xuống khu vực cầu vượt Quán Toan, Hải Phòng.

Hiện anh Dũng đang rất đau song vẫn cố gượng đi lại được.
Cô Phạm Thanh Nghiên vừa loan tin khẩn: Nguyễn Hoàng Vi đi thăm tôi,vừa ra cổng đã bị hàng chục công an đưa đi. Công an xông vào của định hành hung tôi. Đây là số phone của Hoàng Vi: 0128 712 3126

Bên trong Tòa: Ngày thứ 2 xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn (3-4), ngoài việc không yêu cầu bồi thường thiệt hại, tổn thất về tinh thần, một số bị hại còn nói: “Các bị cáo vi phạm pháp luật nhưng một phần do bức xúc nên cần xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo”.


15h30: Ông Trương Dũng đã về đến Hà Nội an toàn. Tại BV Hải An - Hải Phòng từ khi nhập viện đến khi ra về: không có bệnh án, không có sổ y bạ, sổ khám bệnh, mỗi cái tờ đơn.


BÊN TRONG TÒA:

Đến 14 giờ 35, sau 20 phút bắt đầu phiên xử buổi chiều, chủ tọa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi và tạm nghỉ phiên tòa.

8 giờ sáng mai (4- 4), tòa sẽ tiếp tục làm việc với phần luận tội, đề nghị mức án của Viện kiểm sát và bước vào phần tranh tụng.

*

Tin về cô Hoàng Vy: đã ra khỏi đồn Công an nhưng có dấu hiệu bị hành hung, rất mệt. CA đã cướp máy ảnh, thánh giá và một số vật dụng khác. Khi bị yêu cầu trả thì họ bảo phải làm đơn, một mặt đe doạ gọi giang hồ đến để xử lý. - FB Lã Việt Dũng.
Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn) và Gió Lang Thang, Hư Vô đang trên taxi ra bến xe Cầu Ráo để về Hà Nội, công an Hải Phòng thuê đầu gấu bám theo xe thực hiện lời đe dọa "cho mày biết giang hồ đất cảng". - FB Anton Le.

18h23: Gió Lang Thang cho biết mọi người đã ở trong bến xe Cầu Rào, chuẩn bị xuất phát về Hà Nội. Lúc này tình hình đã ổn, không thấy có bọn đầu gấu Đất Cảng và An ninh Hải Phòng đeo bám hăm dọa nữa.

*

Ngày xử thứ 2: VỠ TRẬN - DỪNG ĐỘT NGỘT PHIÊN TÒA

Ngày hôm nay, bên trong phiên tòa được những người có mặt mô tả là Vỡ Trận. Hôm nay lời khai của các bên nhiều chỗ không khớp. Ví dụ: Bên nào nổ súng trước, thì:

Ông Mải, Trưởng công an huyện và một số nhân viên khẳng định là hoàn toàn không nổ súng. Nhưng có một nhân viên lại khẳng định là mình có bắn chỉ thiên.

Anh Đoàn Văn Quý khai: Tôi đem bình gas ra, nhưng chưa cho nổ. Bỗng thấy một tiếng súng, thì lúc đó tôt giật mình, khiến súng nổ.

Về việc bồi thường và xin giảm nhẹ cho bị cáo: Nhiều công an huyện đề nghị giảm nhẹ về mặt hình sự cho anh Đoàn Văn Vươn và gia đình. Khi được tòa hỏi vì sao lại xin ân giảm. Công an nói: Vì việc cưỡng chế là sai pháp luật. Và vì người ta bức xúc thôi.

Công an huyện là bị hại trong phiên tòa khẳng định không yêu cầu anh Vươn và gia đình bồi thường cho họ. Tòa và Luật sư hỏi vì sao lại đề nghị không bồi thường. Công anh huyện nói: Vì chúng tôi đi làm nhiệm vụ, mọi vấn đề đã có cơ quan và nhà nước lo cho rồi (Đã có Đảng và Nhà nước lo mà!).

Ngoài ra, chuyện về cái rãnh nước ở lối vào khu nhà anh Quý, cũng gây vỡ trận trong tòa.




No comments:

Post a Comment

View My Stats