BBC
Cập nhật: 03:39 GMT - thứ tư, 24 tháng 4, 2013
Ít nhất 56 tù chính trị đã
được thả ở Miến Điện, các nhà hoạt động nhân quyền cho biết, sau khi
Liên minh châu Âu (EU) quyết định chấm dứt các lệnh cấm vận đối với
quốc gia này hôm 22/4.
Zaw Moe, một
trong những người được thả, nói với BBC Miến ngữ rằng động thái này
có liên quan đến quyết định của EU.
Các phóng viên
theo dõi tình hình Miến Điện cho biết đợt ân xá mới nhất cũng có
thể do nhân dịp năm mới truyền thống của nước này.
Trong một diễn biến khác, chính
quyền Miến Điện cũng loan báo sẽ mở rộng chương trình giảng dạy ngôn
ngữ của các sắc dân thiểu số.
Học sinh dân
tộc thiểu số trên khắp hàng ngàn trường công trên cả nước giờ đây đã
có thể học tiếng mẹ đẻ của họ như ngôn ngữ thứ hai.
Cho đến giờ
các em bị bắt buộc học ngoại ngữ là tiếng Anh bên cạnh Miến ngữ.
Trong nhiều
trường hợp thì việc hạn chế này có nghĩa là các em không thể nói
tiếng mẹ đẻ của mình.
Ở Miến Điện
có khoảng trên 100 ngôn ngữ khác nhau của nhiều cộng đồng sắc tộc
trong đó có các sắc dân Shan, Kachin, Rakhine và Kayin.
Các nhà hoạt
động cho biết nhiều ngôn ngữ trong số này có nguy cơ biến mất.
‘Lý do nhân
đạo’
Các tổ chức
nhân quyền đã hoan nghênh đợt thả tù chính trị mới nhất này.
“Hơn 200 tù chính trị vẫn còn ở
tù,” ông Bo Kyi của tổ chức Hiệp hội giúp đỡ tù chính trị (AAPP)
nói với hãng tin Pháp AFP.
“Tù chính trị phải được công nhận là
tù chính trị và phải được thả vô điều kiện,” ông nói.
Trong đợt ân
xá này có đến 40 người từng là phiến quân ở bang miền Đông Shan bị
kết tội buôn bán ma túy, ông Bo Kyi cho biết và nói rằng đây là những
‘nạn nhân chính trị’.
Một quan chức
chính phủ nói với AFP rằng các tù nhân chính trị nằm trong số 93 tù
nhân – trong đó có ba người nước ngoài – được ân xá trong đợt này. Vị
quan chức này không nêu danh tính những người được ân xá.
“Mục đích của
lần phóng thích này là tạo điều kiện cho họ (các tù nhân) tham gia
vào tiến trình xây dựng đất nước và cũng là vì lý do nhân đạo,” ông
nói.
Kể từ khi
Tổng thống Thein Sein lên nắm quyền hồi tháng Ba năm 2011, nước này đã
phóng thích hàng trăm tù chính trị. Cho đến khi đó họ còn không thừa
nhận là có tù chính trị ở nước họ.
Tháng 11 năm
ngoái, chính quyền Miến Điện cũng thông báo sẽ xem xét lại tất cả
các vụ án có liên quan đến chính trị.
Các tổ chức
nhân quyền cáo buộc chính quyền quân phiệt trước đây đã bỏ tù oan sai
khoảng 2.000 người đối kháng, các đối thủ chính trị và các nhà
báo.
Từ tháng Năm 2011 cho đến tháng
11 năm 2012, hơn 800 tù chính trị đã được thả trong các đợt ân xá,
các tổ chức nhân quyền cho biết.
Thứ ba 23 Tháng Tư 2013
Một ngày sau khi Châu Âu chính thức dỡ bỏ cấm vận đối với
Naypyidaw, tổng thống Miến Điện thông báo trả tự do cho gần 100 tù nhân. Gần
một nửa số này là tù chính trị.
Theo một viên chức chính phủ,
có 93 người đã được ân xá theo lệnh này. Một thành viên Hiệp hội trợ giúp các
tù chính trị Miến Điện (APPP) cho biết có 59 tù chính trị được thả vào hôm nay
(23/04/2013). Còn đại diện tổ chức Thế hệ 88 cho hay, có 30 người được trả tự
do.
Kể từ khi tổng thống Thein Sein
lên nắm quyền tháng 3/2011, đã có nhiều đợt thả tù nhân chính trị. Theo nhiều
thống kê, trước đây Miến Điện giam giữ hơn 2.000 tù nhân lương tâm. Trong số
đó, có các nhà báo, sinh viên, luật sư, nhà sư, các nhà tranh đấu. Đợt thả tù
chính trị gần đây nhất là khi tổng thống Mỹ Obama công du Miến Điện hồi tháng
11/2012.
Hiện tại, không rõ còn bao
nhiêu người tù chính trị tại Miến Điện. Theo ước tính của các tổ chức bảo vệ
nhân quyền, còn khoảng 200 tù nhân chính trị Miến Điện bị giam giữ.
Vào tháng 2/2013, Naypyidaw
tuyên bố lập một ủy ban xem xét hồ sơ tù chính trị, tiếp theo cam kết với tổng
thống Hoa Kỳ trong chuyến công du của ông tại Miến Điện. Ủy ban này có nhiệm vụ
« xác định » ai là tù nhân lương tâm trong số những người bị giam giữ trong tù.
Quyết định dỡ bỏ cấm vận Miến
Điện của Châu Âu được chính quyền hoan nghênh, nhưng tổ chức bảo vệ nhân quyền
HRW thì cho rằng quyết định này được đưa ra « chưa đúng lúc và thật đáng tiếc
». Human Rights Watch lo ngại là Châu Âu bị mất đi một phương tiện để gây áp
lực với Naypyidaw và yêu cầu phải coi việc thả hết tù chính trị là một điều
kiện tiên quyết cho việc dỡ bỏ cấm vận.
Hôm qua, tổ chức bảo vệ nhân
quyền HWR ra báo cáo điều tra tố cáo chính sách « thanh lọc sắc tộc » chống lại
người Rohingya, với nhiều bằng chứng về các hố chôn tập thể, mà lực lượng an
ninh Miến Điện đã dùng để che lấp các dấu vết tội ác. Chính phủ Miến Điện đã
bác bỏ cáo buộc này.
Liên Hiệp Châu Âu bãi bỏ cấm vận Miến Điện, trừ vũ khí
Hôm qua,
22/04/2013, Liên Hiệp Châu Âu đã công bố quyết định bãi bỏ toàn bộ các trừng
phạt về thương mại và kinh tế đối với Miến Điện, kể cả trừng phạt nhằm vào cá
nhân các giới chức trong chính quyền quân sự trước đây. Tuy nhiên, lệnh cấm vận
vũ khí vẫn được duy trì.
Ngoại trưởng các nước Châu Âu,
trong phiên họp hôm qua tại Luxembourg, tuyên bố : « Liên Hiệp Châu Âu mong
muốn mở ra một trang mới trong quan hệ với Miến Điện, với việc thiết lập một
quan hệ đối tác bền vững ». Văn bản kết luận cuộc họp các ngoại trưởng khẳng
định là « Để đáp ứng các thay đổi đã diễn ra, với niềm hy vọng các thay đổi sẽ
được tiếp tục, Hội đồng (các bộ trưởng) đã quyết định dỡ bỏ toàn bộ các trừng
phạt, ngoại trừ cấm vận vũ khí ».
Trên thực tế, cấm vận đối với
Miến Điện đã được Châu Âu « tạm ngưng lại » trong một năm, kể từ tháng 4/2012,
để tỏ thái độ hoan nghênh các cải cách dân chủ, do chính phủ của tổng thống
Thein Sein thúc đẩy trước đó một năm, khi ông Thein Sein lên nắm quyền.
Tuy nhiên, ngày hôm qua, Liên
Hiệp Châu Âu cũng cảnh báo là chính quyền Miến Điện « vẫn phải thường xuyên sẵn
sàng vượt qua với các thách thức quan trọng », cụ thể là chấm dứt tình trạng
hỗn loạn tại bang Kachin ở miền bắc, và giải quyết các vấn đề liên quan đến
thiểu số người Rohingya theo đạo Hồi, dù cư trú từ lâu trên đất Miến, nhưng vẫn
bị phân biệt đối xử nặng nề.
Trước khi bị dỡ bỏ, lệnh trừng
phạt của Châu Âu đối với Miến Điện đặc biệt liên quan đến việc cấm vào Châu Âu
và phong tỏa tài sản của 491 người. Khoảng 59 tổ chức cũng bị lệnh phong tỏa
tài sản nhắm đến. Bên cạnh đó là lệnh hạn chế buôn bán và đầu tư đối với hơn 800
doanh nghiệp, đặc biệt trong các ngành khai thác rừng, khai mỏ và buôn đá quý.
Hiện tại, trợ giúp phát triển
của Châu Âu cho Miến Điện trong ngân khóa 2012-2013 là khoảng 200 triệu euro.
Liên Hiệp Châu Âu dự kiến có một thỏa thuận song phương với Naypyidaw để đẩy
mạnh các đầu tư tại quốc gia Đông Nam Á này.
No comments:
Post a Comment