Phạm Nhật Bình
Cập
nhật: 1/04/2013
Ông
Tố Hữu (1920-2002) chẳng những nổi tiếng nhờ vụ đổi tiền năm 1985 khiến ông mất
chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hay vì là tác giả của vụ án Nhân văn Giai
phẩm mà còn là người “thi sĩ đảng” đã sáng tác được những câu thơ khóc lóc ca
tụng “người cha của các dân tộc” một cách thảm thiết sau khi Stalin qua đời tận
Moscow xa xôi vào năm 1953.
Tuy thời kỳ đáng hổ thẹn của Tố Hữu đã trôi qua, nhưng ngày nay hàng loạt tướng tá, giáo sư, tiến sỹ của đảng đang được đẩy ra mặt trận ăn nói, đem hết sở trường lý luận học được từ các học viện mang tên Hồ Chí Minh để mong làm cái nhiệm vụ“ăn cây nào rào cây ấy” đối với đảng. Họ ra sức bảo vệ sự tồn tại của đảng nhưng cũng chính là bảo vệ chút hư danh và quyền lợi mà chế độ đã ban phát cho họ - hay nói cách khác bảo vệ cái “sổ hưu” nho nhỏ trong tay.
Buồn thay, những chuyên viên lý luận này càng nói càng lòi ra những điểm lạc hậu một chiều trong tư duy chính trị khiến họ không thuyết phục được ai.
Người ta có thể kể ra rất nhiều những cái tên có kèm theo chức danh, bằng cấp kêu rất to này mà trên các trang mạng xã hội lâu nay đã tận tình phê phán mỗi khi họcất tiếng nói. Khác với thời Tố Hữu, tư tưởng con người bị khóa chặt trong chiếc hòm sợ hãi do Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương nắm chìa khóa, ngày nay 36 triệu người Việt Nam sử dụng internet là 36 triệu bộ não được soi sáng và giải phóng khỏi guồng máy kềm kẹp tư tưởng của đảng. Họ không ngần ngại rọi đèn vào những quan chức đảng kể cả những quan chức chóp bu, là những người thường phát ngôn ngạo mạn và chủ quan nhất.
Từ ngày trong nước bùng nổ phong trào góp ý sửa đổi hiến pháp 1992, người dân mới có cơ hội thấy những người đang cai trị mình quả đã đi thụt lùi quá xa so với hiểu biết chung trên thế giới. Mới đây nhất, một viên thứ trưởng Bộ Công an mang hàm Trung tướng, Phó giáo sư Tiến sỹ Tô Lâm ngày 17/3 trong bài viết nhan đề “Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là mắc kế địch” đã phô diễn hết tài năng quơ quào của mình ra để ra sức “làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch nước ngoài”.
Đây đó trong bài viết của Trung tướng Tiến sỹ Tô Lâm toát ra hơi hướng kinh điển của những bài luận thuyết về chuyên chính vô sản in trong những sách “toàn tập”mang tên các lãnh tụ vĩ đại mà các cán bộ quan chức nhà nước phải nhai đi nhai lại từ năm này qua năm nọ. Đến nỗi người đọc hay người nghe phải than thở nhưmột nhân vật tiểu thuyết “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!”. Vì trong lúc thế giớiđã vứt bỏ chủ nghĩa Mác vào lịch sử thì ông Tô Lâm và các đồng chí của ông trong đảng vẫn cố tình không biết, không thấy điều đơn giản đó.
Hãy nghe một tướng công an ghé miệng xía vào chuyện quân đội, nơi mà ông ta chưa hề trải qua một ngày huấn luyện quân sự để trở thành một người lính thật sự. Ông nói một cách không ngượng mồm rằng “Sự ra đời, phát triển và vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội, trong đó có lực lượng vũ trang là sự lựa chọn duy nhất đúng của lịch sử dân tộc, phù hợp tình hình Việt Nam”. Luận điểm “lựa chọn duy nhất đúng” này lâu nay được lập đi lập lại nhiều lần làm người ta phải bật ra câu hỏi “Vậy ai là người đã lựa chọnđảng cộng sản hay chính những người cộng sản tự quyết định điều này?”. Lịch sử mà ông Tô Lâm nói ở đây hẳn nhiên là lịch sử duy vật biện chứng mà ông đã được nhồi nhét để trở thành một người có đầu óc tăm tối và chậm tiến so với sự hiểu biết thông thường. Giòng lịch sử dân tộc đích thực trong hơn 1.000 năm qua đã cho thấy nhiều lần quân đội chỉ đóng vai trò bảo vệ tổ quốc trước các cuộc xâm lăng liên tục của nước Tàu. Và quân đội cũng chẳng cần trung thành riêng với một triều đại nào dù đó là Lý, là Trần hay Lê, hay Nguyễn. Giống như mọi quan chức khác, ông Tô Lâm chỉ biết sao chép lại những cái cũ rích mà không chứng minh được điều gì mới mẻ để thuyết phục người nghe. Ông cũng dùng nhóm từ ngữ“phù hợp với tình hình Việt Nam”để khẳng định những điều không có thật về vai trò đích thực của quân đội khiến người ta nghĩ Việt Nam luôn luôn là một nước chẳng giống ai!
Một trong những nhận định rất sách vở mà cũng rất sai lầm của ông khi nói: “Chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình thành, phát triển gắn với Chủ nghĩa Marx-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Thế ra ông này cũng chưa hề biết ông Hồ đã từng nói ở Tuyên Quang năm 1951 trong đại hội II của đảng Lao Động Việt Nam rằng: “Không, tôi không có tư tưởng ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin!” Căn bệnh “tư tưởng Hồ Chí Minh” là di chứng của một thời đại mà chủ nghĩa sùng bái cá nhân các lãnh tụ “kiệt xuất” của đảng được lấy làm nền tảng biện minh cho những cuộc đổi mới nửa vời, không định hướng. Còn cái gọi là chủ nghĩa Mác của ông Tô Lâm thì nay còn gì ngoài một thế giới hoang tưởng chưa bao giờ thành hiện thực.
Chính những lãnh đạo chóp bu của đảng là những kẻ phát ngôn bừa bãi nhất trong thời gian qua, điển hình như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người bị nhạo báng vì chính lời nói của mình khi gán ghép những người góp ý sửa đổi hiến pháp là “suy thoái đạo đức, suy thoái chính trị”… Nên họ cứ nghĩ trong dịp phản công này cứcho tay chân nói càn, nói bừa vì "Có còn hơn Không".
Những Tố Hữu của thế kỷ 21 theo kiểu nói còn hơn không này tìm thấy không khó. Một Đại tá Tiến sỹ Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh đã từng đem sổ hưu ra để làm miếng mồi trao đổi với lòng trung thành “bảo vệ chủ nghĩa xã hội” tức bảo vệ đảng mà không biết ngượng, nhưng người nghe thì thấy xấu hổ thay cho diễn giả. “Hiện nay, cácđồng chí đang công tác chưa có sổ hưu, nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Tôi đi giảng cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta, đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu, và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây”. Tóm lại, phải tuyệt đối trung thành với đảng để nắm được cái sổ hưu có đóng dấu đỏ trong tương lai, chứ không phải đất nước hay tổ quốc là những từ ngữ trừu tượng xa xôi!
Viên đại tá của Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng này đã đúc kết hai điều dạy bảo cán bộ đảng viên phải ghi nhớ. Đối với nước bạn Trung Quốc, phải luôn luôn nhớ ơn“Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc, hai điều không được quên”. Còn đối với Mỹthì “Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung,đất không tha”! Hai đúc kết của ông Thanh cũng vô tình tiết lộ cho người ta thấy mặt thật của chính sách ngoại giao tráo trở lâu nay của đảng cầm quyền. Đó là một mặt dạy cho mọi người tinh thần nô lệ ngoại bang, một mặt kích động lòng căm thù với quá khứ để biện minh cho hiện tại hèn yếu của mình.
Như vậy phải chăng đối với lãnh đạo đảng lúc này, cứ nói những điều mà người viết và người đọc đều biết là tầm phào vẫn tốt hơn là im lặng?... Một nhân vật được coi là tầm phào không kém ai là Trung tướng Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Tiến Bình cứ lải nhải những luận điệu bịp mọi người khi cứ nhắc lại trên báo QuânĐội Nhân Dân rằng “vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN đối với lực lượng vũ trang là một quy định tất yếu, phù hợp với yêu cầu lịch sử” và “sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi sự nghiệp quốc phòng”. Chính nhờ vai trò lãnh đạo đó của đảng mà đất nước đã mất đi biết bao biển đảo, đất liền, khiến sự nghiệp quốc phòng giờ đây trở thành một sự nghiệp thần phục trên Biển Đông không ai không biết. Vì rõ ràng, đảng và nhà nước này chưa bao giờ thể hiện quyết tâm muốn bảo vệ tổ quốc! Khắp thế giới ngày nay, ngoại trừ một số nhà nước độc tài, không có nước nào có quy định về vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền đối với quân đội của họ như ở Việt Nam. Quân đội chỉ trung thành với tổ quốc và bảo vệ nhân dân trong mọi trường hợp mà không cần trung thành hay bảo vệ bất kỳ một đảng phái chính trị nào, dù đang cầm quyền hay không.
Như vậy có thật là “có nói tầm phào còn hơn im lặng không?” Kinh nghiệm vừa qua cho thấy, nếu những tay thợ nói, thợ viết ấy im lặng không trổ tài hùng biện theo sách vở của chuyên chính vô sản lạc hậu thì người dân chỉ thấy chán mà không tức. Họ chán với những trò gian trá mà đảng bày ra, tưởng đâu có thể bịp dân nhưnhững lần trước và đảng có thể tự do thao túng đất nước mãi mãi. Nhưng sau khi nghe xong, đọc xong những luận điệu mâu thuẫn nhau chan chát, người dân càng thêm tức. Thế là người ta thi nhau phản ứng, thi nhau vạch trần cả cái gian dối và cái dốt nát của những Tố Hữu tân thời.
Ngày nay đọc lại bài thơ “Đời đời nhớ Ông” của Tố Hữu khóc Stalin, mọi người mới thấy mức độ cực đoan trong suy nghĩ và dã tâm của lãnh đạo nhằm khuynh loát mọi khả năng tư duy trong tập thể đảng viên, kể cả việc định hướng luôn tình cảm của từng con người. Mà hướng đó lại đầy tính nô bộc, phục lạy các ông tổ ông tiên ở nước khác:
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười!
Tố
Hữu khiến người ta nhận ra rằng những con người mang danh cộng sản quả không
biết ngượng vì sự trơ trẽn quá mức. Đó không phải là thứ tình cảm giữa “đồng
chí anh em” với nhau mà chỉ thể hiện một quan hệ giữa chủ và đầy tớ. Cái quan
hệ chủ tớ ấy nay lại đang diễn ra giữa Viêt Nam và Trung Quốc ngay trên
BiểnĐông, núp dưới 16 chữ vàng và 4 tốt! Tại thời điểm của sự sùng bái điên
loạn, bài thơ được phổ biến rộng rãi và truyền tay nhau học tập và đem dạy dỗ
cả trẻem trong nhà trường. Chủ nghĩa cộng sản sản ra đời thay vì đem lại những
tưtưởng và hành động cách mạng như nó thường rao giảng nhưng chỉ tạo ra những
đầu óc nô lệ ngoài sức tưởng tượng thông thường.
Nếu
chúng ta ngán ngẩm Tố Hữu dưới thời lệ thuộc Liên Xô thế nào thì mai này, lớp
con cháu chúng ta chắc chắn cũng sẽ lợm giọng như vậy khi đọc lại bài vở của
những tướng tá, giáo sư, tiến sỹ, dưới thời lệ thuộc Trung Quốc hiện nay. Chúng
sẽ không thể nào hiểu được tại sao những lãnh đạo, tiến sỹ, nhà giáo ưu tú ấy
lại u tối, thấp kém và hèn hạ tới mức đó. Một ông nhà thơ thì cứ nhất quyết
nhét vào mồm trẻ em Việt Nam“Tiếng đầu lòng con gọi Xít-Ta-Lin!” bất chấp thực
tế ngoài đời. Một nhà giáoưu tú của chế độ thì không ngượng mồm kêu gọi hãy
“nhớ ơn” Trung Quốc như thểkhông hề biết đó là kẻ thù ĐANG xâm lược đất nước
mình!
Cũng có người đặt câu hỏi tại sao lại có hiện tượng kéo nhau đi làm Tố Hữu hiện nay?
Câu
trả lời khá rõ! Sống trong một xã hội mà độc quyền tư tưởng được lấy làm kim
chỉ nam cho mọi ứng xử thì sự bệnh hoạn trong hành động đôi khi được tôn vinh
ngang hàng với sự dối trá. Từ trên xuống dưới, những người cộng sản cứ thúc đẩy
nhau và thúc đẩy nhân dân đi vào cùng một hướng cực đoan mà họ coi là chân lý.
Bên ngoài chẳng còn một ai để ngăn cản hay nói lên một tiếng nói khác mà nếu có
cũng bị quy cho hai chữ “phản động”! Mọi sự suy nghĩ đều quy về một mối: đảng!
Bản chất tư tưởng là tự do, nhưng dưới những chế độ độc tài, cộng sản hay không
cộng sản, đó là thứ tự do có điều kiện, hoặc phải là tự do của một đàn cừu. Lâu
dần thành quen, ai cũng biết cộng sản nói dối nhưng chấp nhận nghe như nghe lời
nói thật. Ngay như người cộng sản cũng biết họ đang nói dối nhưng vì có người
chấp nhận nghe nên họ cũng tưởng họ đang nói thật. Cũng vì thế, dưới cây
gậyđiều khiển của Ban Tuyên Giáo Trung ương, những công cụ của đảng cứ đua nhau
tiến về phía trước để chứng minh mình thuộc loại “tiên tiến nhất”, từ đó để
được thăng quan tiến chức.
Nhưng đó chính là điểm chết của mọi chế độ độc tài từ Âu sang Á, không riêng gì ở Việt Nam. Ngay như họ Hồ, người được tay chân bộ hạ, hay chính ông ta, tô son điểm phấn để biến thành một lãnh tụ đại tài thì vẫn sử dụng những người như Tố Hữu thay thế mình (Trần Dân Tiên và nhiều bút hiệu khác) ca tụng lãnh tụ (cũng là mình)đến một mức nham nhở hiếm có. Ngoài nhiệm vụ ca tụng đó, Tố Hữu đóng luôn vai hung thần truy diệt rất ác độc những văn nghệ sĩ không nuốt nổi loại ca tụng quá nham nhở đó.
Truyền thống đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, xuyên qua nhiều đời lãnh đạo đảng. Đặc biệt trong thời Đỗ Mười đến Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, khi lãnh đạo càng ít khả năng, giàn nhạc ca tụng càng phải gia tăng số ca sĩ. Chung quanh Nguyễn Phú Trọng giờ đây đầy đặc những Trần Đăng Thanh, Tô Lâm, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Thanh Tú và những thợ viết, thợ nói đeo đầy hàm tướng tá, bằng cấp giáo sự tiến sĩ nhưng chẳng còn mấy liêm sỉ.
Tuy nhiên, cũng nhờ làn sóng "Tố Hữu" tấn công các lên tiếng góp ý sửađổi hiến pháp lần này, người dân mới có cơ hội thấy cùng lúc hai điều: (1) khả năng tư duy hạn hẹp của lãnh đạo đảng và sự lạc hậu, thủ thân, và bất kể liêm sỉ của các nhà tư tưởng đảng; (2) đã đến lúc đất nước cần có sự thay đổi tận gốc rễ thì mới mong có ngày vươn lên với nhân loại tiến bộ.
Chỉ có một thể chếdân chủ tôn trọng thực sự các giá trị con người và quyền làm chủ đất nước của người dân mới có thể giải phóng quyền tự do tư tưởng cho cả dân tộc, thay vì ra sức biện bạch cho những thứ đáng lẽ phải vứt bỏ từ lâu. Một khi đất nước đãđứng vững trên nền dân chủ, mọi luồng tư tưởng đều được tự do luân lưu để toàn dân lựa chọn, thật khó cho sự cực đoan một chiều ngự trị. Người dân Việt Nam và cả các đảng viên Cộng Sản Việt Nam sẽ không còn chấp nhận cúi đầu làm một đàn cừu để đảng suy nghĩ giùm và nói thay mình như trong 6 thập niên qua nữa.
Và cũng rất khó cho những “Tố Hữu của thế kỷ 21” với đầu óc thụt lùi hàng trăm năm có thể trở thành những tiếng nói dẫn đầu trong dư luận xã hội nữa. Ngược lại những tấm lòng đầy tâm huyết với tương lai dân tộc từ nhiều khuynh hướng, nhiều lãnh vực chuyên môn, nhiều vùng đất nước, nhưnhững ngọn đuốc quanh Nghị Quyết 72, sẽ giúp dân tộc Việt Nam nghiền ngẫm mọi mặt của mọi vấn đề đất nước và lựa chọn giải pháp tối hảo.
Đó chính là thời điểm bắt đầu của giai đoạn chữa lành của đất nước và dân tộc!
Các bài liên hệ :
No comments:
Post a Comment