Thiền Lâm gửi RFA từ Việt Nam
2013-04-03
2013-04-03
Thứ
tự xếp lịch xét xử đối với Người giữ đất và những quan chức “ăn đất” sẽ là một
hành vi có ý nghĩa, nếu tòa án Hải Phòng làm đúng theo thông báo số 43 của
Chính phủ “Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ
đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện
Tiên Lãng”.
Hải
Phòng lại “thụt lùi”
Phiên
tòa xét xử vụ án “Đoàn Văn Vươn và đồng phạm”, được chính quyền và Tòa án nhân
dân Hải Phòng tuyên bố là “công khai và
minh bạch”, đang diễn ra trong bối cảnh những chiếc xe bus chở nhân dân
Dương Nội và Văn Giang đến tham dự đã bị cảnh sát giao thông ngăn bức với nhiều
lý do từ vi mô đến vĩ mô.
Cùng
lúc, một số “đồng phạm” khác ở khu vực bên ngoài tòa án cũng đã bị công an Hải
Phòng đẩy đuổi, câu lưu và xúc phạm thân thể một cách hoàn toàn công khai.
Những hành động thể hiện quyền lực một cách hoàn toàn thái quá đã được người
dân và phóng viên báo chí quốc tế tận tình ghi nhận qua videoclip.
Mới
chỉ là ngày xét xử đầu tiên, nhưng đã có khá nhiều chuyện để bàn luận và nghi
ngờ về cái cách “xử kín” như thường xảy ra tại không ít phiên tòa ở Việt Nam -
điều đã dẫn đến những bản án khó có thể được xem là minh bạch, khách quan và
hơn thế nữa càng không mang tính thuyết phục đối với đại đa số dân chúng.
Cho
dù một số giới chức lãnh đạo cấp cao có tỏ thái độ ôn hòa trên phương diện
ngoại giao và khoan hòa trước khối cử tri đã bầu cho họ, song một lần nữa mục
tiêu dân chủ trong xét xử đã bị biến dạng bởi các cấp thừa hành ở địa phương.
Sự
khởi đầu không mấy trọn vẹn như trên cũng đang xảy ra ngay trước thềm cuộc hội
đàm Việt - Mỹ về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa
tháng 4/2013.
Trước
đó vào tháng 3/2013, Phó trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Nam Á Dan Baer đã
bày tỏ quan ngại về sự “thụt lùi”của Việt Nam về mặt nhân quyền, liên quan đến
cách đối xử của Hà Nội đối với các blogger bị truy tố về những điều luật liên
quan đến an ninh quốc gia. Sự lên tiếng công khai và được coi là thẳng thắn này
được biểu lộ trước tiểu ban ngoại giao Thượng nghị viện Mỹ.
Vào
năm 2012, một cuộc đàm phán cấp cao về nhiều nội dung liên quan đến “quyền làm
người” đã được phía Mỹ dự kiến tổ chức vào tháng Chạp. Tuy nhiên cuộc họp này
đã bị hoãn lại trong bối cảnh nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế phản ứng gay gắt
đối với Nhà nước Việt Nam về một số vụ việc cụ thể gây bức xúc.
Một
trong những tiêu điểm bức xúc nhất trong thời gian qua là vụ án Đoàn Văn Vươn.
Báo
Nhân dân: “Giết người”!
Trước
phản ứng của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ,vào đúng ngày “cá tháng Tư”, Nhân dân - tờ
báo đại diện cho tiếng nói của đảng- đã phát đi một lời khuyên cho Phó trợ lý
ngoại trưởng Dan Baer “Họ nên sớm thay đổi nhận thức về nhân quyền”.
Hầu
hết những cơ sở của bài viết phê phán Dan Baer trên báo Nhân dân được cấu thành
từ mối liên quan giữa ông với những cá nhân và tổ chức người Việt lưu vong, để
từ đó đánh giá về nhận thức nhân quyền của Mỹ như một thái độ cực đoan.
Nhưng
trong khi thuần túy mô tả về “nhận thức đối ngoại”, báo Nhân dân đã hoàn toàn
không đề cập đến hàng loạt “nhận thức đối nội” đang trở nên phổ cập đến tận cấp
cơ sở ở Việt Nam, đặc biệt những nơi vẫn còn trong tình trạng “mù chữ” và xử
thế theo “luật rừng” với người dân, như thực trạng giải tỏa đất đai và xử lý
khiếu kiện, thực tiễn “xử lý” vấn đề cơ sở vật chất của các tôn giáo, lao động
và quyền lợi lao động liên quan đến các vụ đình lãn công, tự do báo chí “có
điều kiện” hay cách thức đối xử với những người thể hiện chính kiến…
Ở
một góc độ khác, chính kiến một chiều cũng luôn thể hiện cái logic bất biến của
nó.
Cùng
thời điểm với phiên tòa xét xử người được nhiều người dân suy tôn là “Anh hùng
áo vải”, báo Nhân dân cũng đăng tải một bài viết với tiêu đề quyết liệt “Đoàn
Văn Vươn và đồng phạm chuẩn bị, chống đối việc cưỡng chế thu hồi đất như thế
nào?”.
Với
toàn bộ nội dung chính của cáo trạng đã công bố được chép lại trong bài báo
trên, “Giết người” chắc chắn là tội danh không thay đổi và còn cần được mặc
định đối với Người giữ đất.
Nếu
chiếu theo “tuyên ngôn” trên, sự bức xúc và lòng mong mỏi của người dân Việt
Nam về “ông Vươn cần được tha bổng” hay“thả ông Vươn sẽ thu phục lòng dân” có
lẽ chẳng có lý do nào để sinh tồn.
Thậm
chí ngược lại, với quan điểm “đúng người, đúng tội”, chính quyền Hải Phòng sẽ
có thêm một cơ hội nữa làm trái ý nguyện của cử tri thành phố mang biểu tượng
Hoa phượng đỏ.
Báo
điện tử đảng: Tình tiết giảm nhẹ?
Vào
thời gian đầu xảy ra vụ cưỡng chế gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, mọi
chuyện chỉ được đưa ra ánh sáng sau một tháng và cũng sau khi vài báo cáo của
chính quyền Hải Phòng đã không được Chính phủ thông qua về quan điểm mô tả,
đánh giá và xử lý vấn đề.
Áp
lực của dư luận đối với Chính phủ là quá lớn vào thời gian đó.
Nhưng
một quan chức của huyện Tiên Lãng lại cho rằng Đoàn Văn Vươn là “một kẻ mất
nhân tính”.
Lẽ
ra, ông Vươn đã không được khôi phục “nhân tính” nếu không do trực tiếp Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng “vào cuộc”. Những chỉ đạo khá rõ ràng của người đứng đầu
Chính phủ, nằm trong một văn bản là thông báo số 43, đã tạm an dân vào thời
gian đầu năm 2012.
Chỉ
có điều, hòa cùng việc tiếng nói của báo chí trong nước trở nên yếu ớt một cách
đáng ngạc nhiên, tình thế của Đoàn Văn Vươn lại bất chợt trở nên xấu hơn sau
đó.
Năm
2012 cũng là thời gian mà giới chính khách phải lo lắng nhiều đến “đại sự quốc
gia”.
Còn
vào lần này, có lẽ mọi chuyện lại phải trông chờ ở cấp lãnh đạo cao nhất, thay
vì những hành động của chính quyền cấp dưới vốn thường bị người dân coi là “làm
càn”.
Bước
vào ngày xét xử thứ hai, một thông tin trên báo điện tử của Đảng cộng sản Việt
Nam có vẻ nên được chú ý là bà Nguyễn Thị Mai - Chánh án Tòa án nhân dân Hải
Phòng, khi trao đổi với phóng viên báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, đã cho
biết: xét xử khách quan, công bằng, đúng tội và xem xét tình tiết giảm nhẹ theo
đúng thông báo số 43/TB-VPCP kết luận của thủ tướng chính phủ về vụ cưỡng chế
thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Về
mặt nội dung, hai bài viết trên báo điện tử của đảng và của báo Nhân dân là gần
tương tự khi đều “tuyên ngôn” không khác cáo trạng của Viện kiểm sát. Tuy
nhiên, phát biểu trên của bà Nguyễn Thị Mai là yếu tố mới và có vẻ “khoan hồng”
hơn so với “Đoàn Văn Vươn và đồng phạm chuẩn bị, chống đối việc cưỡng chế thu
hồi đất như thế nào?”.
Tiêu
đề bài viết trên báo điện tử của đảng“Xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn và đồng phạm:
Khách quan, đúng tội và xem xét tình tiết giảm nhẹ” cũng có vẻ nhẹ nhàng hơn
lời lên án đanh thép trước đó của báo Nhân dân.
Vậy
thông báo 43 có những nội dung nào đáng nhớ?
Thông báo 43
Thông
báo 43 - một văn bản ký ngày 10/2/2012 - đã nhận định cụ thể việc “Ủy ban nhân
dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có những sai phạm trong giao đất,
thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn”.
Như
người dân đã được thông tin rộng rãi sau đó, kết quả của “thế hợp đồng binh
chủng” dẫn đến “trận đánh đẹp” cùng việc giải quyết “chiến lợi phẩm” bằng vào
“việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn” đã lôi một số quan chức có “nhân tính”
ra trước vành móng ngựa cùng với “kẻ mất nhân tính” vào những ngày này.
Tuy
vậy, phiên tòa xét xử đối tượng quan chức “ăn đất” sẽ chỉ diễn ra ngay sau khi
số phận của Người giữ đất được phán quyết. Cách xếp lịch xét xử theo thói quen
tính toán như thế của ngành tòa án đang khiến giới quan sát phải suy ngẫm về
một vài ẩn ý nào đó.
Nếu
chiếu theo quan điểm “đúng người, đúng tội” của cơ quan kiểm sát và tòa án, cho
tới nay mọi việc dường như đều “đúng”, tức Đoàn Văn Vươn sẽ không thể thoát
khỏi tội danh “giết người”, cũng như vụ án xử các quan chức Tiên Lãng không thể
“chìm xuồng”.
Nhưng
cùng trong “cảnh ngộ”, có thể ai đó không muốn tạo thêm mâu thuẫn, trong khung
cảnh mâu thuẫn đã quá đủ để bùng nổ. Người ta đang tự hỏi là nếu quan chức Tiên
Lãng không được nương nhẹ thì có thể số “sâu” này cần được xếp lịch hầu tòa
trước Đoàn Văn Vươn mà chẳng cần phải tư thế người trước kẻ sau.
Hoặc,
thứ tự xếp lịch xét xử đối với Đoàn Văn Vươn và quan chức Tiên Lãng sẽ là một
hành vi có ý nghĩa, nếu tòa án Hải Phòng làm đúng theo thông báo số 43 của
Chính phủ “Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ
đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện
Tiên Lãng”.
Những
ẩn ý có thể bất ngờ lộ ra vào thời điểm đầy ngờ vực cùng thất vọng.
Công
tâm mà nói, chẳng ai muốn làm cho hình ảnh nhân quyền ở Việt Nam bị “thụt lùi”
sâu sắc hơn trong bối cảnh xã hội và ngành tòa án đã diễn ra quá nhiều “sa
sút”.
No comments:
Post a Comment