Wednesday, 3 April 2013

LÃNH SỰ QUÁN ÂM TY TRUNG QUỐC & CHUYỆN ANH VƯƠN (VietTuSaiGon)




Wed, 04/03/2013 - 16:50 — VietTuSaiGon

Với hàng chục ngàn ngôi mộ nằm thẳng thớm, cỏ cây được tỉa tót sạch sẽ, tưới mát mỗi ngày, nghĩa trang được chăm sóc hết mức. Có riêng đội bảo vệ và ban quản trang cho khu nghĩa trang này. Người lạ tuyệt đối không được bước vào nghĩa trang.

Nếu không có người thân (hay nói cách khác, không phải là con cháu của người Tàu) thì không được bước vào bên trong cổng nghĩa trang dù chỉ ba bước. Bên trong có quán cà phê phục vụ ban quản trang, bảo vệ, có sân tenis và có cả một đài tưởng niệm nằm bên cạnh ngôi chùa lợp mái ngói xanh kiểu Tàu để hằng ngày tụng niệm cầu siêu cho các vong hồn

Nghĩa trang nằm trên quốc lộ 13, gần khu dân cư 434 - Bình Dương, cách khu công nghiệp Việt Nam Singapore chừng 6km, diện tích gần 400 hecta (rộng tương đương 50% diện tích khu dân cư 434). Có thể nói, đây là khu nghĩa trang rộng thoáng, đẹp và yên tĩnh thuộc vào bậc nhất nhì của quốc gia.

Nó nằm cách khu nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở Biên Hòa chừng 30km theo đường chim bay. Nhưng, nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tàn tạ bao nhiêu thì nó khang trang bấy nhiêu.

Và, trong lúc người dân Việt Nam mất đất, bị cướp trắng với danh nghĩa thu hồi đền bù” ở khắp mọi miền đất nước thì nghĩa trang người Tàu ở Bình Dương tồn tại khang trang và đầy thách thức về tính chủ quyền cũng như sự vững chãi của nó trước nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Điều này làm liên tưởng đến một tổng lãnh sự quán âm ti Trung Quốc và những số phận bèo bọt của người dân Việt Nam dưới chế độ Cộng sản xã hội chủ nghĩa.

Cũng là đất, nhưng sao đất dành cho người chết của Trung Quốc lại rộng thênh thang ngay trên chính lãnh thổ quốc nội, trong khi chính người dân Việt Nam lại bị hất ra đường, trắng tay, đất đai bị tịch thu (với danh nghĩa thu hồi, đền bù”), phải nổ súng, phản ứng dữ dội và tuyệt vọng để bảo vệ phần đất mà mình dày công gầy dựng? Rồi hàng ngàn người dân Văn Giang,Cồn Dầu, Daknong, Tiền Giang, Kiên Giang?

Trước đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố rằng cấp dưới của ông ở Hải Phòng hoàn toàn sai trong vấn đề thu hồi đất. Điều này dẫn đến hệ luận cho thấy phản ứng của gia đình anh Đoàn Văn Vươn có tính chất tự vệ chứ không phải là chống người thi hành công vụ, và nếu có chết người xảy ra thì chỉ là tự vệ quá đà chứ không phải là hành vi giết người. Vì, các cán bộ Hải Phòng đã thu hồi đất trái luật, nên xét trên góc độ nào, đây cũng không phải là một công vụ, mà nói chính xác thì nó là một phi vụ.

Phi vụ mà lãnh đạo huyện đã toa rập với công an, bộ đội Tiên Lãng để dùng vũ khí quốc gia, lợi dụng sức mạnh nhà nước để chiếm đoạt thành quả lao động của anh Vươn. Trước một phi vụ cướp bóc trắng trợn của quan lại địa phương, gia đình anh Vươn biết làm gì ngoài những phản ứng trên? Và một khi người ta phản ứng, tự vệ trước một phi vụ cướp bóc thì nên gọi nó là tự vệ hay là giết người?

Đến đây, một câu hỏi khác được đặt ra: Tại sao nhà cầm quyền lại cố ý ghép tội giết người với một người chỉ tự vệ như anh Vươn?

Đơn giản, đó là một hành động mang đầy tính sợ hãi và phòng ngừa từ xa những trận cuồng phong từ những dân oan trên khắp mọi miền đất nước.

Vì, trên đất nước Việt Nam dưới thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa này, có chỗ nào giải tỏa, đền bù đất đai mà không có vấn đề, không bị quan tham chấm mút và không có yếu tố cướp bóc của nhà nước?

Thật ra, xác suất này chiếm đến 100% trên mọi miền đất nước, ngoại trừ những gia đình có thế lực trong đảng Cộng sản thì những nhà thường dân, vấn đđất đai bị cướp khéo với cái mác “thu hồi kèm theo giá đền bù rẻ mạt đã chất ngất tiếng kêu ai oán, nghe thấu cả trời xanh.

Chính vì thế, hơn bao giờ hết, cuộc Cách mạng nông điền ở Việt Nam sẽ nổ ra với nguy cơ dữ dội và gắt máu gấp bội lần cuộc cách mạng hoa nhài hay Mùa Xuân Ả Rập.

Chính vì thế, hơn bao giờ hết, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vô cùng lo sợ trước cuộc cách mạng nông điền này, bởi không ai khác ngoài họ sẽ biến thành những vật hiến tế cho khói lửa thù hận và oan khiên nếu như nhân dân nổi dậy làm cách mạng.

Chính vì thế, phải có phiên tòa xử anh Đoàn Văn Vươn và gia đình, và bắt buộc họ phải đưa ra mức án cao nhất: Tử hình đối với anh Vươn, để rồi sau đó, họ nhân một đợt đại xá/đặc xá nào đó để kéo dần xuống chung thân, 20 năm Vì sao? Vì mức án tử hình đối với anh Vươn trong thời điểm này đóng vài trò một bình khí CO2 chữa cháy và hạ nhiệt trái bom bất đồng chính kiến, dân oan có thể nổ bất cứ lúc nào trước ngọn lửa cách mạng đang ngún dần trong nhân dân. Không còn cách nào khác, họ buộc phải chữa cháy và “hạ nhiệt bằng bản án dành cho anh Vươn nhằm đe nẹt và hù dọa quốc dân.

Nhưng, vấn đđe nẹt, hù dọa của họ đi đến đâu, nó không tùy thuộc vào sự đàn áp của nhà cầm quyền, thậm chí nếu như nhà cầm quyền mượn quân đội đđẩy cuộc đàn áp ở Việt Nam lên đến một cuộc tàn sát đẫm máu theo kiểu Thiên An Môn, thì hiệu quả của nó vẫn hoàn toàn tùy thuộc vào lòng dân.

Thử hỏi, nhân dân sẽ nghĩ gì một khi họ nhận ra rằng ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của họ, người Trung Quốc được ưu đãi đặc biệt với hàng chục nghĩa trang rộng lớn, hàng vài chục khu phố Tàu sầm uất và khang trang, đất rừng, tài nguyên mỏ và những bờ biển đẹp người Tàu nghênh ngang và coi thường dân Việt, bản thân nhân dân nghèo thì bị ép chế đđường, đến mức phải ra đường sống lây lất, đi kiện tìm công lý liền bị đánh đập, phản đối thì bị ghép tội Thử hỏi, còn đường nào để sống nếu không tự làm cách mạng, nếu không có một cuộc cách mạng toàn triệt trên đất nước này của nhân dân?




No comments:

Post a Comment

View My Stats