Mặc dầu xa Hải phòng nửa vòng trái
đất, nhưng người ta vẫn theo dõi và biết rất tường tận được những gì đang diễn
ra tại phiên tòa xử anh Đoàn văn Vươn và thân nhân tại Tòa án Nhân dân tỉnh Hải
phòng, Đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải phòng. Tiếng nói
hỗ trợ vang vọng khắp mọi miền đất nước và trên thế giới nhờ “Internet.”
Cộng sản Liên sô sụp đổ vì nền kinh
tế èo ọt. Nhà nước và đảng cộng sản (cs) đã bóp cạn kiệt hầu bao của toàn dân
đề chạy đua vũ trang với Hoa kỳ khi Tổng thống Reagan tố xả láng bằng con bài
Hỏa tiễn MX vào năm 1983. Ông Gorbachev nhìn thấy nguy cơ sụp đổ của Liên bang
Sô viết nên đã phải đưa ra Chương trình “Perestroika”, chấn hưng kinh tế và sau
đến “Glanost”, mở cửa và giới hạn sự can thiệp vào nội tình của những quốc gia
đàn em (satellites).
Cs Đông Âu sụp đổ vì niềm tin Tôn
Giáo. Khi Công đoàn đoàn kết chập chững cũng xuất hiện cũng bị dàn áp nhiều khi
nghẹt thở và tưởng chừng bị chết yểu. Nhưng với đức tin tôn giáo đã nuôi dưỡng
và duy trì được ngọn lửa do công đoàn này nhóm lên. Ngọn lửa này bùng phát khi
Linh mục Jerzy Popielluszuko bị mật vụ Balan bắt cóc và thủ tiêu và dùng bao bố
cột đá nhận chìm xuống Hồ chứa nước trên Sông Vistula vào ngày 19 tháng 10 năm
1984. Mãi sau hai ngày người ta mới tìm được xác do người tài xế của Ngài trốn thoát
và báo cáo lại cho công đoàn.
Sau cái chết của Ngài, lần đầu tiên
Ông Lech Walesa, người lãnh đạo công đoàn có thể nói trước công chúng. Ông đã
nói: “Solidary lives because Popielluszoko shet his blood for it.” Kể từ
ngày đó dân chúng Ban lan hoàn toàn vượt trên sợ hãi làm chủ tình hình đất
nước. Liên xô không còn khả năng can thiệp đành phải để cs Balan tự giải quyết
nội bộ của mình. Cộng sản Balan sụp đổ kéo theo Hungary, Tiêp khắc, Rumani. Bức
tường Bá Linh bị giật sập và toàn khối Đông Âu được hoàn toàn tự do, thoát khỏi
nanh vuốt cs thống trị suốt từ năm 1945 sau khi Thế chiến Thư hai kết thúc.
Ngày tàn của csvn cũng sẽ đến và
đến rất nhanh, nhanh không thể ngờ được. Yếu tố chính giúp cho sự sụp đổ này
chính là Internet. Kể từ khi cs xuất hiện tại Việt Nam, họ đã âm thầm thủ tiêu
không biết bao nhiêu nạn nhân với khẩu hiệu “thà giết lầm hơn bỏ sót,”
mà thường số nạn nhân bị giết lầm lúc nào cũng vượt trội những nạn nhân thực sự
họ muốn thanh toán. Nhiều người đang ngủ đêm bị gọi cửa dẫn đi và không bao giờ
trở lại. Thân nhân thì lặng câm, ai hỏi cũng không dám hé răng.
Ngay cả những quan đại thần như
Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi cũng bị thủ tiêu không xét xử. Sau
này có vài bài báo của cán bộ cs viết đổ lỗi cho cấp dưới làm mà bác không
biết. Một quan đại thần mà không có lệnh bác, bố bảo cũng không một anh nào dám
động đến chân lông của những vị quan này. Trò bênh vực thật trơ trẽn và rẻ
tiền. Bác thủ tiêu họ không những vì đối kháng chính kiến nhưng còn vì mặc cảm
thua kém. Họ còn đó làm sao bác làm ăn được.
Người ta bị chết vì đủ mọi lý do,
chết vì không đồng chính kiến, chết vì thù hắn cá nhân đem lồng vào với tư
tưởng chống đối, phản động, chết vì hơn cán bộ miếng ăn, chiếc áo hay ngôi nhà
khang trang, cả vì tranh giành người yêu. Kẻ có quyền hành, ngay cà viên chức
xã ủy, huyện ủy cũng có quyền sinh sát trong tay; tệ hơn nữa là quyền sinh sát
nằm cả trong tay thân nhân những viên chức này. Thật là khủng khiếp. Số nạn
nhân vì nạn cường hào đỏ này không sao thống kê được.
Những vụ giết người, những phiên
tòa với chứng cớ nguỵ tạo một chiều qua truyền hình, truyền thanh và những tờ
báo trong tay đảng với những phóng viên vì nồi cơm, sổ hưu phóng tay viết qua
cả lương tâm tạo nên một bầu không khí khủng bố bao trùm.
Nhưng thời của bóng đêm đang phải
qua đi nhường chỗ cho những thông tin chính trực qua mạng Internet. Bộ mặt lem
nhem chưa kịp rửa xong qua hai bao cao xu đã sử dụng trong vụ án Luật sư Cù Huy
Hà Vũ lại đến Nhà Báo Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải trốn thuế. Nếu những ngụy chứng
này cách đây vài thập niên chắc chẳng ai thắc mắc; nhưng ngày nay không những
người ta mỉm cười và còn vạch trần cho mọi người thấy.
Hằng loạt những người bất đồng
chính kiến tranh đấu cho nhân quyền, bênh vực dân oan đã bị vào tù. Nhưng họ
không còn bị cô đơn. Tất cả những hành vi thô bạo, đánh đập họ cả thế giới sẽ
biết ngay chỉ sau mấy phút. Ngay cả vết bầm trên mặt họ do công an đánh cả thế
giới đều nhìn thấy rõ.
Tòa án Hải phòng mở phiên tòa xử
Anh Em anh Đoàn văn Vươn vào sáng ngày 2 tháng 4 năm 2913. Trước giờ khai mạc
nhiều người từ khắp các miền xa xôi của đất nước đã có mặt ngay tại Thành phố
Hải phòng đôi co với công an để được nghe và chứng kiến những gì xảy ra trong
vụ án này.
Những người Việt xa quê hương khắp
nơi trên thế giới đang hướng về Hải phòng. Họ theo dõi từng giây, từng phút
những gì đang diễn ra tại Hải phòng. Họ đọc những bài tường thuật phiên tòa của
cả lề dân lẫn lề đảng để rút ra được những thông tin trung thực và cũng đo
lường khá năng nhào nặn thông tin của lề đảng tới mức nào và bộ mặt của ngành
tư pháp cs còn bao nhiêu khả năng be bờ cho đảng.
Người ta trực tiếp nghe những lời
phát biểu của những phụ nữ yếu đuối nhưng vô cùng dũng cảm lên tiếng bênh vực
công lý, bênh vực cho gia đình anh Đoàn văn Vươn trước nạn cường hào đỏ. Cs
muốn thanh toán hết những người chống đối này, nhưng ngày nay họ bị bó tay
không thể làm được nữa. Intenet trong tay những người tranh đấu cho quyền sống
của con người. Mỗi cử động của công an cs, mỗi lời chửi bới của họ cả thề giới
đều nghe và chứng kiến. Có rất nhiều người trong họ cũng ý thức được điều đó,
nhưng chỉ vì nồi cơm của cả gia đình, họ đành nhắm mắt bước tới bất chấp hậu
quả.
Người Việt khắp nơi đang chứng kiến
những đoàn người từ xa đổ về Hải phòng để bênh vực gia đình anh Vươn, những
gương mặt hăng say, lạc quan của Nguyễn Thị Minh Hằng, Trương văn Dũng, Nguyễn
chí Đức, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Hoàng Vi. Người ta cũng đang theo dõi anh
Nguyễn Lân Thắng, Ngô Nhật Đăng, Nguyễn Việt Hưng bị bắt; đồng thời cũng ghi
nhận những hình ảnh trấn áp của lực lượng công an và của lực lượng đen (dân
phòng). Một hình ảnh đẹp của chị Hiền, vợ anh Đoàn văn Quý mời nước tay an ninh
đang cầm phone và hằm hằm nhìn chị với thái độ sẵn sàng trấn áp.
Người ta thấy họ lạc quan có lẽ họ
linh cảm hay trực giác được ngày sụp đổ của cs đang đến gần. Nhớ lại ngày
19.8.1991 khi các tướng lãnh Xô viết muốn cứu vãn cs Nga đã nhắm thẳng nòng,
súng trên thiết giáp vào đám đông dân chúng. Nhưng chỉ trong nháy mắt, lương
tri con người bừng tỉnh và cũng nòng súng đó đã quay trở lại những kẻ đang hăng
say chống lại nhân dân bắt họ buông súng và cs Liên sô đã sụp đỗ.
Trường hợp Rumani, lúc đầu quân đội
còn nghe theo lệnh của Ceausescu, tổng bí thư đảng cs Rumani nỗ súng vào người
biểu tình, nhưng vào ngày 22 tháng 12 năm 1989, quân đội đã đột nhiên quay về
phía nhân dân cùng hướng tới Ủy ban Trung ương lùng bắt Ceausescu và đã xử ông
ta. Sau đó cuộc bầu cử tự do đã được tổ chức vào ngày 20 tháng Năm 1990. Ngày
nay cs đã bị những nước Đông Âu đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Mùa Xuân Á Rập cũng đã cuốn trôi
những thể chế độc tại tại Phi châu nhờ internet. Miến điện chuyển đổi sang thể
chế dân chủ một cách ôn hòa vì bộ mặt nhem nhuốc độc tài cũng như khuôn mặt khả
ái và dũng cảm của nhà đấu tranh dân chủ Aung San Su Kyi được chuyển tải trên
Internet cho cả thế giới chứng kiến hằng ngày. Mọi người khắp nơi trên hành
tinh này đều chứng kiến Bắc Hàn đang lên cơn say rượu với lãnh tụ baby Kim yung
Un. Còn lại Trung quốc và Việt Nam, dân chúng vẫn đang phải nhẫn nhục chịu
đựng. Lãnh đạo hai đảng đang cấu kết bám víu vào nhau. Cả hai đảng sống còn chỉ
vì có những tay chân với quyền lợi riêng tư ngập đầu, nhưng cũng đã chuẩn bị
bãi đáp an toàn với những món tiền khổng lồ vơ vét được nằm trong các nhà băng
ở ngoại quốc.
Qua biến cố Đoàn văn Vươn, cộng sản
Việt Nam đang vô cùng bối rối, tiến thoái lưỡng nan, trên dưới mâu thuẫn. quan
chức trung ương địa phương phát biểu đối nghịch nhau. Họ đã không thể giải
quyết êm lẹ như những vụ án áp đặt trước đây và đặc biệt người dân rõ ràng là
không còn sợ hãi cs như trước nữa và cùng đoàn kết nắm tay nhau trong trận
chiến giành lại công lý, tự do và nhân quyền này; hứa hẹn đây sẽ là màn đầu cho
sự sụp đổ của băng đảng mafia đỏ Việt Nam...
(*) Tiêu đề được đổi lại do yêu cầu của tác giả
(*) Tiêu đề được đổi lại do yêu cầu của tác giả
No comments:
Post a Comment