Sarah Rainsford
BBC, Havana
Cập nhật: 06:41 GMT - thứ năm, 11 tháng 4, 2013
Trên con đường
chính dẫn đến thành phố Santa Clara là những bức ảnh hoành tráng
của hai anh em đã lãnh đạo Cuba trong hơn năm thập kỷ qua.
Fidel và Raul
Castro đang tươi cười và vẫy tay với người qua đường.
Nhưng sức khỏe
yếu đã buộc người anh Fidel, nay đã 86 tuổi, phải rút lui vào hậu
trường. Trong khi người em trai Raul, năm nay cũng đã 81 tuổi, mới đây
cũng xác nhận rằng ông phục vụ hết nhiệm kỳ chủ tịch nước này rồi
thôi.
‘Kiên định tư
tưởng’
Có vẻ như là
anh em Castro đã quyết định ai sẽ là người kế vị họ.
Miguel
Diaz-Canel bắt đầu sự nghiệp chính trị khi gia nhập Đoàn Thanh niên
cộng sản ở thành phố Santa Clara.
Hồi tháng Hai,
ông được cất nhắc vào vị trí phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà
nước. Hiện tại ông là nhân vật số hai trong chính thể ở Cuba – dấu
hiệu rõ ràng cho thấy ông đã được quy hoạch vào vị trí lãnh đạo
đất nước.
Mặc dù có
một loạt các chuyến công cán đi nước ngoài trong những tháng gần đây,
Diaz-Canel, 52 tuổi, vẫn còn ít được biết đến trên trường quốc tế.
Mãi đến gần đây ông vẫn còn là một nhân vật không mấy tiếng tăm ở
trong nước.
Tuy nhiên Chủ
tịch Raul Castro nhấn mạnh rằng cấp phó mới của ông không phải là
người ‘mới nổi’ và chứng minh rằng ông đã thăng tiến từ từ trong
hàng ngũ của Đảng Cộng sản.
Mười năm
trước, sự ‘kiên định về tư tưởng’ của Diaz-Canel đã giúp ông vào được
Bộ Chính trị, cơ quan điều hành của Đảng.
Việc cất nhắc
công vào vị trí phó chủ tịch nước nằm trong kế hoạch mà Castro gọi
là ‘chuyển giao dần dần và có trật tự’ các chức danh chủ chốt cho
thế hệ trẻ hơn khi mà các lãnh đạo cách mạng nước này đang trở nên
già cỗi trong khi mong muốn duy trì chế độ cộng sản cho mai sau.
Thành phố quê
nhà Santa Clara của Diaz-Canel giúp chúng ta hiểu đôi điều về con người
của ông.
‘Chân thật và
chăm chỉ’
“Ông ấy làm
việc mọi lúc và tự đi khắp nơi để xem mọi việc diễn ra thế nào và
để kiểm tra,” một người hàng xóm của ông có tên là Ela Perez
Montpellier nhớ lại.
Bà Perez cho
biết ông Diaz-Canel, vốn được bổ nhiệm là bí thư Tỉnh ủy Villa Clara
khi chỉ mới 33 tuổi, là một người lãnh đạo khiêm tốn khi còn làm
việc ở tỉnh này.
“Ông ấy được
cấp ô tô nhưng ông ấy không dùng vào việc riêng. Ông ấy đi bộ hoặc đạp
xe,” bà nói.
“Ông ấy rất
chân thật. Đó là lý do mà nhiều người dân ở đây thích ông ấy.”
Nhìn từ ngoài
đường thì căn nhà của gia đình ông trông rất đơn sơ. Bên ngoài không sơn
phết gì. Chị dâu ông thì chỉ nói rằng gia đình ‘rất tự hào’ khi ông
lên làm phó chủ tịch nước.
“Người dân đã
khóc khi ông ấy rời Santa Clara,” một người dân ở đây có tên là Alberto
Scinasis nhớ lại. Ông mô tả ngôi sao đang lên của Đảng Cộng sản Cuba là
‘thông minh, chăm chỉ và cần cù’.
“Ông ấy biết
làm lãnh đạo là như thế nào. Đó là lý do vì sao ông ấy có được vị
trí như ngày nay,” ông nói thêm.
Vị trí đặc
biệt của quê nhà Santa Clara có lẽ đã tạo nên động lực cách mạng cho
Diaz-Canel: đây là nơi diễn ra trận chiến cuối cùng của cuộc Cách mạng
Cuba.
Năm 1958, Che
Guevara và người đồng chí của ông là Camilo Cienfuegos đã chiếm được
thành phố này. Chưa đầy 12 tiếng sau, tổng thống Cuba khi đó là
Fulgencio Batista đã rời bỏ đất nước.
Nhưng cũng
giống như đa phần người dân Cuba hiện nay, Miguel Diaz-Canel sinh ra sau
cuộc cách mạng.
Đầu óc cải
cách?
Không ai nghi
ngờ gì về sự trung thành với lý tưởng của ông. Tuy nhiên, mô hình
chủ nghĩa xã hội của Cuba đang thay đổi từ những năm 1990 khi đảo
quốc này buộc phải mở cửa để cho phép số ít các doanh nghiệp tư
nhân được làm ăn để có thể tồn tại được khi không còn viện trợ từ
Liên Xô.
Diaz-Canel đã
thi hành những thay đổi này ngay từ đầu. Sự nghiệp chính trị của ông
cất cánh trong đợt tự do hóa kinh tế đầu tiên.
“Mọi thứ rất
tồi tệ vào lúc đó. Các cửa hàng không có gì để bán. Tuy nhiên
Diaz-Canel đã đưa mọi thứ hoạt động trở lại,” một người dân ở Santa
Clara có tên là Antonio Valdes nhớ lại.
Khi còn là bí
thư tỉnh ủy, “Diaz-Canel có ngân sách riêng... và đã kinh qua đợt phi
tập trung hóa quyền lực mà hiện giờ đã trở thành phong trào trên cả
nước,” Julia Sweig, một chuyên gia về Cuba ở tổ chức nghiên cứu Hội
đồng Đối ngoại Mỹ, cho biết.
Có dấu hiệu
cho thấy Diaz-Canel ủng hộ các cải cách phức tạp khi mà đất nước
của ông đang cố gắng gia tăng sản lượng, giảm nhập khẩu và cuối cùng
là bãi bỏ việc sử dụng cùng lúc hai đồng tiền là đồng peso và peso
chuyển đổi mà người dân rất ác cảm.
Raul Castro đã
nói đi nói lại rằng những thay đổi như thế này chỉ xảy ra dần dần.
Ông chống lại cái mà ông gọi là ‘sức ép của những người muốn chúng
ta đi nhanh hơn nữa’.
Không có dấu
hiệu gì cho thấy Diaz-Canel nằm trong số những người bị Castro phê
phán. Cũng không có gì rõ ràng rằng ông có thể trở thành phiên bản
của Mikhail Gorbachev ở Cuba như một số người đã dự đoán. Theo đó thì
Diaz-Canel có thể sẽ thực hiện các thay đổi chính trị và xã hội sâu
rộng vốn có thể dẫn đến chấm dứt sự cai trị của Đảng Cộng sản.
Cân bằng
Bất cứ ai kế
vị Raul Castro cũng sẽ phải tiếp tục công việc ‘cân bằng’ rất khó
khăn.
Bà Lourdes
Ayaldo, chủ một cửa hàng bán hoa nghĩ rằng Diaz-Canel có thể làm
việc này rất tốt. Bà cho rằng chủ nghĩa tư bản ‘mang tính cá nhân’
và cũng không nên bỏ chủ nghĩa xã hội vì học thuyết này ‘nhân bản’.
“Chúng ta nên
kết hợp cái tốt của mỗi học thuyết,” bà Lourdes nói, “Tôi nghĩ
Diaz-Canel là người thích hợp để làm việc này.”
Ramon Silverio,
chủ một câu lạc bộ dành cho người đồng tính nổi tiếng nhất ở Cuba,
cũng nói những điều tốt đẹp về Diaz-Canel.
Ông nói câu
lạc bộ của ông đã không thể tồn tại được nếu không có sự ủng hộ
của Diaz-Canel.
Câu lạc bộ
này chào đón những tay nhạc rock và bất cứ ai ‘khác biệt’ vào lúc
mà chế độ cộng sản ở Cuba không chấp nhận.
“Tôi nghĩ chỗ
này là một ví dụ cho thấy đầu óc phóng khoáng và tư duy tiến bộ
của ông ấy. Ông ấy đã đứng ra bảo vệ nó trước những lời chỉ
trích,” Silverio nói.
Tuy nhiên sự
khoan dung đó có dành những quan điểm chính trị đối lập mà vốn hiện
vẫn bị cấm hay không thì vẫn còn chưa rõ.
Với các nhà
cách mạng Cuba cựu trào hiện đã ngoài 80, thời gian đang ủng hộ
Miguel Diaz-Canel.
Trọng tâm của
ông bây giờ là chứng tỏ rằng anh em nhà Castro sẽ đặt sự nghiệp cách
mạng Cuba vào đúng người.
No comments:
Post a Comment