Được đăng ngày Thứ năm, 11 Tháng 4 2013 23:21
Cách đây không lâu, ngày 12 tháng 9 năm
2012, văn phòng chính phủ CHXHCNVN công bố Công văn số 7169/VPCP-NC về
việc xử lý thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước, với nội dung như sau:
“...Qua xem xét các báo cáo số:
277/BC-BCA-A61 ngày 15/6/2012, số 335/BC-BCA-A61 ngày 09/7/2012 của Bộ Công an;
công văn số 78/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 29/6/2012 của Bộ Thông tin và Truyền
thông; công văn số 2794-CV/BTGTW ngày 19/7/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương
và báo cáo số 172-BC/VPTW ngày 07/9/2012 của Văn phòng Trung ương Đảng về tình
trạng một số trang thông tin điện tử như: "Dân làm báo", "Quan
làm báo", "Biển Đông"... và một số trang mạng khác, đã đăng tải
thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy
lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và
tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế
lực thù địch...”
Ngoài việc chứng tỏ họ đang hoảng sợ, chính
quyền CSVN khi ra thông báo này, đã vô tình quảng cáo không công cho ba trang
mạng nói trên. Số người truy cập ba trang mang trước đây không nhiều nay bỗng
nhiên tăng vọt. Hiện tượng này báo giới Hoa Kỳ đặt tên là hiệu ứng Streisand. Chính quyền CSVN có lẽ cũng biết hiệu ứng này,
nhưng vì họ nghĩ rằng họ nắm phần thắng trong tay, họ đã công khai ra lệnh đánh
sập những trang mạng này và vì tình hình mỗi lúc một xấu đi nên họ phải cắn
răng tố cáo những trang mạng mà họ cho là phản động nhất.
Hiệu ứng Streisand
Đây là một hiện tượng qua đó việc tìm cách
che giấu hoặc gỡ bỏ một thông tin gây ra kết quả ngược lại là quảng cáo và phát
tán thông tin đó một cách mạnh mẽ và rộng rãi hơn trên mạng. Danh từ mới này
được dùng để chỉ định một hiện tượng đã xưa rồi: việc cấm đoán hoặc kiểm duyệt
một thông tin nào đó khiến cho thiên hạ tò mò tìm kiếm đến nó nhiều hơn và từ
đó được phát tán ở một mức độ cao hơn mà theo lý thông thường không được nhiều
người chú ý đến nếu không muốn nói là chẳng ai thèm để ý đến.
Sở dĩ báo giới Hoa Kỳ dùng tên Streisand là
vì sự kiện liên quan đến nghệ sĩ Barbara Streisand. Mike Masnick trên blog
Techdirt đã sáng chế ra danh từ này sau khi nghe tin bà Streisand thua kiện
nhiếp ảnh gia Kenneth Adelman và trang mạng Pictopia.com trong vụ đòi bồi
thường 50$ triệu Mỹ kim và gờ bỏ những không ảnh chụp biệt thư của bà trong tập
ảnh gồm 12.000 bức chụp bờ biển California.
Ông Adelman đã chụp ảnh biệt thư của bà để lập hồ sơ báo cáo về sự xói mòn bờ biển nằm trong Chương trình Theo dõi Bờ biển California (California Coastal Records Project) do chính quyền sở tại khởi xướng và tài trợ. Trước khi bà Streisand đâm đơn kiện, hình "Image 3850” (hình ảnh biệt thự của bà) chỉ được tải về có sáu lần từ trang mạng của Adelman, trong đó hai lần là do luật sư của bà. Kết quả là quần chúng chú ý đến nhà bà nhiều hơn và đã có hơn 420.000 lượt truy cấp một tháng sau khi vụ kiện xảy ra.
Hình biệt thự gây nên hiệu ứng Streisand
Hiệu ứng Flamby
Ngoài ra chúng ta còn có hiệu ứng Flamby.
Hiệu ứng này khác với hiệu ứng Streisand ở chỗ là một thông tin hoặc một trang
mạng đã khá nổi tiếng được nhiều người biết đến, nhưng vì chính quyền hoặc một
thế lực nào đó muốn giết chết thông tin và trang mạng này, dùng biện pháp mạnh
để đập tan trang mạng này, nhưng tắc dụng ngược là thông tin và nội dung trang
mang này được “vung vãi” trên toàn mạng.
Theo ông Benjamin Bayart, một chuyên viên
Pháp về viễn thông và cựu chủ tịch của hãng French Data Network, hiệu ứng Flamby
là một hiện tượng phát tán rộng rãi một thông tin hoặc một tài liệu trên mạng
Internet khi thông tin hoặc tài liệu này bị kiểm duyệt, bị thu hồi hoặc biến
mất trên một trang mạng.
Danh từ Flamby là do quần chúng đọc trại ra
từ nhãn hiệu Flanby, tên của một loại bánh “Flan” và đường thắng caramel do
nhóm Nestlé sản xuất. Bánh này được chứa trong một cái hũ bằng plastic trên nắp
có gắn một lưỡi gà để khi gỡ lười gà này ra thì không khí chui vào hũ, bánh
flan tự động rời khuôn và đường chan hòa cả bánh.
Các bạn hình dung trang mạng là bánh
Flamby: bánh flan và đường caramel là nội dung của trang mạng, cái hũ và cái
lưỡi gà là server lưu giữ trang mạng. Trang mạng này bi kiểm duyệt có nghĩa là
cái lưỡi gà được tháo gỡ ra: bánh flan và đường caramel bị tống ra khỏi hũ, nội
dung bị đẩy ra khỏi server. Nội dung “nhạy cảm” là bánh flan và đường caramel
tràn ra ngoài, dân cư mạng chộp nội dung này và luân phiên phát tán trên những
trang mạng khác.
Hiệu ứng Flamby
Những sự kiện nổi bật về hiệu ứng Flamby có thể thấy dưới
đây
- Năm 2007, chính quyền Tunisia ngăn chặn YouTube
and DailyMotion sau khi tin tức về các tù nhân chính trị được phát tán
trên hai mạng này. Các nhà hoạt động dân chủ và những nhóm hỗ trợ bắt đầu tạo
đường liên kết trên hình ảnh dinh của nhà độc tài đương thời Ben Ali trên
Google Earth với những video về quyền tự do công dân. Báo The Economist
bình luận đây là một chuyện nhỏ về nhân quyền trở thành một phong trào
roojngkhaswp toàn cầu.
- Tháng 1/2008, Giáo Hội Scientology nỗ lực
ép các trang mạng xóa bỏ đoạn video tài tử Tom Cruise nói về Scientology. Kết
quả là phong trào “Project Chanology” ra đời .
- Tháng 12/2010, trang mạng Wikileaks bị
tấn công từ chối dịch vụ (DoS attacks) sau khi phát tán những điện thư của
chính Phủ Hoa Kỳ. Cư dân mạng co cảm tình với Wikileaks đã lập những trang mạng
phản chiếu (mirrored website) để không cho một ai có thể xóa bỏ hoàn toàn những
dự liệu này.
- Gần đây nhất, tháng 4/2013, cơ quan tình
báo Pháp DCRI ép trang mạng Wikipedia phải xóa bỏ một bài viết về Đài phát
thanh quân dội đặt tại Pierre-sur-Haute. Họ đã liên lạc với Tổ chức Wikimedia
nhưng tổ chức này đã từ chối gỡ bỏ bài này viện dẫn rằng bài này chỉ có những thông tin mà mọi người có
thể công khai tìm thấy theo quy lệ của tổ chức. Kết quả là từ ngày 6/4/2013,
bài này được xem nhiều nhất trên trang Wikipedia của Pháp, vì Wikipedia ghi rõ
lời phản hồi cho cơ quan tình báo Pháp.
Những cố gắng vô vọng của chính quyền
Tháng Năm 2010, Trung tướng công an, ông Vũ
Hải Triều, tục gọi là "Triều tóc bạc", Tổng cục phó Tổng cục an ninh,
trong Hội Nghị báo chí toàn quốc đã khoe thành tích: trong mấy tháng qua, bộ
phận kĩ thuật của "ta" đã "phá sập 300 báo mạng và blog cá nhân
xấu". Các trang mạng và blog quả nhiên bị đánh sập rất nhiều. Nhưng ngay
sau đó dân cư mạng Việt Nam vẫn cứ tiếp tục lập mạng mới, mở thêm Facebook,
thêm Twitter và nhất là mở thêm Blog trên blogspot.com của Google. Và số lượng
blog mỗi ngày một tăng lên. Đây chính là hiệu ứng Flamby.
Blogger càng lúc càng ưa chuộng trang blog
của Google, vì rất an toàn. Muốn vào điều khiển trang blog phải qua hai lần
kiểm soát, thứ nhất là mật mã, sau đó là mã số gởi bằng SMS qua điện thoại di
động. Nếu các bạn bị các đồng chí CAM cướp mật mã, bạn vẫn có thể lấy lại và thay đổi nó nhờ điện thoại di động bạn đã
đăng ký với Google.
Để ngăn chặn phần nào ảnh hưởng của các
blog và trang mạng có uy tin, đảng CSVN đã cho phát động phao trào “dư luận
viên” (xin hiểu là các đồng chí CAM giả dạng blogger) để viết bài và “comment”
phản biện. Nhưng những dư luận viên này chẳng còn một hành trang chính trị hoặc
một chỗ dựa tinh thần nào khả dĩ có những lập luận thuyết phục dân cư mạng nên
ảnh hưởng của họ không có bao nhiêu. Họ chỉ là công chức ăn lương của đảng CSVN
nên phải miễn cưỡng làm việc. Sự gắn bó với lý tưởng chủ nghĩa xã hội không còn
nữa. Họ sẽ là những người bỏ chạy trước tiên khi con thuyền đảng chao đao.
Hiện nay chúng ta có thể nhận xét mà không
sợ sai lầm là trong nội bộ của nhóm Công An Mạng họ rất là căng thẳng. Nhân
viên lúc nào cũng ngay ngáy lo sợ vì bị nguyền rủa là bất tài không giết được
những trang mạngđầu xỏ như Quan Làm Báo và Dân Làm Báo mà đảng đã
ra lệnh phải tiêu diệt cho bằng được. Hiệu ứng Flamby đang được thể hiện một
cách mạnh mẽ tại Việt Nam. Bức thành trì cây kiếm và khiên sắt của đảng đang bị
dân cư mạng của cả thế giới bủa vây, chỉ còn chờ ngày làn sóng thông tin đạp đổ
như đã đạp đổ Bức Tường Bá Linh cách dây 23 năm. Số người sợ vào tù càng ngày
càng giảm. Những trò khủng bố, tra tấn, giết người càng lúc càng được phơi bày.
Đảng CSVN sống nhờ dối trá và bạo lực nay đã lộ nguyên hình không còn che giấu
điều gì được nữa.
Nguyễn Gia Thưởng
No comments:
Post a Comment