Suốt
2 tuần qua, tôi thật chóng mặt với những biến động trong Việt Nam, từ những câu
chuyện từng được “đảng và nhà nước” che đậy, lần lượt phơi bày ra trước công
chúng, từ những cách hành xử của công An Quận Bình Chánh lạm quyền đến vụ “Cá
Chết Miền Trung” và cách làm việc của các “quan” trong Việt Nam, sinh mạng con
người trở nên mong manh hơn bao giờ hết, hang triệu người miền Trung không bằng
hơn 10 tỷ USD đầu tư của Đài Loan, không bằng giá rẽ của những nhà thầu Trung
Quốc cho cả ngàn dự án trên toàn quốc.
-
Chú ơi! Con định nghe lời chú tìm cách rời khỏi mảnh đất này, nhưng nay thì con
đổi ý, con muốn chứng kiến cảnh chế độ này bị dân giật xập, con muốn làm nhân
chứng.
-
Em mừng quá anh ạ! Em phải cám ơn Formosa, sự “thao túng” của họ đã làm người
dân mở mắt. Giờ em mới hiểu lòng dân như thế nào?
Tôi
ngỡ ngàng, cô em gái quen biết qua Facebook sinh sống tận Quảng Ninh, nơi được
xem là quê hương của điệu hát “Quan Họ”, lại có những suy nghĩ “mạnh bạo” như vậy.
Em nhỏ tuổi hơn tôi nhiều, sinh ra và lớn lên trong cái nôi của “đảng” cầm quyền,
em kể cho tôi biết những gì em đã nghe người dân sinh sống quanh quê nhà của em
nói về “chế độ” đó, họ chửi mắng không từ một chút gì, họ xem đám “làm quan”
không có chút cân lượng.
Khi
Lê Ngọa Triều dựa dẫm vào công trạng của người cha Lê Đại Hành, đối xử với dân
như thú vật, đối xử với những nhà sư như công cụ tiêu khiển, đã dẫn đến kết cục
bi thảm cho một bạo chúa. Những kẻ cai trị Việt Nam hiện nay, từ Nguyễn Phú Trọng,
Trần Đại Quang hay Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng dựa vào cái “hào quang cũ” của
“ông nội”,”ông ngoại” họ, để chiếm quyền cai trị và lèo lái giang sơn đến bờ vực
thảm của sự phá sản.
Sự
ngu dốt trong việc điều hành đất nước và khư khư “giữ quyền” đã dẫn Việt Nam đến
chiếc hố “đen” của sự tàn khốc.
Phá
sản nhân cách của những con người sinh ra và sống dưới nền giáo dục của “thể chế”
đó, lòng tự trọng đã bị mất.
Phá
sản nền văn hóa tươi đẹp của dân tộc qua nhiều thế hệ với những trò nhố nhăng của
lễ hội, con người biến thành những loài thú cắn xé, chen lấn, dã man.
Phá
sản nền kinh tế và đẩy dân vào bế tắc cuộc sống với nợ công cao ngất ngưỡng,
thiếu chứng minh khả năng chi trả và hàng trăm loại sưu thuế đè nặng lên mình của
cả dân tộc.
Và
nay cả môi trường, tài nguyên của non sông gấm vóc với nền văn hóa “lúa, nước”
đã và đang bị phá sản một cách khủng khiếp, rừng bị đốn sạch, biển nhiểm độc chất
thãi, phù sa miền nam thì bị nhiễm nước mặn, không khí ô nhiễm nặng nề.
Tất
cả những vụ phá sản đang đe dọa đến sự sinh tồn của dân tộc, thì những ông “vua”,
ông “quan” vẫn tiếp tục sáo ngữ “nước nào phát triển mà chả vậy?”, để che dấu sự
“dốt nát” yếu kém quản lý, và vẫn tiếp tục “đảng Cộng Sản Quang Vinh Muôn Năm”
kích động dân chúng bảo vệ “chế độ tàn tật” của họ.
-
Cậu sao chậm hiểu thế, ba cái trò thọc gậy bánh xe của Ba X đó!
-
Là sao anh? Em không hiểu lắm?
-
Ba X bị Trọng “Lú” chơi sát ván vụ bầu cử kỳ rồi, ép tới “ngợp thở”, nên giờ
đàn em của Ba X bắt đầu phản công, cách hay nhất là khui ra hết những trò tiêu
cực nào có thể gây phẫn nộ đến dân chúng, từ cá chết, công an đánh dân, rồi vài
hôm nữa sẽ đến trạm thu phí, tăng giá điện, tăng giá xăng dầu, rồi tiếp đến sẽ
tăng thêm một số loại thuế, toàn những chuyện khiến dân phẫn nộ.
-
Nhưng dù dân phẫn nộ thì có lợi gì cho Ba X?
-
Dân lật đám Trọng “Lú” rồi thì chuyện gì xảy ra? Ai ở Việt Nam có đủ khả năng lập
đảng mới bằng Ba X và đàn em? Ba X thừa cơ hội chiếm diễn đàn, lại không mang
tiếng với các “cựu thần” của “đảng”.
Ông
anh “tiền bối” đưa ra suy luận mà tôi và bạn bè thường gọi là “thuyết âm mưu”
nghe ra cũng hữu lý, nhưng đó cũng chỉ là một góc nhìn. Tuy nhiên ở một góc
nhìn đứng đắn thì rõ ràng đang có những dấu hiệu ngày một rõ hơn về sự cáo
chung của một chế độ.
Như
đã có một lần nào đó tôi từng viết trên Facebook của mình, nhìn lịch sử sẽ thấy
được sự lập đi lập lại một cách hoàn hảo.
Sưu
cao thuế nặng là điềm đầu tiên cho thấy chế độ bắt đầu lung lay.
Nhìn
lịch sử của Trung Hoa và Âu Châu hay Trung Đông, khi họ bắt đầu xây những cung
điện, thành quách vĩ đại để phô trương thì là lúc chế độ đã đào ngôi mộ tự chôn
mình.
Nạn
mua quan bán tước xuất hiện, càng lúc càng nhiều, đi đâu cũng thấy tham nhũng,
đi đâu cũng thấy lạm quyền nhân danh “luật lệ”.
Tạo
ra nhiều lễ hội để vui chơi hưởng lạc.
Tạo
ra những kẻ “kiêu binh” để bảo vệ quyền lợi và quyền cai trị, và chính những kẻ
“kiêu binh” là nguồn gốc khiến cho kẻ cai trị chết thảm khốc và nhanh hơn.
Đó
chính là những nguồn gốc lý do khiến cho quyền cai trị bị lật đổ, và dường như
những dấu hiệu này đang hiện ra trước mắt của tất cả mọi người.
Thuế
lợi tức, thuế mua hàng, thuế nhập cảng, thuế lập công ty, “phí” đường lộ, “phí”
xăng dầu, “phí” điện lực, “phí” nước sạch, “phí” học đường đang trên đà gia
tăng và chưa có dấu hiệu dừng lạ, cũng như sẽ còn hàng trăm loại “phí” khác mọc
ra ở khắp các địa phương trên toàn quốc.
Xây
văn miếu, xây tượng đài vô tội vạ khắp nơi, phố nào cũng là ‘phố văn hóa”, đường
nào cũng cổng văn miếu.
Giá
vào hải quan là bao nhiêu? Ghế này trị giá bao nhiêu? Ghế kia bao nhiêu? Từ
ngành ngoại giao, bộ Vật Tư, bộ thông tin truyền thông, chức thứ trưởng, chức bộ
trưởng, hàm thăng tướng, tất cả đều có giá cả rõ ràng. Kẻ ngồi vào chức cao lại
đẻ ra hàng chục chức “phó”, chức “thứ”, để “thu lại tiền vốn”.
Lễ
hội “chém lợn”, làm “hoành tráng” cho ngày giổ Vua Hùng, rồi “cướp có văn hóa”,
nào diễn hành thật vĩ đại 30 tháng tư, nào bắng pháo bông ngày ‘quốc khánh” nào
nghĩ tết được kéo dài.
Lập
các đội dân phòng, dân quân địa phương, Phường đội, “đoàn thanh niên”, áo xanh,
áo vàng, áo xanh lá cây, rồi áo đỏ “Dư Luận Viên” , hàng chục lực lượng “kiêu
binh” tương tự với mục tiêu duy nhất “bảo vệ chế độ”, hành hung, gây bạo động,
“tặng” mắm tôm vào nhà dân.
Lịch
sử luôn lập lại, và đây chính là lý do trong 2 tuần qua nhiều người từ trong đến
ngoài nước, inbox, email, điện thoại với tôi và đều nói với tôi “chúng sắp sửa
thổ huyết” rồi.
Thấy
mọi người hy vọng, tôi cũng… Mừng, nhưng… Lại là chữ “nhưng”, liệu những dấu hiệu
trên đã giật xập được một chế độ chưa? Câu trả lời của tôi có lẽ sẽ là…
chưa!
Người
dân đi biểu tình trên khắp đất nước hôm 1 tháng 5, đã có vẻ vượt qua được sự sợ
hãi, khi có không khí của đám đông, mọi người trở nên can đảm hơn, sẵn sàng bảo
vệ nhau trước những đòn “bạo lực” của các “áo xanh”.
Nhưng
khi đám đông tan, họ trơ trọi chỉ có một mình, những đòn “cô lập” được tung ra,
cô lập tài chánh, cô lập quan hệ, cô lập xã hội sẽ đẩy họ đến sự túng thiếu, rồi
trên báo chí sẽ đem hình ảnh họ lên như những kẻ “phản quốc”, liệu họ có chống
đỡ nổi hay không? Và sẽ chống đỡ được bao lâu?
Không
phải ai cũng có can đảm như các bạn bè tranh đấu xã hội dân sự trong nước, đã
xem chuyện này như “cơm bữa”, xem chuyện đánh đập, cô lập, đi tù như những trải
nghiệm của cuộc sống làm cho họ mạnh mẽ lên.
Người
dân bình thường vẫn còn nhiều sợ hãi, họ có quá nhiều điều đã mất, và không thể
mất thêm nữa, họ đã mất không khí của tự do, họ đã mất dần tài sản vào túi các
tham quan, họ đã mất đi lòng tự trọng của một dân tộc, và họ không muốn mất
thêm người thân, mất thêm bạn bè, mất thêm… không gian cuối cùng của cuộc sống.
Và
khi những “bóng ma” của nỗi sợ hãi còn ẩn chứa trong trái tim của những người
dân bình thường, họ sẽ bỏ mặc sự trôi nổi của xã hội, họ trở nên ích kỷ hơn và
trở thành những… Zombie thời đại, dù chế độ đó có tự nó xập, thì dân tộc cũng
phải mất nhiều thập kỷ, mới gội rữa sạch sẽ những tàn tích “âm độc vô cảm” hệ
quả của những gì đang xảy ra hôm nay.
Ai
trả lời giùm, đất nước sẽ về đâu? Câu thơ chót của cô giáo Trần Thị Lam sẽ
chính là câu hỏi mà cá nhân tôi vẫn đi kiếm câu trả lời, cũng có thể đến khi
tôi xuôi tay nhắm mắt vài chục năm sau đó, vẫn chưa có câu trả lời chính
xác.
“Cơn
bão” Formosa, hay bài thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh”, có thể trở
thành xúc tác thay đổi cả một xã hội rộng lớn ở Việt Nam, thì đó chính là niềm
may mắn cho cả dân tộc. Nhưng nếu đó chỉ là những giọt nước sôi tràn ra ngoài nồi
và rồi khi tắt lửa thì nước lại rút xuống đáy nồi, thì có lẽ dân tộc Việt Nam sẽ
từ từ… biến mất như dân tộc Maya, 2 chữ Việt Nam sẽ chỉ là “huyền thoại” trên
vài cuốn phim của Hollywood, để thế giới biết đã từng có một dân tộc mang tên
Việt Nam, nhưng vì sợ hãi nên “4,000 tuổi mà Dân không Chịu Lớn”.
Đất Nước
Mình Ngộ Qúa Phải Không Anh?
PHONG TRAN -
Published on May 3, 2016
No comments:
Post a Comment