Wednesday 11 May 2016

AI VÀ LÀM GÌ CHO PHONG TRÀO BẤT TUÂN DÂN SỰ? (BS Hồ Hải)





Wednesday, May 11, 2016


Bài đọc liên quan:


MỞ ĐẦU

Năm 1986, chúng tôi là những sinh viên, thời ấy chỉ có báo giấy và loa phường của hệ thống tuyên truyền của đảng cộng sản cầm quyền. Nhưng chúng tôi vẫn bắt được tin tức bên ngoài bằng những chiếc radio chạy pin nhỏ cầm tay để nắm tình hình.

Ngày ấy, Việt Nam đang kẹt ở chiến trường Cambodia. Liên Xô đang kiệt quệ với thảm họa hạt nhân Chernobyl và chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ, Liên Xô giảm dần viện trợ cho đàn em Việt Nam. Đối đầu với Trung Hoa chưa được tháo gở. Bị Hoa Kỳ cấm vận. Nhưng cả nước lại rơi vào một cơn khủng hoảng kinh tế giá lương tiền của ông phó chủ tịch hội đồng quản trị nhà thơ làm kinh tế - ông Tố Hữu - đến nỗi ông GS Trần Phương lúc đó phải thốt lên rằng: "Trên tôi là một nhà thơ/Dưới tôi một lũ ngẫn ngơ ra vào".

Cũng ngày đó, hợp tác xã tín dụng, doanh nghiệp huy động tiền lừa đảo mọc như nấm sau mưa - nước hoa Thanh Hương, Huỳnh Là, Lâm Cẩu, Đại Thành, v.v... Họ lấy tiền vay sau trả cho lãi suất vay trước như con rắng tự ăn cái đuôi của mình.

Ngày ấy tôi đã từng ngây thơ và hy vọng như trong loạt bài phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ khi ông Nguyễn Văn Linh làm nhà báo Nói Và Làm. Song rồi cái gì đến đã đến khi ông Mikhail Gorbachev tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô tuyên bố tùy nghi di tản và xóa đảng cộng sản cầm quyền của ông ở Liên Xô và Đông Âu vào cuối năm 1989. Mọi viện trợ cho đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam từ Liên Xô không còn nữa. Nói Và Làm của ông Linh biến mất để sửa soạn dọn mình ký kết Hội nghị Thành Đô tháng 9/1990, và cởi trói kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

CUỘC BIỂU TÌNH HƠN 10.000 SINH VIÊN ĐÊM 09/7/1989

Chúng tôi ngày ấy, cho đến bây giờ còn nhớ mãi cái đêm 09/7/1989, hơn 10.000 sinh viên ở các trường Đại học tại Sài Gòn - từ các ký túc xá sinh viên các đại học Y Dược Nha, Tài Chính Ngân Hàng, Tổng Hợp, Bách Khoa, Kinh Tế Sư Phạm, SP Kỹ Thuật Thủ Đức, Nông Lâm, v.v... - xuống đường biểu tình suốt đêm cho đến giữa trưa hôm sau 10/7/1989, để phản đối báo Sài Gòn Giải Phóng vu oan sinh viên quậy phá ở Hồ Kỳ Hòa 2.

Câu chuyện biểu tình đã 27 năm, nhưng trong tâm trí chúng tôi như mới hôm qua. Chúng tôi bắt đầu từ Ký túc xá 230 Ngô Gia Tự - Đại học xá Minh Mạng cũ - quận 5 đã diễu hành sang Ký túc xá Lý Thường Kiệt của ĐH Bách Khoa, rồi sang Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh của ĐH Tài Chính và kêu gọi sinh viên ĐH kinh tế ở Ký túc xá Trần Hưng Đạo cùng hòa mình vào các bạn sinh viên ĐH SP ở Nguyễn Văn Trỗi tỏa vào cùng ĐHSP Kỹ thuật và Nông Lâm ở Thủ Đức tràn về. 

Cuộc biểu tình ngày ấy, đầu tiên là đạp cửa tòa soạn SGGP ở đường Nguyễn Thị Minh Khai - Hồng Thập Tự cũ - sau đó là, kéo nhau đến ngả tư Lê Lợi Nguyễn Huệ tọa kháng suốt từ đêm 09/7 đến trưa 10/7/1989 vì đã có nguyên giàn xe tăng, thiết giáp và hàng ngàn quân đội cùng xe nhà binh chia pháo, đại liên hàng ngang trước nhà há lớn TP chỉa súng về chúng tôi.

Không những thế, cảnh sát cơ động ngày ấy đã dùng dùi cui, pháo cay đánh đập chúng tôi không cho vào trụ sở UBND thành phố, chúng tôi đã phải dùng sinh viên nữ lên hàng đầu thì chính quyền mới chùn tay đàn áp, và ông Nguyễn Hữu Khương - giám đốc công an TP HCM lúc bấy giờ mới ra mặt để giản hòa. Đêm hôm ấy chúng tôi đã yêu sách với ông Tư Khương, nhưng chúng tôi đã ngây thơ vì có hàng chục phóng viên chụp từng người ai đã đứng lên yêu sách và ngồi tọa kháng ở hàng đâu.

Mặc cho ông Tư Khương nói, chúng tôi không tin và ngồi suốt đêm đến sáng ai cũng lã người vì khát và đói. Nhưng các lực lượng quân đội, cảnh sát, an ninh đã bao nva6y tất cả các ngả đường quanh trung tâm quận Nhứt Sài Gòn từ Chợ Bến Thành bọc quanh đến Nguyễn Du sang Đồng Khởi qua Hàm Nghi, nội bất xuất ngoại bất nhập. Một số khách Tây ở Rex Hotel thấy thương, họ mang nước cho chúng tôi, nhưng cũng bị lực lượng bảo vệ chính quyền ngăn cản. Cuối cùng, những ai kiên trì nhất cũng bỏ cuộc vì đói và khát mà không có người dân nào tiếp tế.

Mọi người ra về, một số khooảng hơn 30 người cuối cùng ra về vào lúc 11:30' trưa ngày 10/7/1989. Ngay chiều 10/7/1989 một đoàn xe bịt bùng cùng ông Nguyễn Hữu Khương vào Ký túc xá Ngô Gia Tự mời ban tự quản sinh viên và bắt họ đi sau khi làm biên bản. Những ai không bị bắt đi được mời sang hội trường trung tâm điều hành sinh viên thành phố ở đường Nguyễn Chí Thanh làm tường trình suốt 3 ngày liên tục. Những người biểu tình hôm ấy sau này lý lịch được ghi: "Thành phần không hợp tác với cách mạng". Tất cả họ đều khó khăn sau khi ra trường ểể kiếm việc làm trong hệ thống nhà nước.

BẤT TUÂN DÂN SỰ NGÀY ẤY

Ngày ấy câu chuyện Bất tuân dân sự râm ran như một hạt muối rồi tan biến giữa biển khơi. Nó chết vì dân chưa hiểu quyền lực của mình, mặc dù trước 30/4/1975 người dân Việt ở miền Nam đã từng dùng nó để giết chết cái tự do dân chủ mà chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho họ.

Phong trào đấu tranh bất tuân dân sự của Việt Nam sau khi cộng sản thôn tính nước Việt ngày 30/4/1975 đã bắt đầu từ cuối thập niên 1970, đã có nhiều người vào tù ra khám nhiều lần nhưng ngày càng mạnh hơn, nhiều hơn, đến hôm nay có khoảng 200 tổ chức dân sự đã ra đời, nhưng vẫn còn tản mát.

Ngày ấy sinh viên đói lắm, chính quyền cũng không có gì ngoài trao cho dân bạo lực và sắc máu, mạng xã hội chưa có, sinh viên bị theo dõi từ ký túc xá đến trường đại học, thậm chí có người bị quản thúc trong địa bàn phường của ký túc xá đang cư ngụ. Dân thì quá sợ sau cuộc cải tạo từ những người tham gia chính quyền VNCH và bị cải tạo công thương nghiệp, cũng như cạn kiệt đời sống sau 3 lần đổi tiền giới hạn chỉ được đổi hai trăm đồng cho mỗi gia đình. Người dân suốt 24h/ngày chỉ biết cắm mặt vào kiếm sống qua ngày, không thể nghĩ được gì hơn - nghèo nên nó hèn là thế - nên bất tuân dân sự là điều khó thể thành công.

Sau cuộc biểu tình đêm 09/7/1989 chúng tôi ngồi với nhau tâm sự, trước 30/4/1975 người biểu tình được dân đẩy xe nước, bao nilon, chanh vắt sẵn, bánh mình thịt kèm theo ủng hộ cho cuộc biểu tình kéo dài, và chống hơi cay. Bây giờ chúng ta biểu tình dân không còn dân khí làm việc ấy, chúng ta chỉ làm con thiêu thân cho lũ cường quyền nó giết.

Một số anh em chuyển sang đấu tranh tham nhũng của ban tự quản sinh viên ăn bớt khẩu phần ăn của sinh viên, bằng truyền đơn, biểu ngữ lại bị những sinh viên được nhà cầm quyền cài cắm trong ký túc xá làm chỉ điểm, và họ bị kỷ luật kết tội bệnh tâm thần phân liệt đuổi ra khỏi trường đại học, hoặc bị đi tù vì tội chống phá cách mạng, người nhẹ nhất bị trả về địa phương giáo dưỡng 1 năm. Rồi phong trào sinh viên sau 3 năm lớn mạnh dần bị dìm chết, nhưng tất cả họ đều thành công nhờ vào tư duy khác biệt với cộng đồng.

BÂY GIỜ HOẶC KHÔNG BAO GIỜ CHO BẤT TUÂN DÂN SỰ

30 năm trước chính quyền khó khăn hơn nhiều so với bây giờ về kinh tế và sự cô lập của quốc tế. Nhưng nhờ những yếu tố sau đã giúp nhà cầm quyền cộng sản đã sống lại:

1. Bàn tay cứu giúp của Trung cộng qua hiệp ịịnh Thành Đô.

2. Sự tự nguyện nô lệ của dân Việt do sự sợ hãi và dân tộc tính bị trị sinh ra.

Mặc dù, lúc đó khí thế đấu tranh của sinh viên học sinh mạnh mẽ hơn bây giờ nhiều lắm. Nhưng tất cả đều bị đàn áp đến thất bại, mà không ai có thể giúp đỡ như các tù nhân lương tâm như bây giờ. Vì thế, chúng ta không lạ khi chính quyền hiện nay buộc lòng phải chịu dưới sự điều khiển của Trung cộng.

30 năm mới có một lần thứ 2 để người dân hiểu được quyền lực của mình là to lớn. Lúc này chứ không lúc nào khác người dân Việt cần biết sức mạnh của bất tuân dân sự to lớn như thế nào để cải tổ đất quốc gia dân tộc đã bị nhấn chìm xuống bùn đen tăm tối.

Cơ hội của năm 2016 không thể bỏ qua. Nếu bỏ qua lần này nhân dân và đất nước Việt Nam có thể sẽ không còn, hoặc chờ đến 30 năm hay lâu hơn nữa. Rồi con cháu ờời sau sẽ ra sao, tới giờ này tất cả những người Việt có lương tri đều không thể có câu trả lời trong đau xót.

Bất tuân dân sự - BTDS - không có gì là to tác, chỉ cần bất hợp tác với những gì chính quyền không vì dân, của dân và do dân. Bất tuân dân sự không phải là chống lại chính quyền độc tài, mà là làm cho chính quyền độc tài trở thành chính quyền của dân, do dân và vì dân. Hay nói cách khác BTDS là phong trào mà đó toàn dân quay lưng với những sai trái của chính quyền nhảm giảm thiểu quyền lực của chính quyền độc tài đến mức thấp nhất có thể.

AI SẼ LÀ CON NGƯỜI CỦA LỊCH SỬ

Cho đến hôm nay, các tổ chức dân sự người Việt trong và ngoài nước rất nhiều. Nhưng việc đấu tranh cho quốc gia dân tộc Việt phải khẳng định chính là người trong nước, mọi tổ chức ở bên ngoài nước Việt chỉ là phụ, làm việc hỗ trợ hơn là đấu tranh trực diện với chính quyền độc tài cộng sản.

Thực chất phong trào đấu tranh bằng con đường bất tuân dân sự ở Việt Nam sau ngày 30/4/1975 đã có từ thập niên cuối thập niên 1970. Có thể nói phong trào đấu tranh bất tuân dân sự đầu tiên ở Việt Nam sau 30/4/1975 được khởi xướng là do vị bác sĩ đáng kính Nguyễn Đan Quế vào năm 1978, khi mà người dân Việt đang trong nạn đói với bobo, khoai, sắn, họ không thể nghĩ gì hơn. Ông đã hy sinh suốt 38 năm qua cả nghề nghiệp, cuộc sống bình yên, vào tù 3 lần trong 20 năm, và luôn trong tình trạng bị chính quyền quản thúc quản chế tại gia. Ông có thể tỵ nạn chính trị ở bất cứ quốc gia nào ông muốn, nhưng ông không ra đi chỉ vì đấu tranh cho một quốc gia dân tộc thooát khỏi độc tài, nô lệ ngoại bang.

BS Nguyễn Đan Quế là người đủ tài, tâm, tầm nhìn và cả kinh nghiệm của một lãnh đạo cho phong trào BTDS ở Việt Nam, khi ông đặt tên cho tổ chức của mình là Phong Trào Nhân Bản. Ngay cả cái tên của tổ chức của ông cũng đủ nói lên bản chất vị tha, không hồi tố với kẻ thù dân tộc là ảảng cộng sản đang cầm quyền hiện nay. Vấn đề còn lại là làm sao phong trào BTDS toâ dên Viẽt lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của lịch sử?

CÁC TỔ CHỨC DÂN SỰ ĐÒAN KẾT LẠI

Từ hơn 2600 năm lịch sử nước Việt, dân tộc ta đã trải qua hơn một nửa thời gian chiến tranh, nhưng đa phần là nội chiến, và chỉ khi nào đời sống người dân đến cùng cực mới có một nhân vật kiệt xuất ra đời để lãnh đạo toàn dân làm cuộc cách mạng xã hội. Nguyên nhân của 2 yếu tố nội chiến và chỉ đến khi cùng cực là do dân tộc tính người Việt có những cặp tính cách mâu thuẫn nhau sau đây:

1. Cần cù nhưng dễ thỏa mãn
2. Thông minh nhưng chỉ để đối phó tình huống.
3. Khéo léo nhưng chỉ nửa vời chứ không bền lâu.
4. Rất thích tụ tập mà không có sự liên kết để làm việc tập thể hiệu quả.
5. Hời hợt, xởi lởi mà lại không bền lâu. Nên hám lợi hơn làm việc có chất lượng.
6. Đoàn kết chỉ xuất hiện trong khó khăn.
7. Thành công thuận lợi luôn sinh ra đố kỵ. Nên hễ ai đó thành công sẽ lắm kẻ thù
8. Hám danh nhưng năng lực không có. Nên bằng cấp rất nhiều nhưng không làm được gì
9. Mọi việc làm rất nhanh nhưng không chất lượng

Tất cả những tính cách trên của người Việt là rào cản cho những đòi hỏi của một phong trào BTDS cần như sau:

1. Trường kỳ đấu tranh.
2. Chấp nhận hy sinh lúc khó khăn, và đoàn kết trong thành công.
3. Hạt nhân nòng cốt phong trào phải đầy năng lực.
4. Một lực lượng lớn quay quanh phong trào BTDS trường kỳ và ngày càng lớn mạnh.
5. Một chiến lược và chiến thuật đấu tranh ôn hòa, mưu trí và hiệu quả tránh tổn thất lực lượng.

Chính những yếu tố trên, 200 tổ chức dân sự đang có của người Việt đấu tranh BTDS cần ngồi lại với nhau dưới một đường lối chung, nhưng vẫn giữ những tổ chức riêng của mình để làm nhiệm vụ đặc thù được phân công chuyên biệt theo từng giai ọaooạn tình hình thực tế đòi hỏi.

CẦN NHỮNG BỘ PHẬN GÌ CHO ĐẤU TRANH BẤT TUÂN DÂN SỰ

Ngay bây giờ, các tổ chức dân sự người Việt trong và ngoài nước cần thành lập những bộ phận chuyên nghiệp sau khi ngồi lại với nhau:

1. Bộ phận chính sách đường lối cho phong trào BTDS.
2. Bộ phận pháp lý để phục vụ cho phong trào BTDS.
3. Bộ phận ngoại giao.
4. Bộ phận truyền thông.
5. Bộ phận nghiên cứu về kinh tế tài chính.
6. Bộ phận thương mại.
7. Bộ phận công nhiệp và kỹ nghệ.
8. Bộ phận giáo dục.
9. Bộ phận y tế.
10. Bộ phận môi trường.
11. Bộ phận nông lâm ngư.
12. Bậ phận xây dựng và kiến trúc quy hoạch

Hai bộ phận an ninh và quốc phòng không cần thiết phải thành lập, nhưng cần nhân lực để nghiên cứu. Vì bất kỳ quốc gia nào dù chế độ độc tài đến đâu thì cuối cùng quân đội và an ninh quốc gia cũng đứng về nhân dân. Hơn nữa, BTDS là ôn hòa, nhân bản, bất hồi tố. Điều cần thiết của các tổ chức dân sự đấu tranh BTDS là đủ tầm, tâm, năng lực khi lịch sử giao phó trọng trách.

KẾT

Đã đến lúc lịch sử đòi hỏi trí thức và các tổ chức dân sự Việt cả trong và ngoài nước phải ngồi lại với nhau. Bây giờ hoặc không bao giờ để quốc gia dân tộc tồn vong.

Sài Gòn, 18h09' ngày thứ Tư, 11/5/2016
Posted by Hồ Hải at 6:09 PM 






No comments:

Post a Comment

View My Stats