BBC
Cập nhật: 14:55 GMT -
thứ năm, 13 tháng 3, 2014
Nga bắt đầu cho tập trận với hơn 8.000 đội quân, ở khu
vực gần biên giới với Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga xác
nhận lực lượng pháo binh như các loại vũ khí phóng hỏa tiễn và chống tăng cũng
tham gia vào cuộc tập trận.
Cuộc tập trận diễn ra trong lúc
căng thẳng giữa Ukraine và Nga ngày càng gia tăng do Crimea sắp tổ chức trưng
cầu dân ý về việc sát nhập với Nga.
Trước đó, quốc hội Ukraine cũng vừa bỏ phiếu để thành lập
lực lượng gồm 60.000 quân tình nguyện.
Thủ tướng lâm thời Arseniy
Yatsenyuk tuyên bố hôm thứ Tư 12/03 rằng Ukraine "sẽ không bao giờ đầu
hàng" trước Nga.
Hoa Kỳ và châu Âu bày tỏ ủng hộ
Ukraine bằng việc đưa ra các đe dọa cấm vận nghiêm ngặt lên Nga nếu quốc gia
này không cho rút quân, hiện đang đóng ở các khu vực trọng yếu ở Crimea.
Belarus - đồng minh của Nga -
đã yêu cầu Moscow điều thêm máy bay chiến đấu và máy bay vận chuyển quân sự sau
khi Nato tăng cường lực lượng ở các quốc gia láng giềng trong vùng Baltic.
Tăng cường phòng vệ
Bộ trưởng Quốc phòng Nga xác
nhận tập trận đã bắt đầu ở vùng Rostov, Belgorod và Kursk, gần biên giới
Ukraine, và sẽ tiếp tục cho tới cuối tháng Ba.
"Mục đích chính... là kiểm
tra nhiều mặt về sự gắn kết trong thực hiện đào tạo nhiệm vụ chiến đấu ở các
địa hình không quen thuộc và các tầm bắn chưa được thử nghiệm," Bộ Quốc
phòng nói.
Ông Andriy Parubiy, phụ trách
an ninh quốc gia Ukraine, đưa ra cảnh báo hôm thứ Tư về "tình hình nguy
cấp" ở vùng Đông và biên giới phía Nam Ukraine, nơi ông nói đang tập trung
hơn 80.000 quân lính Nga.
Ông cho rằng có "đe dọa ở
tầm xâm lược toàn diện từ nhiều hướng khác nhau" và cảnh báo một số nhóm
quân chỉ cách thủ đô Kiev của Ukraine "hai tới ba tiếng đồng hồ".
Quốc hội Ukraine đã thống nhất
thông qua việc thành lập đội Vệ binh Quốc gia, gồm 60.000 quân tình nguyện chủ
yếu tuyển dụng từ các nhà hoạt động tham gia biểu tình ủng hộ châu Âu gần đây
và từ các trường quân sự.
Đội Vệ binh Quốc gia sẽ được sử
dụng để “đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ biên giới và loại trừ các nhóm khủng
bố”, ông Paruniy nói.
Quân đội chính thống của
Ukraine hiện có khoảng 130.000 lính so với lực lượng mạnh mẽ 845.000 quân của
Nga.
Tổng thống Vladimir Putin trước
đó khẳng định rằng không thể trách Nga gây ra cuộc khủng hoảng.
'Thiệt hại khủng khiếp'
Tổng thống Nga đã bàn về cuộc
khủng hoảng trong cuộc gặp với Hội đồng Bảo an, theo các hãng thông tấn Nga đưa
tin.
Quân đội Nga và lực lượng vũ
trang thân Nga đã chiếm cứ các địa điểm trọng yếu ở Crimea từ cuối tháng Hai,
sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ. Đây là vùng tự trị với đa số
người dân có gốc Nga.
Tổng thống Putin nói với đoàn
thể thao Paralympics ở Sochi hôm thứ Năm: “Nga không phải là điểm khởi đầu của
những sự việc đang diễn ra”.
]
Còn Thủ tướng Đức Angela Merkel
nói Nga đang khai thác điểm yếu của nước láng giềng Ukraine hơn là hành động
như một đối tác vì sự bình ổn.
Thủ tướng Đức cũng đe dọa sẽ
nâng cấp hàng loạt biện pháp trừng phạt nếu Nga không làm giảm căng thẳng ở
Ukraine.
Trong một thông cáo từ
Bundestag, bà nói các biện pháp chính trị và ngoại giao, không phải hành động
quân sự, mới là cách giải quyết khủng hoảng.
“Nếu Nga tiếp tục các hành động
như những tuần qua, nó sẽ không chỉ còn là thảm họa cho Ukraine,” bà nói.
“Chúng tôi sẽ không chỉ coi vấn
đề này, [với tư cách] cũng là hàng xóm của Nga, là mối đe dọa,” bà Merkel nói
với các dân biểu. “Và điều đó sẽ không chỉ làm thay đổi mối quan hệ giữa Liên
hiệp châu Âu (EU) với Nga. Không, nó sẽ gây ra thiệt hại kinh tế và chính trị
khổng lồ tới Nga.”
Mặc dù không dùng từ cấm vận,
bà Thủ tướng vẫn cảnh báo nếu không có tiến triển gì trong vài ngày tới, các
biện pháp gây “ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng” sẽ được áp dụng.
“Vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của
Ukraine không thể bị đem ra chất vấn,” bà nói.
Cũng vào thứ Năm, tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) đã đình chỉ mọi đàm phán với Nga. OECD vốn vẫn quảng bá cho việc quản trị và sáng
kiến về chính sách kinh tế.
Toàn bộ 34 thành viên của OECD
không đưa ra giải thích gì cho quyết định này, và nói thêm tổ chức sẽ “đáp ứng
tích cực thỉnh cầu của Ukraine” về việc thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn.
Các ngoại trưởng khối EU theo
dự kiến sẽ gặp nhau vào thứ Hai 17/03 để xem xét các bước tiếp theo. Lãnh
đạo khối EU cũng đã đình
chỉ đàm phán với Nga về việc nới lỏng hạn chế visa và chuẩn bị cho hội
nghị G8 ở Sochi vào tháng Sáu.
Lãnh đạo khối các nước công
nghiệp G7 – gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Hoa Kỳ - cùng với EU hôm thứ
Tư 1/03 cảnh báo sẽ “hành động nhiều hơn, với tư cách độc lập và tập thể” nếu
Nga tiếp tục các hoạt động của mình.
Trong khi đó, chủ tịch Ủy ban quan hệ quốc tế Duma (của quốc hội Nga) đã
công nhận rằng quân đội Nga có tham gia vào việc kiểm soát Crimea – khác với
tuyên bố chính thức của Moscow rằng những người mặc quân phục, mang vũ trang là
“đơn vị tự vệ”.
“Có một số đơn vị quân đội ở
đó, trong tư thế đề phòng xảy ra bạo lực lan rộng từ Kiev,” ông Leonid Slutsky
nói với đài phát thanh Ekho Moskyy.
Đây không phải là “chiến dịch
quân sự quy mô lớn” nhưng họ ở đó để bảo vệ người dân và đảm bảo không xảy ra
đổ máu, ông nói.
Hôm thứ Tư 12/03, Tổng thống Hoa Kỳ đón tiếp Thủ tướng
lâm thời Arseniy Yatsenyuk ở tòa Bạch Ốc và hứa sẽ “sát cánh cùng Ukraine”
trong cuộc tranh chấp.
“Nga đổ quân lên đất của
Ukraine ở thế kỷ 21 này là điều hoàn toàn không chấp nhận được, vi phạm mọi
thỏa thuận và hiệp ước quốc tế,” ông Yatsenyuk nói.
Căng thẳng vẫn ở mức cao kể từ
khi Tổng thống Yanukovych rời Ukraine sang Nga hôm 22/02, sau khi xảy ra đụng
độ giữa cảnh sát với người biểu tình ở Kiev làm hơn 90 người thiệt mạng.
Người biểu tình đóng ở Quảng
trường Độc lập ở Kiev từ tháng 11/2013, nhằm phản đối quyết định của ông
Yanukovych từ chối thỏa thuận với khối EU để đổi lấy gói cứu trợ của Nga.
No comments:
Post a Comment