VOA
13.03.2014
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói EU sẽ áp đặt
trừng phạt đối với Nga nếu nước này không tiến hành việc thành lập một nhóm
liên lạc để thảo luận về khủng hoảng Crimea.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói
Nga có nguy cơ gặp thiệt hại nặng nề về chính trị và kinh tế nếu không thay đổi
đường lối trong cuộc khủng hoảng Ukraina.
Trong bài diễn văn đọc tại Quốc hội Đức ngày hôm nay, bà Merkel nói sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina 'không phải là vấn đề để thảo luận'.
Phương Tây và Nga đang trong tình trạng đối đầu căng thẳng về việc quân đội Nga xâm nhập bán đảo Crimea của Ukraina.
Tổng thống Barack Obama ngày hôm qua lại cảnh báo Nga là phương Tây sẽ 'làm cho Moscow bị tổn hại' nếu Nga tiếp tục can thiệp vào nội bộ của Ukraina.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc bên cạnh Thủ tướng lâm thời Ukraina Arseniy Yatsenyuk, Tổng thống Obama nói Washington 'hoàn toàn bác bỏ' cuộc trưng cầu dân ý dự trù tổ chức vào Ngày Chủ Nhật này về việc có tách rời khỏi Ukraina và sát nhập vào Nga hay không. Ông Yatsenyuk nói cuộc bỏ phiếu 'được sắp xếp trong vòng vài tuần lễ' là vi phạm luật quốc tế.
Thủ tướng Yatsenyuk cám ơn sự ủng hộ của Washington và nói chính phủ ông “tuyệt đối sẵn sàng và muốn” thảo luận với Moscow. Nhưng ông nói thêm Ukraina sẽ không bao giờ đầu hàng. Ông cũng nói rằng chính phủ ông chuẩn bị ký một hiệp ước hợp tác với Liên hiệp châu Âu trong tháng này.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ John McCain ngày hôm nay sẽ hướng dẫn một phái đoàn lưỡng đảng đi thăm Kyiv.
Một phát ngôn viên mô tả chuyến đi này để chứng tỏ sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ đối với chính phủ lâm thời và đối với nguyện vọng của dân chúng Ukraina về tự do, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ.
Chuyến đi thăm trùng hợp với một cuộc họp khẩn cấp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Nga vào ngày mai tại London.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa McCain và người đồng viện là Thượng nghị sĩ Dân chủ Christopher Murphy đã đi thăm Kyiv vào tháng 12 năm ngoái vào lúc những cuộc biểu tình chống chính phủ lên đến cao độ khiến Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych phải rời khỏi nước.
Ngày hôm qua, các nhà lãnh đạo Khối G7 các nước công nghiệp hàng đầu kêu gọi Nga 'ngưng tất cả những nỗ lực thay đổi tình trạng của Crimea trái với luật Ukraina'.
Khối G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng nói sẽ không công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.
Tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói Liên hiệp Châu Âu sẽ áp đặt trừng phạt đối với Nga nếu nước này không tiến hành việc thành lập một nhóm liên lạc để thảo luận về cuộc khủng hoảng Crimea.
Trong bài diễn văn đọc tại Quốc hội Đức ngày hôm nay, bà Merkel nói sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina 'không phải là vấn đề để thảo luận'.
Phương Tây và Nga đang trong tình trạng đối đầu căng thẳng về việc quân đội Nga xâm nhập bán đảo Crimea của Ukraina.
Tổng thống Barack Obama ngày hôm qua lại cảnh báo Nga là phương Tây sẽ 'làm cho Moscow bị tổn hại' nếu Nga tiếp tục can thiệp vào nội bộ của Ukraina.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc bên cạnh Thủ tướng lâm thời Ukraina Arseniy Yatsenyuk, Tổng thống Obama nói Washington 'hoàn toàn bác bỏ' cuộc trưng cầu dân ý dự trù tổ chức vào Ngày Chủ Nhật này về việc có tách rời khỏi Ukraina và sát nhập vào Nga hay không. Ông Yatsenyuk nói cuộc bỏ phiếu 'được sắp xếp trong vòng vài tuần lễ' là vi phạm luật quốc tế.
Thủ tướng Yatsenyuk cám ơn sự ủng hộ của Washington và nói chính phủ ông “tuyệt đối sẵn sàng và muốn” thảo luận với Moscow. Nhưng ông nói thêm Ukraina sẽ không bao giờ đầu hàng. Ông cũng nói rằng chính phủ ông chuẩn bị ký một hiệp ước hợp tác với Liên hiệp châu Âu trong tháng này.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ John McCain ngày hôm nay sẽ hướng dẫn một phái đoàn lưỡng đảng đi thăm Kyiv.
Một phát ngôn viên mô tả chuyến đi này để chứng tỏ sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ đối với chính phủ lâm thời và đối với nguyện vọng của dân chúng Ukraina về tự do, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ.
Chuyến đi thăm trùng hợp với một cuộc họp khẩn cấp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Nga vào ngày mai tại London.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa McCain và người đồng viện là Thượng nghị sĩ Dân chủ Christopher Murphy đã đi thăm Kyiv vào tháng 12 năm ngoái vào lúc những cuộc biểu tình chống chính phủ lên đến cao độ khiến Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych phải rời khỏi nước.
Ngày hôm qua, các nhà lãnh đạo Khối G7 các nước công nghiệp hàng đầu kêu gọi Nga 'ngưng tất cả những nỗ lực thay đổi tình trạng của Crimea trái với luật Ukraina'.
Khối G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng nói sẽ không công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.
Tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói Liên hiệp Châu Âu sẽ áp đặt trừng phạt đối với Nga nếu nước này không tiến hành việc thành lập một nhóm liên lạc để thảo luận về cuộc khủng hoảng Crimea.
--------------------------------
VOA
13.03.2014
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói
Nga có nguy cơ gặp thiệt hại nặng nề về chính trị và kinh tế nếu không thay đổi
đường lối trong cuộc khủng hoảng Ukraina.
Trong bài diễn văn đọc tại Quốc hội Đức hôm thứ Năm, bà Merkel nói sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina “không phải là vấn đề để thảo luận.”
Phương Tây và Nga đang trong tình trạng đối đầu căng thẳng về việc quân đội Nga xâm nhập bán đảo Crimea của Ukraina, chịu ảnh hưởng nặng nề của Nga.
Theo dự kiến, người Crimea sẽ đi bỏ phiếu vào ngày chủ nhật trong một cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập với Nga.
Tại Washington hôm thứ năm, Ngoại trưởng John Kerry ra điều trần tại Thượng viện, lập lại rằng cuộc trưng cầu này vi phạm hiến pháp Ukraina cũng như luật quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ông Kerry ước tính Nga có thể có khoảng 20 ngàn binh sĩ ở Crimea.
Ông Kerry nói: “Không thể biện minh, không có cơ sở pháp lý để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý này. Nó vi phạm luật quốc tế, vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm hiến pháp của Ukraina, và tôi cho rằng không ai có thể tin rằng một cuộc trưng cầu dân ý vôi vã, diễn ra dưới dấu chân của trên 20 ngàn binh sĩ mà không có sự tranh luận, không có cơ hội, là một cuộc trưng cầu dân ý đích thực.”
Ông nói chưa rõ liệu Nga có sẵn sàng thương nghị với Ukraina và cộng đồng quốc tế để giải quyết vụ xung đột về Crimea một cách ôn hòa hay không.
Trong bài diễn văn đọc tại Quốc hội Đức hôm thứ Năm, bà Merkel nói sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina “không phải là vấn đề để thảo luận.”
Phương Tây và Nga đang trong tình trạng đối đầu căng thẳng về việc quân đội Nga xâm nhập bán đảo Crimea của Ukraina, chịu ảnh hưởng nặng nề của Nga.
Theo dự kiến, người Crimea sẽ đi bỏ phiếu vào ngày chủ nhật trong một cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập với Nga.
Tại Washington hôm thứ năm, Ngoại trưởng John Kerry ra điều trần tại Thượng viện, lập lại rằng cuộc trưng cầu này vi phạm hiến pháp Ukraina cũng như luật quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ông Kerry ước tính Nga có thể có khoảng 20 ngàn binh sĩ ở Crimea.
Ông Kerry nói: “Không thể biện minh, không có cơ sở pháp lý để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý này. Nó vi phạm luật quốc tế, vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm hiến pháp của Ukraina, và tôi cho rằng không ai có thể tin rằng một cuộc trưng cầu dân ý vôi vã, diễn ra dưới dấu chân của trên 20 ngàn binh sĩ mà không có sự tranh luận, không có cơ hội, là một cuộc trưng cầu dân ý đích thực.”
Ông nói chưa rõ liệu Nga có sẵn sàng thương nghị với Ukraina và cộng đồng quốc tế để giải quyết vụ xung đột về Crimea một cách ôn hòa hay không.
Ông nói:
“Vấn đề là liệu Nga có sẵn sàng tìm ra một cách để thuơng nghị với Ukraina, với nhóm Tiếp xúc, với các nước khác có liên quan, để có thể giải quyết việc này trong một đường hướng tôn trọng các quyền lợi hợp pháp của họ –và họ có các quyền lợi hợp pháp – nhưng tôn trọng họ trong một đường lối không vi phạm luật quốc tế và không phải dưới họng súng hay dưới sự hiện diện hùng hậu của quân đội.”
Ông Kerry và đối tác Nga Sergei Lavrov dự trù thảo luận về Ukraina vào ngày thứ sáu trong một cuộc họp trực diện ở London.
Tổng thống Barack Obama ngày hôm qua lại cảnh báo Nga là phương Tây sẽ “làm cho Moscow bị tổn hại” nếu Nga tiếp tục can thiệp vào nội bộ của Ukraina.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc bên cạnh Thủ tướng lâm thời Ukraina Arseniy Yatsenyuk, Tổng thống Obama nói Washington “hoàn toàn bác bỏ” cuộc trưng cầu dân ý dự trù tổ chức vào Ngày Chủ Nhật này về việc có tách rời khỏi Ukraina và sát nhập vào Nga hay không. Ông nói cuộc bỏ phiếu này “được sắp xếp trong vòng vài tuần lễ” là vi phạm luật quốc tế.
Thủ tướng Yatsenyuk cám ơn sự ủng hộ của Washington và nói chính phủ ông “tuyệt đối sẵn sàng và muốn” thảo luận với Moscow. Nhưng ông nói thêm Ukraina sẽ không bao giờ đầu hàng.
Ông cũng nói chính phủ ông chuẩn bị ký một hiệp ước hợp tác với Liên hiệp châu Âu trong tháng này.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ John McCain ngày hôm nay sẽ hướng dẫn một phái đoàn lưỡng đảng đi thăm Kyiv. Một phát ngôn viên mô tả chuyến đi này là để chứng tỏ sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ đối với chính phủ lâm thời và đối với nguyện vọng của dân chúng Ukraina về tự do, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ.
Chuyến đi thăm trùng hợp với một cuộc họp khẩn cấp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Nga vào ngày mai tại London.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa McCain và người đồng viện là Thượng nghị sĩ Dân chủ Christopher Murphy đã đi thăm Kyiv vào tháng 12 năm ngoái vào lúc những cuộc biểu tình chống chính phủ lên đến cao độ khiến Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych phải rời khỏi nước.
Hôm thứ tư, các nhà lãnh đạo Khối G7 các nước công nghiệp hàng đầu kêu gọi Nga “ngưng tất cả những nỗ lực thay đổi tình trạng của Crimea trái với luật Ukraina.”
Khối G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng nói sẽ không công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.
“Vấn đề là liệu Nga có sẵn sàng tìm ra một cách để thuơng nghị với Ukraina, với nhóm Tiếp xúc, với các nước khác có liên quan, để có thể giải quyết việc này trong một đường hướng tôn trọng các quyền lợi hợp pháp của họ –và họ có các quyền lợi hợp pháp – nhưng tôn trọng họ trong một đường lối không vi phạm luật quốc tế và không phải dưới họng súng hay dưới sự hiện diện hùng hậu của quân đội.”
Ông Kerry và đối tác Nga Sergei Lavrov dự trù thảo luận về Ukraina vào ngày thứ sáu trong một cuộc họp trực diện ở London.
Tổng thống Barack Obama ngày hôm qua lại cảnh báo Nga là phương Tây sẽ “làm cho Moscow bị tổn hại” nếu Nga tiếp tục can thiệp vào nội bộ của Ukraina.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc bên cạnh Thủ tướng lâm thời Ukraina Arseniy Yatsenyuk, Tổng thống Obama nói Washington “hoàn toàn bác bỏ” cuộc trưng cầu dân ý dự trù tổ chức vào Ngày Chủ Nhật này về việc có tách rời khỏi Ukraina và sát nhập vào Nga hay không. Ông nói cuộc bỏ phiếu này “được sắp xếp trong vòng vài tuần lễ” là vi phạm luật quốc tế.
Thủ tướng Yatsenyuk cám ơn sự ủng hộ của Washington và nói chính phủ ông “tuyệt đối sẵn sàng và muốn” thảo luận với Moscow. Nhưng ông nói thêm Ukraina sẽ không bao giờ đầu hàng.
Ông cũng nói chính phủ ông chuẩn bị ký một hiệp ước hợp tác với Liên hiệp châu Âu trong tháng này.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ John McCain ngày hôm nay sẽ hướng dẫn một phái đoàn lưỡng đảng đi thăm Kyiv. Một phát ngôn viên mô tả chuyến đi này là để chứng tỏ sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ đối với chính phủ lâm thời và đối với nguyện vọng của dân chúng Ukraina về tự do, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ.
Chuyến đi thăm trùng hợp với một cuộc họp khẩn cấp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Nga vào ngày mai tại London.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa McCain và người đồng viện là Thượng nghị sĩ Dân chủ Christopher Murphy đã đi thăm Kyiv vào tháng 12 năm ngoái vào lúc những cuộc biểu tình chống chính phủ lên đến cao độ khiến Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych phải rời khỏi nước.
Hôm thứ tư, các nhà lãnh đạo Khối G7 các nước công nghiệp hàng đầu kêu gọi Nga “ngưng tất cả những nỗ lực thay đổi tình trạng của Crimea trái với luật Ukraina.”
Khối G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng nói sẽ không công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.
No comments:
Post a Comment