Hon.
David Kilgour, J.D.
March 16, 2014
Truyền thông Nga và vị tổng thống bị lật đổ Viktor
Yanukovych đang nỗ lực để viết lại những sự kiện xảy ra ở Kiev, cho rằng việc
này là “đảo chính Phát Xít” để nhằm bao biện cho cuộc đổ bộ xâm lấn lãnh thổ
Ukraine từ phía Nga.
Gần như là không một ai ở ngoài Ukraine có thể phân
tích lối tuyên truyền hiệu quả hơn Timothy Snyder, giáo sư sử học tại Yale và
tác giả của quyển sách “Những vùng đất máu: Âu Châu giữa Hitler và
Stalin.”(Bloodlands: Europe Between Hitler and Stalin). Ông cho biết, “Chính
quyền Ukraine dưới thời Yanukovich là chế độ tham nhũng số một trong lịch sử
thế giới, chế độ mà cuối cùng không chỉ đàn áp, mà còn giết chết công dân… chỉ
vì thực thi quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp.”
Snyder cũng nói về giai đoạn đầu của cuộc biểu tình,
“Khởi đầu… một người Afghanistan… Mustafa Nayem, người bắt đầu cuộc cách mạng.
Sử dụng truyền thông đại chúng, anh ta kêu gọi những người trẻ tuổi tập hợp ở
quảng trường Kiev để ủng hộ cho một lựa chọn thân Âu của Ukraine. Quảng trường
được gọi là Maidan – một từ tiếng Ả Rập. Trong những ngày đầu của cuộc biểu
tình, sinh viên gọi nơi này là Euro-maidan (Euro : Âu Châu; Maidan : Quảng
Trường trong tiếng Arab). Truyền thông quốc gia Nga thì ai cũng đoán được sẽ
gọi nó là Gayeuromaidan. Khi cảnh sát chống bạo động được gửi tới để đàn áp
sinh viên, ai bảo vệ họ? Thế là có thêm nhiều người Afghanistan… cựu binh
Ukraine của hồng quân Liên Xô, những người đã được gửi tới xâm lược Afghanistan
trong suốt giai đoạn Liên Xô xâm chiếm quốc gia này năm 1979. Họ đến để bảo vệ
những “đứa trẻ”, cách mà họ gọi sinh viên.
Trong tất cả những cách thức, chiến lược phương Tây
“suy đồi” theo diễn giải của ngoại trưởng Nga, cũng lộ diện. Truyền thông Nga
đưa tin về cuộc lật đổ là một phần trong một âm mưu hoành tráng hơn. Chính
quyền Ukraine thì chỉ đạo lực lượng cảnh sát chống bạo động rằng phe đối lập bị
dẫn dắt bởi âm mưu Người Do thái quy mô hơn. Thế nhưng, cả hai chính quyền đều
thông cáo với thế giới bên ngoài rằng những người biểu tình là bọn Đức Quốc xã.
Hầu như không quốc gia phương Tây nào tỏ vẻ lưu ý đến nghịch lý này.
Tài
Khoản ở nước ngoài
Khi đám vệ sĩ bỏ trốn, Yanukovich tẩu thoát sang
Nga. Một ngày sau khi vị tổng thống này tuyên bố với báo giới rằng ông không có
tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, thì chính quyền các quốc gia Thụy Sĩ, Áo, và
Liechtenstein đã ra lệnh đóng băng tài sản của ông và con trai cùng hơn 20 quan
chức Ukraine. Viện Peterson ở Washington ước đoán riêng gia đình tổng thống đã
cướp đoạt khoảng 8 tỉ tới 10 tỉ Mỹ Kim mỗi năm từ năm 2010.
Quốc hội Ukraine sau đó đưa thủ tướng Arseniy
Yatsenyuk lên làm tổng thống với tổng số phiếu bầu là 371-1. Ông nói với các
nghị viên, “Có khoảng 70 tỉ Mỹ Kim chuyển từ hệ thống tài chính Ukraine sang
các tài khoản hải ngoại trong 3 năm trở lại đây. Giờ thì đã rõ là bọn chúng đã
bòn rút công quỹ có được từ việc huy động vốn vay dưới sự bảo lãnh của quốc
gia, công quỹ này cũng bị đánh cắp bởi những người đại diện tiền nhiệm.” Ông
cũng cho biết, “Ngân khố trống rỗng,” chỉ còn hơn 400,000 Mỹ Kim còn lại trong
kho bạc quốc gia và còn hơn 15 tỉ Mỹ Kim dự trữ ngoại hối để trả lại món nợ đáo
hạn 12 tỉ Mỹ Kim. Ông cũng khuyến khích Nga, mà ông gọi là “đồng minh” của
Ukraine, “không nên gây chiến với chúng tôi… vì 2 nước là bạn.”
Hành
động xâm lược của Nga
Kế tiếp là hành động can thiệp quân sự vô cớ của nga
trên lãnh thổ Ukraine: Crimea. Việc Putin can thiệp ở Crimea có 3 bên quan sát.
Nhóm một, là những người thân Nga tập hợp lại thách
thức phong trào cải cách dân chủ ở Ukraine.
Nhóm thứ hai, mà một chiến thắng quân sự tốc độ và
không đổ máu sẽ dễ dàng đạt được ở Crimea. Điều này sẽ làm nhụt chí quân lính ở
miền Đông Ukraine và làm dừng mọi kế hoạch hỗ trợ từ phía Kiev.
Thứ Ba, Putin muốn lấn lướt mô hình văn minh của các
quốc gia Âu Châu. Ông và các cố vấn, cùng với truyền thông Nga cho rằng những
sự kiện xảy ra ở Ukraine có nguyên do từ mô hình xã hội dân sự ở Âu Châu, vốn
ưu tiên cho quyền lợi của nhóm thiểu số trong xã hội. Khả năng của Putin là kết
hợp tư tưởng kỳ lạ với sức mạnh dân tộc trong một chiến thắng quân sự sẽ giúp
cho ông áp dụng lối cư xử không khoan nhượng ra bên ngoài lãnh thổ Nga. Viễn
cảnh này cũng gây khó chịu không kém gì việc gây hấn quân sự.
Cùng với những vi phạm đối với công ước quốc tế về
việc sử dụng lính Nga không mang quân hàm dọc lãnh thổ Crimea, Putin đã phá vỡ
Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Đạo Luật Helsinski Cuối Cùng. Ông cũng xé bỏ hiệp
ước 1994 giữa Nga, Ukraine, Anh, và Hoa Kỳ, mà theo đó Ukraine – lúc này là
cường quốc hạt nhân lớn thứ Ba thế giới phải loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân,
để lại bài học cay đắng là nếu một quốc gia từ bỏ đi sức mạnh vũ khí hạt nhân
của mình, thì cũng như mời gọi các quốc gia kề cận xâm lược quân sự.
Putin cũng tuyên bố quyền xâm lấn nước láng giềng để
bảo vệ quyền lợi chính đáng của một cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga, hay như
công bố với báo giới hôm 4 tháng Ba, “những người có sự liên kết gần gũi mang
tính lịch sử, văn hóa, kinh tế, với chúng ta.”
Rất nhiều người nói tiếng Nga ở Ukraine đã kí kiến
nghị họ không cần một đảng phái nào từ bên ngoài bảo vệ quyền lợi của mình.
Đối với Putin, một lợi ích khác được phỏng đoán, đó
là làm xao nhãng người Nga khỏi những vấn đề kinh tế. Nền kinh tế nga sụt mất
4.5 % đà tăng trưởng từ năm 2010 tới còn 1.3% năm 2013. Đồng rúp đã rớt giá
xuống tới 1/5 giá trị. Tương lai lâu dài đầy bất trắc, một phần vì dân số lão
hóa quá nhanh. Nhà đầu tư lo ngại do bị tác động bởi tình trạng tham nhũng lan
rộng, hiện nay người ta đang tự hỏi liệu thời đế quốc Liên Xô có phải đang trở
lại hay không. Latvia, Lithuana, Estonia, và Kazakhstan là những mục tiêu tiềm
năng trong tương lai.
Những lãnh đạo lâm thời ở Kiev bây giờ đang được
thay thế bởi chính quyền mới do quốc hội lựa chọn. Tân thủ tướng là một kỹ trị
nói tiếng Nga. Hai ứng viên chính cho chức vụ Tổng Thống trong đợt bầu cử tháng
5 cũng đều nói tiếng Nga. Một là Vitali Klitschko, là con trai của một tướng
lãnh Liên Xô, được biết đến từ bên ngoài Ukraine nhờ tài đấm boxing hạng nặng
rất nổi tiếng. Cũng là người Nga. Tiếng Nga nên nhanh chóng được đưa lại làm
ngôn ngữ chính của quốc gia.
Tạm thời, trên hết, chúng ta không thỏa hiệp với bè
lũ Phát xít. Phát ngôn từ Snyder: “Điều đang diễn ra là một cuộc cách mạng quần
chúng với một mớ lộn xộn, rối ren và đối nghịch với chế độ. Những lãnh đạo trẻ
của Maiden, một vài là người cánh tả, đe dọa mạng sống của chính mình khi đối
đầu với chính quyền lâm thời, ở mức cực đoan, nhận thức lệch lạc mà chúng ta
chỉ trích tại quê nhà. Họ đã trải nghiệm một cuộc cách mạng mà chúng ta thì
không. Không may, một phần trải nghiệm này cho biết rằng người phương Tây lỗ
mãng, dễ tin người và phản động. Xa hơn nữa, chính quyền mới của Ukraine phải
ứng phó với một thái độ hết sức bình tĩnh.
Bài
học Phần Lan
Martti Ahtisaari, cựu tổng thống Phần Lan, người
đoạt giải Nobel, đã nói “Tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ là điều quan trọng.
Lịch sử cho biết rằng đây là tiền đề cho việc xây dựng một tương lai hòa bình
cho người dân Ukraine.”
Để đạt được điều này trong tình thế khó khăn hiện
tại rất cần Ukraine theo gương của Phần Lan sau đệ nhị thế chiến, trở nên hoàn
toàn độc lập khỏi Âu Châu và Nga, trong khi trao đổi thương mại bình đẳng với
hai bên.
“Phần Lan hóa” vấn đề không hẳn dễ nuốt với nhiều
người, nhưng việc này mang tính xây dựng để nhắc nhở chúng ta về một xã hội
Phần Lan hôm nay – mạnh mẽ, thống nhất, thịnh vượng và tự do. Lựa chọn này đem
đến cho người dân Ukraine cơ hội tốt nhất cho một tương lai dân chủ trong khi
duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ.
Vẫn có một khe cửa hẹp để tìm kiếm một giải pháp
trước khi tấm màn sắt che phủ Âu Châu.
Tiết lộ: David Kilgour đã bị cấm nhập cảnh Nga từ
năm 2011 vì quyển sách Thu Hoạch Đẫm Máu, đồng tác giả với David Matas.
David Kilgour là đồng giám đốc của Hội Hữu Canada vì
Iran Dân Chủ và giám đốc của hội đồng Dân Chủ (CCD) ở Washington. Ông cũng là
cựu nghị viên đảng Bảo Thủ và Đảng Tự Do ở khu vực Đông Nam Edmonton và từng
đảm nhiệm chức vụ ngoại trưởng Mỹ La Tinh và Phi Châu, ngoại trưởng Châu Á Thái
Bình Dương và Phó Phát Ngôn Viên Hạ Viện.
Dịch
Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
No comments:
Post a Comment