Monday 8 April 2013

XIN BẠN ĐỪNG YÊU CẦU CÔNG LÝ ĐẾN VỚI GIA ĐÌNH ANH HÙNG HỌ ĐOÀN (Phương Hà - Quê Choa)




Phương Hà
9-4-2013

Khi nói và bàn đến một bản án thì nhiều người trong chúng ta đều có những suy nghĩ chung là bản án đó được tuyên từ Tòa án nào? Tòa án đó ở trong nền tư pháp nào, nền tư pháp tam quyền phân lập hay nền tư pháp Tam quyền “Phân công”? Để hiểu rằng Công bằng, công lý không hề đơn giản, một bản án có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn của nó: Đó là bản chất của một chế độ, một nhà nước.

Nhà bác học Galile chết trên dàn lửa thiêu của Tòa thánh La Mã, trước khi chết câu nói bât hủ của ông là: “Dù sao trái đất vẫn quay”. Tòa án cuồng tín đó do không nhân thức được bản chất khoa học vũ trụ cho nên nhà bác học phải chết vì dám chống lại thiên chúa. Khi ông tìm ra chân lý “Trái đất quay quanh mặt trời”, phát minh khoa học của ông là nguyên cớ đưa ông đến cái chết. Nhưng nguyên nhân sâu xa của nó chính là Tòa án thiên chúa la Mã với những quan tòa mà đầu óc cuồng tín và thiếu khoa học đã tuyên bản án cho Galile. Mãi đến hàng thế kỷ sau này Galile mới được minh oan khi khoa học đã phát triển vượt bậc.

Bản án Lệ chi viên của triều Lê xử khai quốc công thần Nguyễn Trãi tội giết vua với bản án tru di tam tộc đước điều tra tuy tố và xét xử do hình bộ triều Lê làm chánh án nhưng nó đã được điều tra xét xử bởi những tham quan vô sỉ vì tư thù đã không làm rõ nguyên nhân cái chết của nhà vua mà đổ cho Nguyễn Thị Lộ thiếp yêu của Nguyễn Trãi đã đầu độc giết vua. Với một nền tư pháp phong kiến còn kém cỏi về phương diện kĩ thuật hình sự, Điều này cũng dễ hiểu.

Vụ án Đồng Nọc Nạn xẩy ra vào Ngày 13 và 14/2/1928, với nội dung: lính mã tà gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa. Quyết bảo vệ mảnh đất máu thịt, tối 14/2, anh em nhà Biện Toại làm lễ lạy ông bà tổ tiên, chích máu thề không sợ chết. Sáng 16/2/1928, khi quan lính đến tịch thu lúa, anh em Biện Toại dùng dao mác gậy gộc xông ra quyết chiến. Hậu quả, bốn người em của Biện Toại là Mười Chức, Nhẫn, Nhịn, và bà Nghĩa (vợ Mười Chức đang mang thai) bị bắn tử thương. Một lính Pháp bị Mười Chức đâm thủng bụng.
Ngày 17/8/1928, Tòa Đại hình Cần Thơ xử vụ án đồng Nọc Nạn. Hai luật sư người Pháp bào chữa miễn phí cho gia đình Biện Toại. Công tố viên người Pháp cũng cho rằng tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: họ bị những kẻ không có trái tim đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với cường hào. Công tố viên đề nghị tòa tha bổng những người trong gia đình Biện Toại. Luật sư người Pháp cũng hết lời ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại, đấu tranh với thiên nhiên, với cường hào, với cả các thủ tục pháp lý để xây dựng mảnh đất quê hương.( Nguồn: Dân trí)

Với nên văn minh Pháp luật chính quyền thực dân pháp đã thực hiện một bản án công khai nhân quyền và kết quả là để lại một dấu son trên hoạt đông tư pháp không chỉ cho Việt nam mà còn ảnh hương ở nước Pháp, nó có trong bài giảng và giáo trình về tiền lệ Pháp mà cả thế giới tư pháp văn minh lấy dó làm chuẩn mực.

Trở lai vụ án Cống Rộc Tiên lãng Hải phòng, tôi không đề cập đến chi tiết vì có quá nhiều bài viết thông tin về việc anh em họ Đoàn bảo vệ tài sản của mình mà kiên quyết lấy trứng chọi đá chống lại trên trăm bộ đội công an ,cho nghiệp vụ với đầy đủ súng ống hiện đại. Ở đây tôi chỉ muốn trả lời vì sao lại có một bản án bất công vô lý đối với nhà họ Đoàn mà thôi.

Việc kết luận cưỡng chế và thu hồi đất của chính quyên Hải Phòng và Tiên Lãng theo thủ tướng chính phủ là trái luật. Trước khi cưỡng chế xẩy ra là những quyết định hành chính, là bản án hành chính sai trái mà Tòa án Tiên lãng đã tuyên. Chính quyền Tiên Lãng mà những Tham quan đại diện quyết tâm cưỡng chế thu hồi Đầm Ao Vườn nhà ông Vươn bất chấp mọi nỗ lực lao động bằng xương máu mô hôi nước mắt của gia đình họ, chính con ông Vươn cũng bị chết đuối ở chính nơi mà họ đã khai khẩn tôn tạo đầu tư sản xuất. Tức nước vỡ bờ gia đình ông không còn con đường nào lựa chọn ngoài việc đùng súng hoa cải, bình ga để chống lại trên trăm công an cảnh sát bộ đội dưới sự chỉ đạo của tri huyên , sở trưởng công an Đỗ Hữu Ca vv. Nhờ có công luận mà nhân dân cả nước biết đến một gia đình anh hùng là họ Đoàn ở Tiên Lãng.

Vậy tại sao nói Bản án tuyên của Tòa án Hải Phòng thể hiện bản chất nên tư pháp của ta hiện nay?

Trước hết việc điều tra kết luận là công an Hải Phòng do ông Đỗ Hưu Ca thủ phạm của vụ cưỡng chế ch đạo. Kế đến việc ban hành cáo trạng của Viện kiểm sát Hải Phòng là một bộ phận những Đảng viên dưới quyền của Bí thư Hải Phòng. Liệu họ với trình độ hiểu biết pháp luật ho có nhận thức được tính khách quan , tính trung thực của vụ việc không? Họ có hiểu nguyên nhân điều kiện mà họ Đoàn thực hiện không? Họ có biết cưỡng chế sai thì không có công vụ đúng không? Họ thừa biết nhà họ Đoàn không có động cơ giết người, vậy sao họ buộc tôi giết người cho nhà họ Đoàn?…

Xin thưa họ thừa sức nhận thức được những điều đó. Do vậy xin thưa Bản án được tuyên vì lý do duy nhất là họ được phân công thực hiện pháp luật mà trên họ người chỉ đạo là siêu pháp luật.

Bản chất nền tư pháp nước ta là như vậy. Không có “tam quyền phân lập” chỉ có “tam quyền phân công”. Và như vậy xin bạn đừng yêu câu công lý đến với gia đình anh hùng họ Đoàn.

Tác giả gửi quechoa.vn
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)




No comments:

Post a Comment

View My Stats