Monday 8 April 2013

LÀM GÌ ? (Đông A)




Posted by Đông A at 4/08/2013 11:42:00 PM

Cách đây một thế kỷ Lenin hoàn thành tác phẩm chính luận nổi tiếng của ông Làm gì? Trong tác phẩm này Lenin chỉ ra sự cần thiết thành lập một đảng chính trị để lãnh đạo giai cấp công nhân đấu tranh làm cách mạng. Lenin cho rằng tự bản thân giai cấp công nhân không có nhận thức đấu tranh cách mạng với những mục tiêu dân chủ xã hội, họ chỉ đơn thuần đòi bánh mỳ và bơ, và do vậy nhận thức về giai cấp chính trị cho công nhân chỉ có thể được thực hiện từ một đảng chính trị, một tập hợp của những nhà cách mạng. Lenin đưa ra khẩu hiệu: hãy đưa cho chúng ta một tổ chức của những nhà cách mạng và chúng ta sẽ lật đổ nước Nga.

Tôi nhớ tới tác phẩm chính luận Làm gì? của Lenin khi đọc bản tin Ban biên tập dự thảo Hiến pháp thông báo sau 2 tháng tiếp nhận ý kiến nhân dân, hầu hết các ý kiến góp ý cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp đều đồng tình cơ bản với những nội dung chính của bản dự thảo Hiến pháp. Câu hỏi đến với tôi giống như Lenin đã từng hỏi là phải làm gì?

Một điểm rất rõ ràng xuyên suốt quá trình góp ý dự thảo Hiến pháp là những người có quan điểm về Hiến pháp khác với quan điểm chính thống của nhà cầm quyền không có một lực lượng chính trị nào hậu thuẫn. Do không có lực lượng chính trị hậu thuẫn nên ý kiến của họ rơi tõm vào một ao bèo, chẳng nổi một gợn sóng hay vòng tăm nào. Đây cũng là đặc điểm rất đặc biệt, tôi gọi là đặc điểm riêng biệt mang tính chất Việt Nam.

Ba Lan có Công đoàn Đoàn kết, Nam Phi có Đại hội Dân tộc Phi, và ngay cả Myanma cũng có Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, nên ý kiến đối lập với chính quyền ở những quốc gia khác đó có lực lượng chính trị hậu thuẫn và do vậy có trọng lượng. Ở Việt Nam không có một tổ chức nào ví dụ như kêu gọi tổng đình công hay biểu tình phản đối nếu chính quyền không đếm xỉa gì tới những ý kiến của họ.

Những "tuyền ký" không tạo một hiệu ứng nào có thể làm rụng dầu chỉ một cọng lông chân của nhà cầm quyền. Rõ ràng bây giờ vấn đề đặt ra trước những nhà "tuyền ký" là phải làm gì? Kỳ vọng rằng "tuyền ký" có thể hình thành một xã hội dân sự, dẫn tới một chế độ dân chủ, thực chất là ảo vọng và cải lương. Tự bản thân những người tham gia ký kiến nghị không thể hình thành một nhận thức chính trị từ chính bên trong của phong trào. Ví như nông dân ở Văn Giang tham gia ký này nọ không ngoài một mục đích duy nhất là đất đai của họ được nhà đầu tư trả đúng theo giá thị trường. Khi mục đích như vậy được thỏa mãn hay gần như thỏa mãn, sự vụ ký kiếc này nọ sẽ chấm dứt. Họ không nhận thức thấy vấn đề ruộng đất của họ nằm trong một vấn đề bao quát hơn, và mục đích thật sự phải mang tính chính trị và cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ riêng vấn đề ruộng đất ở Văn Giang. Ý thức chính trị của phong trào chỉ có thể hình thành từ bên ngoài đem vào bởi một lực lượng chính trị tiên phong hình thành từ phong trào.

Liệu những nhà "tuyền ký" có thể tuần hành từ Hồ Gươm đến Quốc hội để trao những chữ ký kiến nghị về Hiến pháp không? Liệu những nhà "tuyền ký" có thể tập hợp những người ký kiến nghị đến Quốc hội yêu cầu gặp đại biểu Quốc hội để truyền đạt lại những ý chí của họ cho Quốc hội không? Làm sao họ có thể làm được khi những ý thức chính trị chưa kịp định hình, và hơn hết, chưa hình thành thành một lực lượng chính trị? Không tưởng, cải lương và ảo tưởng chính trị là những đặc tính đang ngự trị trong tâm thế của những nhà "tuyền ký". Ít nhất như tôi thấy.


3 comments :

Đông A viết"Ở Việt Nam không có một tổ chức nào ví dụ như kêu gọi tổng đình công hay biểu tình phản đối nếu chính quyền không đếm xỉa gì tới những ý kiến của họ. Những "tuyền ký" không tạo một hiệu ứng nào có thể làm rụng dầu chỉ một cọng lông chân của nhà cầm quyền. Rõ ràng bây giờ vấn đề đặt ra trước những nhà "tuyền ký" là phải làm gì? Kỳ vọng rằng "tuyền ký" có thể hình thành một xã hội dân sự, dẫn tới một chế độ dân chủ, thực chất là ảo vọng và cải lương. "

Cậu tự mâu thuẫn với mình. Lực lượng chính trị hậu thuẫn được tạo nên bởi những nhà "tuyền ký" đấy. Không có họ góp một tay khó có thể hình thành một xã hội dân sự, một lực lượng chính trị trong tương lai. Lực lượng đó phải xây dựng chứ không tự nhiên sinh ra đâu. Cậu cho rằng họ "cải lương ư"? thế theo cậu phải làm như thế nào mới không là "cải lương"?

Tôi đọc cậu từ lâu và biết cậu "biết rộng" nhiều vấn đề nhưng trong chuyện này cậu không hiểu sâu. Cậu hãy lăn vào đám gió lốc của cuộc sống mới mong chính cậu bớt chất cải lương đi.


------------------------------------------------

Tin liên quan:




No comments:

Post a Comment

View My Stats