BBC
Cập nhật: 14:51 GMT - thứ ba, 16 tháng 4, 2013
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dan
Baer gặp linh mục Nguyễn Văn Lý trong tù sau khi tới Việt Nam dự đối thoại song
phương về nhân quyền, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận.
Hôm 13/4, một
ngày sau đối thoại nhân quyền, ông Baer đã không thể tiếp xúc với hai nhà hoạt
động Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn do sự ngăn cản của công an Việt Nam.
Trả lời phóng
viên hôm 15/4, quyền phó phát ngôn viên Bấm Patrick Ventrell nói:
"Phó Trợ lý
Ngoại trưởng Dan Baer đã gặp được Cha Lý trong tù nhưng chúng tôi lo ngại vì
chính quyền Việt Nam, theo các tin tức đã đưa, ngăn chặn các nhà hoạt động
Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn gặp ông Dan Baer như đã hẹn.
"Điều này
thực sự nhấn mạnh chuyện Việt Nam cần có những tiến bộ liên tục để tuân theo
các cam kết và nghĩa vụ nhân quyền quốc tế."
Ông Ventrell
cũng nói: "...Hoa Kỳ và Việt Nam đã
có đối thoại nhân quyền thẳng thắn và xây dựng hôm 12/4.
"Đối thoại hôm 12/4 với Việt Nam
đề cập tới một số vấn đề trong đó có tự do tôn giáo, pháp quyền, tù nhân lương
tâm, quyền của người lao động và tự do biểu đạt."
Linh mục Lý hiện
đang thi hành bản án tám năm tù vì tội danh "tuyên truyền chống nhà
nước" mà ông bị tuyên hồi năm 2007.
Cả hai nhà hoạt
động Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Văn Đài đều đã từng chịu án tù nhiều năm vì những
cố gắng thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.
Cảnh sát đã tạm
giữ ông Sơn trong khoảng năm tiếng trong khi lập chốt chặn nhân viên ngoại giao
Hoa Kỳ tiếp xúc với ông Đài hôm 13/4 nhằm ngăn hai nhà hoạt động tới gặp ông
Dan Baer và các quan chức Hoa Kỳ khác.
'Thông tin từ
kẻ xấu'
Trong một động
thái cho thấy sự bực tức của một số lãnh đạo Việt Nam với cá nhân ông Dan Baer,
báo nhân dân hôm đầu tháng Tư đã có bài xã luận dài công kích vị Phó Trợ lý
Ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Đoạn mở đầu bài
viết có câu: "...[Q]uan hệ [Việt Nam - Hoa Kỳ] có thể sẽ phát triển hơn
nếu không có một số trở ngại thuộc về phía Mỹ, mà một trong số đó là việc Chính
phủ Mỹ nhiều lần phê phán rất vô lý đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, có
thể coi phát biểu ý kiến gần đây của ông Dan Baer - Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ
đặc trách Ðông Á, tại Thượng viện Mỹ là một thí dụ điển hình...
Phát biểu trước
một ủy ban của Quốc hội Hoa Kỳ hồi cuối tháng Ba, ông Baer nói Việt Nam đã
"sa sút" về nhân quyền và nói rằng Hoa Kỳ sẽ "tiếp tục thể hiện
quan điểm một cách cứng rắn" với Hà Nội về các quan ngại liên quan tới
nhân quyền.
Vị Phó Trợ lý
Ngoại trưởng khi đó cũng nói Hoa Kỳ sẽ nêu vấn đề tự do Internet và các điều
kiện lao động trong các cuộc đàm phán về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương,
một hiệp ước thương mại khu vực được Hoa Kỳ hậu thuẫn có liên quan đến Việt
Nam.
Xã luận của báo
Nhân Dân viết về các phát biểu này: "...[Ô]ng Dan Baer một lần nữa không
chỉ đưa ra các đánh giá tiêu cực, phản ánh không trung thực về thực tế vấn đề
nhân quyền ở Việt Nam, mà còn coi nhân quyền như là điều kiện để phát triển
quan hệ giữa hai nước - một quan niệm rất vô lý, không thể là cơ sở cho việc
giải quyết các quan hệ quốc tế."
Cơ quan ngôn
luận của Đảng Cộng sản nói các quan chức Hoa Kỳ đã có được những điều mà họ gọi
là "hoang tin...thiếu thiện chí và bất mãn" về Việt Nam từ "nhóm người còn cay cú về thất bại gần 40 năm về trước" khi chế
độ ở miền nam sụp đổ.
Bài báo kết
luận: "Ông Daniel Baer và một số người trong chính giới Mỹ nên sớm thay
đổi nhận thức về vấn đề này.
"Nếu thật
sự quan tâm tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, họ cần nhìn thẳng vào sự thật để
thừa nhận nhân quyền ở Việt Nam đã và đang trở thành một giá trị phổ quát, đã
và đang mang lại lợi ích mọi mặt cho nhân dân Việt Nam, vì đó là "nhân
quyền của những người mang tâm tư Việt, thật sự muốn cho đất nước phát
triển".
"Chỉ lượm
lặt thông tin từ kẻ xấu rồi phê phán, đặt điều kiện đối với Việt Nam, họ sẽ trở
thành người đi ngược lại xu thế tiến bộ của nhân loại."
---------------------------------------
VOA
16.04.2013
Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại khi giới hữu
trách Việt Nam không cho phép hai nhà đấu tranh dân chủ gặp một giới chức ngoại
giao của Hoa Kỳ đến thăm Hà Nội để thảo luận về nhân quyền.
Các giới chức Hoa Kỳ trước đó mời hai nhà tranh đấu cho dân chủ là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, tham gia cuộc đối thoại về nhân quyền cùng với phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách nhân quyền Dan Baer.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell nói: “Chúng tôi cảm thấy bất bình khi được biết giới hữu trách Việt Nam ngăn không cho hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn gặp Phó Trợ lý Ngoại trưởng Dan Baer.”
Ông Ventrell nói tiếp rằng, tuy nhiên, ông Baer đã gặp được Linh mục Nguyễn Văn Lý, một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam, trong nhà tù.
Các giới chức Hoa Kỳ trước đó mời hai nhà tranh đấu cho dân chủ là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, tham gia cuộc đối thoại về nhân quyền cùng với phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách nhân quyền Dan Baer.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell nói: “Chúng tôi cảm thấy bất bình khi được biết giới hữu trách Việt Nam ngăn không cho hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn gặp Phó Trợ lý Ngoại trưởng Dan Baer.”
Ông Ventrell nói tiếp rằng, tuy nhiên, ông Baer đã gặp được Linh mục Nguyễn Văn Lý, một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam, trong nhà tù.
Ông Dan Baer đã
đến Hà Nội để tham gia đối thoại nhân quyền hàng năm giữa hai nước.
Phát ngôn viên Ventrell cho biết hai bên đã đối thoại “thẳng thắn và xây dựng” về nhiều vấn đề, trong đó có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và các tù nhân, nhưng các giới chức Hoa Kỳ không cho biết những kết quả cụ thể.
Quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù đã được cải thiện nhanh chóng kể từ khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao năm 1995, song Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam phải cải thiện cách đối xử với công dân của họ nếu muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Những người chỉ trích trong Quốc hội Mỹ và các nhóm hoạt động cho rằng những lời kêu gọi thường xuyên của Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền vẫn chưa tạo ra được thay đổi nào ở Việt Nam.
Nguồn: VOA, AFP, RFI
Phát ngôn viên Ventrell cho biết hai bên đã đối thoại “thẳng thắn và xây dựng” về nhiều vấn đề, trong đó có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và các tù nhân, nhưng các giới chức Hoa Kỳ không cho biết những kết quả cụ thể.
Quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù đã được cải thiện nhanh chóng kể từ khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao năm 1995, song Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam phải cải thiện cách đối xử với công dân của họ nếu muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Những người chỉ trích trong Quốc hội Mỹ và các nhóm hoạt động cho rằng những lời kêu gọi thường xuyên của Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền vẫn chưa tạo ra được thay đổi nào ở Việt Nam.
Nguồn: VOA, AFP, RFI
No comments:
Post a Comment