Mấy
ngày nay, không biết vì lý do gì, tôi gặp khó khăn nhiều hơn để vào được trang Dân
Làm Báo. Vì vậy, tôi vừa biết ông Hoàng Duy Hùng đã có bài phản biện lại bài viết của tôi vào lúc 10 giờ
ngày 18.4.2013. Nếu xét về tuổi tác tôi có thể gọi ông Hoàng Duy Hùng là chú,
nhưng khi tranh luận về một vấn đề, chúng ta là hai cá thể bình đẳng nhau. Thế
nên nếu tôi có những lời lẽ thẳng thắn khiến ông không hài lòng và cảm giác tổn
thương, tôi mong ông thông cảm. Bởi vì, những ý kiến tôi bày tỏ không nhằm chụp
mũ hay hạ nhục ông mà là vì khát khao góp phần mang lại điều tốt đẹp cho dân
tộc. Tôi xin khẳng định ngay ông đã “múa bút” dùng kỹ năng ngôn ngữ của một
luật sư để chối bỏ vai trò tuyên truyền viên cộng sản.
Tôi
đồng ý với ông Hoàng Duy Hùng trong bất cứ vấn đề gì đều có khả năng xảy ra sự
bất đồng ý kiến hay nói theo ngôn ngữ của ông là bất đồng phương thức hành
động. Nhưng chân lý và lẽ phải sẽ đứng về phía những người dám nhìn thẳng vào
sự thật. Tại Việt Nam hiện nay tình trạng nhân quyền tệ hại, bất công xã hội
lan tràn, quan chức ngày càng giàu hơn, người nghèo càng nghèo thêm. Tuy nhiên,
báo lề đảng luôn ca tụng thành tựu của Đảng cộng sản mà không tranh đấu cho
người thống khổ. Sự bất công đó đã khiến người dân bất bình, từ đó, sản sinh ra
báo lề Dân đấu tranh cho quyền con người. Đứng về phía báo lề Dân có nhiều cơ
quan truyền thông hải ngoại mà ông và các đồng chí của ông cho là thông tin một
chiều. Ngược lại, nhiều người nghe phát biểu của ông trên Phố Bolsa TV kết luận
ông và Phố Bolsa TV đứng về phía lề đảng. Điều này có lẽ ông đã biết được qua
những ý kiến đóng góp của độc giả phản hồi dưới bài viết của ông tại Dân Làm
Báo. Tôi xin lượt ra các ý kiến tiêu biểu như sau:
Thứ nhất: Ông Nguyễn Minh
Triết đang sống tại Việt Nam trong một biệt thự đắt tiền bên cạnh những người
nông dân mất đất, người công nhân đói khổ. Sao ông không so sánh ông Nguyễn
Minh Triết với những người này mà đi so sánh với người ở Hoa Kỳ?
Thứ hai: Dân chủ là một ngôi
nhà. Anh phải xây cái nhà rồi mới lo đến việc nó có bị dột nát hay sụp đổ? Từ
năm 1975 cho đến nay, Việt Nam không có đa nguyên đa đảng và vì vậy dẫn đến
tình trạng độc tài, không có dân chủ. Thực tế mỗi người đều có quyền phán đoán
một sự việc, nhưng không ai có thể khẳng định được tương lai. Tôi xin hỏi ông
cơ sở nào để ông khẳng định đa nguyên đa đảng sẽ dẫn đến tình trạng nồi da xáo
thịt tại Việt Nam? Điều gì khiến ông dám kết luận một việc chưa xảy ra? Tôi cho
rằng ý kiến này của ông rất đúng ý đảng vì ông thay họ vẽ ra một viễn cảnh thảm
hại của đa nguyên đa đảng. Ông đã bắn một mũi tên nhằm đánh gục ý chí những
người đấu tranh dân chủ.
Trong
trả lời Phố BolsaTV, ông khẳng định đa nguyên đa đảng chưa hẳn là tốt, mọi
người có thể nghe lại lời ông nói vì nó được lưu trên Youtube. Nhưng trong bài
phản biện ông lật lại là: “Tôi muốn VN có đa đảng song hành với một cơ chế
hạ tầng dân chủ vững mạnh, đó là giáo dục cao, cơ sở dân sự trưởng thành, tự do
ngôn luận và báo chí vững mạnh, hạ tầng cơ sở kinh tế phát triển, phi chính trị
hóa quân sự, hệ thống luật pháp phân minh”. Tôi xin hỏi rằng ông lấy tư
cách gì để đối thoại với đảng cộng sản khi Việt Nam chưa có đa đảng. Từ đó, ông
làm cách nào để có tự do ngôn luận, tự do báo chí khi Đảng cộng sản kiểm soát
báo chí truyền thông hay nói cách khác báo chí chỉ phục tùng và tuyên truyền
theo ý đảng? Tôi hỏi thêm đảng Cộng sản Việt Nam không cho người dân lập hội,
nếu có thì phải trực thuộc vào một cơ quan của đảng. Ông đối thoại thế nào để
người dân được quyền cất lên tiếng nói của mình?
Nhưng
điều quan trọng nhất, trong bài phản biện của ông về bài viết của tôi, là ý
kiến vô cùng nguy hiểm cho phong trào đầu tranh giành dân chủ. Đó là: “Trước
năm 1995, Hoa Kỳ và cả thế giới cấm vận CSVN nhưng CSVN không chết mà dân thì
đói kém. Hiện nay Hoa Kỳ muốn Việt Nam là một đồng minh chiến lược lâu dài ở
trong vùng nên khó có một thực lực nào mà có thể lật đổ được CSVN. Không lật đổ
được thì đối với tôi con đường tốt đẹp nhất cho VN là làm việc trên những sự
đồng thuận và ôn hòa đối thoại để giải quyết những bất đồng”. Qua câu nói
này ông gửi đi một thông điệp: Hoa Kỳ đang bảo vệ cho Cộng sản Việt Nam nên
đừng mơ mộng đấu tranh lật đổ họ. Tôi xin hỏi lại ông rằng ông đã thấy một văn
bản hay một giao ước nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang hàm ý này không? Là một
luật sư và là một nghị viên chắc chắn ông Hoàng Duy Hùng phân biệt rõ thế nào
là quan hệ đồng minh chiến lược và quan hệ ngoại giao bình thường.
Hoa
Kỳ có quan hệ ngoại giao với gần như tất cả các nước trên thế giới. Điều này
không đồng nghĩa Hoa Kỳ phải có nhiệm vụ bảo vệ hay can thiệp vào tất cả mọi
vấn đề của từng nước. Xin ông Hùng nhớ cho Quốc hội Hoa Kỳ đang cân nhắc việc
đưa Việt Nam vào danh sách những nước quan ngại về dân chủ, nhân quyền và tự do
tôn giáo. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị
trường. Tôi cho rằng đấu tranh đòi đa nguyên đa đảng vì dân chủ là chuyện của
người Việt và Hoa Kỳ không trực tiếp can thiệp vào. Nhưng họ sẽ luôn nhắc nhở
chính phủ Việt Nam về tự do, dân chủ và nhân quyền. Xa hơn, Hoa Kỳ hiểu rõ cộng
sản Việt Nam có cùng chế độ chính trị với Trung Quốc. Đảng cộng sản Việt Nam
dùng chính sách đối ngoại kiểu lấy Trung Quốc hù dọa Hoa Kỳ, lấy Hoa Kỳ hù dọa
Trung Quốc nên Hoa Kỳ không dại gì xác định Việt Nam là đồng minh chiến lược.
Trong khu vực Châu Á, ai là đồng minh của Hoa Kỳ có thể nhận diện qua cách phản
ứng với Trung Quốc qua vấn đề biển Đông. Đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipines.
Việt Nam hiện nay không có một đồng minh nào cả, họ chỉ có ngoại giao đa
phương.
Tôi
xin nhắc lại một lần nữa, phương pháp đấu tranh hiện tại của những chiến sỹ đấu
tranh vì dân chủ trong nước và hải ngoại là bất bạo động, ôn hòa bao gồm cả đối
thoại. Việc tranh luận giữa tôi với ông, hay giữa những người ở hải ngoại với
ông và các đồng chí của ông cũng là dạng đối thoại. Cho nên tôi nghĩ khái niệm
“hợp nguyên” ông Hùng dùng cho phương cách của mình không có gì mới lạ. Vấn đề
nằm ở điểm ông Hùng “mượn gió bẻ măng” dùng hành động đấu tranh để ngụy trang
cho nhiệm vụ tuyên truyền một cách tinh vi cho Đảng cộng sản.
Kết
lại bài viết của mình, tôi muốn nhắn gửi với ông Hùng 2 điều.
Thứ nhất, cách đấu tranh
kiểu nâng cao nền tảng dân chủ trước khi có đa đảng của ông Hùng là phương pháp
câu giờ để Đảng cộng sản có thêm thời gian tồn tại.
Thứ hai, nếu ông Hùng không
muốn người ta kết luận ông là tuyên truyền viên của Đảng cộng sản thì đừng phát
biểu những điều có lợi cho Đảng cộng sản. Sự đời không ai tự nhiên phê phán
người khác nếu như người đó không làm điều khiến người ta lên án.
Bây
giờ, với tư cách của một hậu bối, tôi chúc ông Hùng luôn khỏe mạnh, tinh tấn và
an lạc.
Sài
gòn 18.04.2013
Bài liên quan:
No comments:
Post a Comment