Friday, 19 April 2013

NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN CỘNG SẢN (Nguyễn Thượng Chánh)




April 15, 2013 3:10 PM

LÚA ĐÃ ĐƠM BÔNG TRÊN MIỀN ĐẤT HỨA

Khi bỏ nước ra đi tìm tự do, tất cả bậc cha mẹ Việt Nam đều nghĩ đến tương lai của các đứa con mình…
Lúc đầu, cộng sản gọi người Việt vượt biên là “tay sai Mỹ ngụy, chạy theo bơ sữa tư bản.”

Video 1: Hội nhập của người Việt tị nạn cộng sản ngay sau năm 1975 tại quận 13 Paris
http://www.dailymotion.com/video/xfczg9_les-vietnamiens_news

Video 2: La réussite scolaire de la communité vietnamienne
http://www.youtube.com/watch?v=rZZLLUQPfSo

* * *

Tại Canada, người ta thường nghĩ rằng những học sinh di dân nào nói tiếng mẹ đẻ khác hơn là hai ngôn ngữ Pháp hoặc Anh thì sẽ gặp nhiều khó khăn để có được mảnh bằng trung học, một chìa khóa mở ngõ vào bậc cao đẳng và đại học.
Lý do được đưa ra là bối cảnh kinh tế xã hội không thuận lợi cho các con em di dân trên đường học vấn.

Canada là quốc gia sử dụng hai sinh ngữ chánh, đó là Pháp ngữ tại tỉnh bang Québec và Anh ngữ tại những tỉnh bang khác.
Dân bản địa da trắng được gọi là dân francophone nếu nói tiếng Pháp và anglophone nếu họ nói tiếng Anh. Còn tất cả di dân mà tiếng mẹ đẻ không phải là Pháp hoặc Anh thì được xếp vào nhóm dân allophone.

Ngày nay, các nhà nghiên cứu về giáo dục và di dân đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy mặc dù có trở ngại, khó khăn buổi ban đầu nhưng dần dần sau đó nhóm học sinh di dân đều bắt kịp học sinh bản xứ và trong nhiều trường hợp họ còn vượt trội hơn nhóm đa số da trắng.
Trường hợp nầy không áp dụng cho những con em Việt Nam đã bắt đầu đi học từ những lớp mẩu giáo như tất cả các trẻ em bản xứ.

Theo họ, ý niệm “học sinh allophone” hay “học sinh xuất thân từ lớp di dân” (élèves issus de l’immigration) cần phải được xét lại.

Giáo sư Marie Mc Andrew thuộc đại học Montreal, là một nhà chuyên môn về vấn đề giáo dục liên hệ đến các lớp di dân tại Canada. Vài năm trước dây Gs Mc Andrew đã thực hiện một cuộc nghiên cứu thăm dò rộng lớn tại Montréal, Toronto và Vancouver về đề tài: Giáo dục và mối tương quan giữa các sắc dân (L’éducation et les rapports ethniques)

Cuộc thăm dò nhắm vào các học sinh trung học thuộc 7 nhóm ngôn ngữ groupes linguistiques khác nhau so với nhóm ngôn ngữ của đa số, tiếng Anh và tiếng Pháp.

Có lối 54.000 em học sinh trung học được phỏng vấn và các dữ kiện thu lượm được phân tích căn cứ trên 7 biến số variables liên hệ đến hoàn cảnh xã hội, kinh tế gia đình, và 4 biến số dựa trên đặc tính của trường mà các em đang theo học.

Nét văn hóa gia đình đóng một vai trò quan trọng trong sự thành đạt về học vấn
Giả thuyết vốn văn hóa (capital culturel) trở nên nặng ký nếu chúng ta thấy rằng các sinh viên gốc Hoa và gốc Việt không những thành công nhiều hơn, nhưng ở bậc trung học họ còn biết lựa chọn những môn học nào khả dĩ giúp ích cho họ mở rộng ngõ đi trên cao đẳng và đại học.

Yếu tố «tồn căn» (effet résiduel)
Sau khi loại bỏ hết các biến số (tuổi tác, nam, nữ, hoàn cảnh xã hội, kinh tế gia đình, nơi sanh, bắt đầu vào học lớp mấy…) Gs Mc Andrew cho biết còn có ảnh hưởng của yếu tố «tồn căn» đã dự phần vào sự thành đạt học vấn của một nhóm sắc dân nào đó.
Các học sinh người Hoa có tỉ số thành công gấp 4 lần nhiều hơn so với dân da trắng nói tiếng Anh tại Toronto.
Tại Montreal, số học sinh gốc Việt thành công trong học đường nhiều gấp 3 lần so với học sinh Québecois chủ nhà nói tiếng Pháp.
Tội nhất là dân nói tiếng créole (créolophone) tức là học sinh da đen gốc Haiti có 4 lần ít cơ may đổ đạt được mảnh bằng Trung Học.

Lợi tức gia đình
Hình như lợi tức gia đình không dự một phần quan trọng để giải thích sự thành đạt hay thất bại của con em di dân mà tiếng mẹ đẻ không phải là Anh hoặc Pháp (allophones) trong khi đó là một chỉ điểm rõ rệt của học sinh nhóm chủ nhà. «Kết quả cho thấy có một khoảng trống giữa quy chế kinh tế xã hội của học sinh di dân tại quốc gia tiếp nhận và vốn văn hóa, học vấn là sự thật.»
Nếu xét chung, thì học sinh di dân gốc allophone ở Montreal, Toronto và Vancouver có tỉ số đổ đạt trung học cũng không mấy khác biệt gì với nhóm học sinh thuộc đa số nói tiếng Anh anglophone hay tiếng Pháp francophone.
Tại Montreal, số học sinh di dân nhóm allophone ít hơn so với nhóm học sinh bản xứ chủ nhà nói tiếng Pháp francophone.
Sau 5 năm trung học tại Québec (études secondaires) thì 45% học sinh nhóm thiểu số allophone so với 52% nhóm đa số francophone đổ được văn bằng trung học. Nhưng sau 7 năm học thì nhóm thiểu số bắt gần kịp nhóm đa số. Thiểu số 59.5% và 61.6% cho nhóm đa số. Đây là một sự sai biệt nhỏ nhoi không mấy có ý nghĩa…
(Tại tỉnh bang Quebec: Tiểu học 6 năm, trung học 5 năm, cao đẳng (CEGEP) 2 năm rồi mới vô đại học được).

82% học sinh gốc Việt có bằng Trung học
Trong nhóm allophone với nhau, nếu căn cứ đơn thuần về nguồn gốc ngôn ngữ mà thôi thì học sinh gốc Việt nổi bật nhất với 82% có bằng Trung học, các em người Hoa chiếm 78%, các học sinh khối Á Rạp, Bắc Phi 67% (Magreb, Liban), các em Iran 65%, các học sinh nói tiếng espagnol (Châu Mỹ Latin) 52%, học sinh da đen nhóm nói tiếng créole (Haiti) 40% và so với nhóm chủ nhà Québécois francophone nói tiếng Pháp lối 62% có bằng Trung học.
Xin nói thêm là từ khoảng 20 năm nay, người Hoa di dân ồ ạt qua Canada. Họ đến từ lục địa Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan. Di dân hợp pháp (đoàn tụ, hoặc đầu tư…) và di dân lậu, chui, lấy vợ lấy chồng có quốc tịch Canada… Năm 1981 có 300.000 người Hoa sống tại Canada. Đến năm 2001, con số trên tăng lên 1.029.400 người tương đương 3,5% dân số Canada.
Tại Toronto và Vancouver, các em học sinh gốc Hoa có kết quả học vấn cao hơn các nhóm đa số da trắng nói tiếng Anh anglophone. Số các em học sinh gốc Hoa có bằng trung học nhiều gấp 2 hoặc 3 lần hơn so với các em học sinh da trắng anglophone.

Con em gốc Á châu nổi bật trong học vấn
Theo Cécilia Gabizon trong trang Le Figaro fr. cho biết, con em gốc Á châu tại Pháp, trong đó có con cháu người Việt tị nạn đã nổi bật trong học vấn. Các cháu thuộc thế hệ thứ 2 đã vượt thoát ra ngoài sự yếu kém về văn hóa của thế hệ cha mẹ…
Khảo cứu Hoa kỳ đã ghi nhận từ lâu thành tích sáng chói trong học đường của các học sinh và sinh viên gốc Á châu. Người ta thường gọi đó là model minority (nhóm thiểu số tiêu biểu) vì họ đã thành công tại Hoa Kỳ. Không những họ qua mặt các nhóm thiểu số khác mà thậm chí còn ăn đứt luôn cả nhóm Mỹ trắng chủ nhà.

Kết Luận
Gs Marie Mc Andrew đã đưa ra nhận xét: Sự thành đạt trong học đường – cũng như sự chuyên cần trong học vấn – càng nổi bật lên hơn nữa nếu «việc học hành là điều quan trọng ngay từ trong gia đình, cha mẹ là những người có trình độ văn hóa, đi tị nạn hoặc di dân vì muốn cho con cái họ có được cơ may thành công.»
Sự thành đạt của con em chúng ta trong học vấn được xem như là sự thành công và niềm hảnh diện chung của cha mẹ Viêt Nam trên miền đất tự do./.

Xin nói rõ thêm:
Bài viết trên chỉ bàn và chú trọng đến thành tích của con em các gia đình Việt Nam tị nạn công sản và di dân tại các quốc gia Tây phương mà thôi.
Mời các bạn đọc xem bài viết dưới đây của Gs Lâm Văn Bé (Montreal) để hiểu rõ thêm tình hình thật sự hiện nay (2013) của “người Việt có mặt” tại hải ngoại.
Lâm Văn Bé – Du sinh và lao động xuất khẩu: Hai đặc sản của cộng sản Việt Nam
“Diện mạo của du sinh Việt Nam.
Tùy theo gia cảnh, mục tiêu và cung cách, du học sinh Việt Nam có thể nhận diện qua 3 loại : du sinh du học, du sinh du hí và du sinh địch vận”. (Gs Lâm Văn Bé)

Lịch sử là một sự tái diễn không ngừng

Hình do Bộ Nội vụ Australia cung cấp cho thấy tàu chở người tị nạn bị chặn bắt trong vùng biển phía bắc Australia (photo và chú thích trích từ VOA Asia)

“… Một phúc trình mới đây của chính phủ Úc cho biết ngày càng có nhiều người Việt Nam dấn thân vào những chuyến đi biển nguy hiểm và đầy bất trắc để sang Australia tị nạn.
Theo báo chí Úc, Việt Nam là một trong ba quốc gia được coi sẽ là điểm xuất phát của nhiều người tị nạn tới Australia trong năm nay. Tính cho tới nay, có 93 người Việt Nam tới Úc xin tị nạn.
Giới chức Australia nói rằng dù con số này tương đối nhỏ, nhưng nó lớn hơn so với con số người xin tị nạn trong năm 2012.
Một phát ngôn viên của Cục nhập cảnh Australia cho biết Cục này không muốn suy đoán các lý do dẫn tới xu hướng này.
Hồi đầu tháng Ba, giới hữu trách Indonesia đã bắt giữ một chiếc thuyền chở ít nhất 33 người tị nạn Việt Nam đang tìm đường sang Australia…” (Ngưng trích VOA – Ngày càng nhiều người Việt Nam vượt biển sang Australia tị nạn)

Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Tham Khảo:
- Daniel Baril,UdeMNouvelles. La culture joue un grand rôle dans la réussite scolaire
http://www.nouvelles.umontreal.ca/recherche/sciences-de-leducation/le-capital-culturel-familial-est-plus-determinant-que-le-revenu.html

- Hieu Van Ngo, Barbara Schleifer. Immigrant children and youth in focus
http://canada.metropolis.net/pdfs/Van_ngo_e.pdf

- Asian American college students as model minorities : An examination of the overall competence
http://www-psych.stanford.edu/~tsailab/PDF/AA%20College%20Students.pdf

- Tina Chui, Kelly Tran, John Flanders. Les Chinois au Canada: Un enrichissement de la mosaique culturelle.
http://www.statcan.gc.ca/pub/11-008-x/2004004/article/7778-fra.pdf

- Trần Giao Thủy. Saigon Echo. Người Việt ở Mỹ – Vẻ vang dân Việt
http://saigonecho.com/main/cdviettynan/xaydungcdviet/13373-ngi-vit-m-v-vang-dan-vit.html

- Huy Lực Bùi Tiên Khôi :Truyền thống hiếu học của người Việt Nam:Sự thành công của thanh thiếu niên Vn tại Hoa Kỳ
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=26342#.T3WBgDGufHA

- Lâm Văn Bé – Du sinh và lao động xuất khẩu: Hai đặc sản của cộng sản Việt Nam
http://nguoivietboston.com/?p=1457

Montreal, tháng 4, 2013




No comments:

Post a Comment

View My Stats