Tuesday 9 April 2013

NHÀ NƯỚC TÀI TRỢ BỆNH MẤT TRÍ NHỚ (Yan Lianke)




Yan Lianke (*)

Tue, 04/09/2013 - 20:52 — ledienduc

Ở Trung Quốc bệnh mất trí nhớ đang giành chiến thắng trong bộ nhớ. Những lỗ hổng lịch sử được lấp đầy những sự kiện tưởng tượng - nhà văn Trung Quốc Yan Lianke viết trên "New York Times"ichj

Trong tháng 3 năm 2012, tôi đã có niềm vui được gặp Torbjorn Loden, giáo sư Thụy Điển giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc và văn hóa một thời gian ngắn khi ông làm việc tại Đại học Thành phố Hồng Kông. Trong cuộc trò chuyện của chúng tôi, Loden đã kể lại tình hình diễn ra ở trường đại học này trong các lớp học của mình trong đó có 40 sinh viên đến từ Trung Quốc đại lục. Người nói chuyện hỏi họ biết gì về sự kiện ngày 4 tháng Sáu năm 1989 (là vụ thảm sát người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn), và có nghe đến những tên họ Liu Fang Lizhi và Binyan, những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng tại thời điểm đó. Câu trả lời là sự im lặng của sinh viên Trung Quốc với những cái nhìn bối rối với nhau.

Sau đó, tôi nhớ lại một câu chuyện tương tự, được nói lại bởi một giáo viên ở Hồng Kông. Bà ta hỏi học sinh câu hỏi về nạn đói đầu những năm 60 Thế kỷ XX, dẫn đến tử vong ước tính từ 30 đến 40 triệu người Trung Quốc. Phản ứng đầy đủ là sự im lặng đến sững sờ. Khuôn mặt của giới trẻ này chứng minh rằng họ nghi ngờ bà bịa đặt sự kiện nhằm bôi nhọ đất nước của họ.

Giáo sư Loden đã trình bày tóm tắt câu chuyện, và sau đó chúng tôi ngồi yên lặng trong một quán cà phê Việt Nam yên tĩnh, cả hai đều trong tâm trạng ủ rũ. Kể từ đó, ý tưởng về bệnh mất trí nhớ tập thể tại Trung Quốc - một hiện tượng, được thảo luận gần đây, nhưng không bao giờ ở nơi công cộng - đã làm tôi bất an. Bị mắc kẹt trong tim tôi một thứ bóng tối. Theo thời gian, nó mang lại cho tôi một cảm giác tội lỗi không dứt, cũng như những kỷ niệm đau đớn của thời quá khứ và đồng thời nỗi lo sợ mất chúng.

"Thế hệ của máy tự động"
Phải chăng thế hệ hôm nay của lứa tuổi 20-30 đã bị mất trí nhớ? Ai đã làm cho nó quên lịch sử của đất nước? Những nguồn lực nào được sử dụng cho mục đích này? Có phải chúng ta, thế hệ lớn tuổi vẫn còn nhớ quá khứ, chúng ta phải chịu trách nhiệm về bệnh trạng của những người trẻ tuổi?

Bệnh mất trí nhớ, mà tôi viết ở đây, tuy nhiên có cái gì đó nhiều hơn so với quá trình quên tự nhiên. Đây là một kết quả của việc tẩy xoá ký ức có chủ ý. Quên có thể là do tính thời gian. Tẩy xoá ký ức đòi hỏi phải hoạt động làm sạch những gì mà chúng ta nhớ từ hiện tại và quá khứ.

Ở Trung Quốc, quá trình này thay đổi thế hệ trẻ như các máy tự động với bộ nhớ chọn lọc. Những ký ức về thời gian của quá khứ và hiện tại, của ngày hôm qua và ngày hôm nay có thể được đưa ra trong một tiến trình chuẩn hóa và bị mất không để lại dấu vết.

Tôi đã luôn luôn tin rằng lịch sử và bộ nhớ phải chiến thắng trước những nhiễu thị tạm thời và có vị trí độc lập của nó. Hôm nay, có vẻ như sự thật là điều gì đó ngược lại. Ở Trung Quốc bệnh mất trí nhớ giành chiến thắng trong bộ nhớ. Sự dối trá chiến thắng sự thật. Khoảng trống lịch sử được lấp đầy những sự kiện tưởng tượng. Ngay cả những kỷ niệm của những sự kiện gần đây, một cách nhanh chóng được kết thúc trong thùng rác; dân chúng còn lại duy nhất thứ là phế liệu có thể hiểu được.

Sau năm 1949, cuộc cách mạng hoàn toàn nhấn chìm Trung Quốc. Cuộc cách mạng đã tạo ra một chế độ, lịch sử và thực tế mà chúng ta đang sống. Nhà nước quyết định tất cả mọi thứ - về những gì công dân phải nhớ và những gì phải quên đi. Ý thức của họ được định hình bởi hệ thống qua các chiến thuật phù hợp của cách mạng.

Phương pháp lựa chọn tiếp cận với lịch sử
Một số sự kiện lịch sử được cắt từ các kho lưu trữ và sách giáo khoa. Thông tin chi tiết của các sự kiện vẫn còn được lưu trữ trong các bộ nhớ của người Trung Quốc lớn tuổi - như thời đại thống trị của các tướng trong các thập niên thứ hai và thứ ba của thế kỷ XX, tên của các binh sĩ và dân thường đổ máu trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược Nhật Bản vào những năm 30 - tất cả đã được cẩn thận xóa đi khỏi bộ nhớ tập thể.

Vào năm 1949, kết thúc cuộc nội chiến, tất cả những người dân đã phải mang một niềm đam mê của một người đàn ông - Mao Trạch Đông. Người ta bắt đầu xây dựng một hệ thống mới, tiến bộ với nhịp độ điên rồ. Một phong trào chính trị cuồng tín thuận lợi cho việc duy trì bầu không khí thường trực sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, những kinh nghiệm bi thảm của những thay đổi này đã được xóa khỏi bộ nhớ tập thể của người dân Trung Quốc và bị che giấu vĩnh viễn.

Bước Đại Nhảy Vọt - một chiến dịch chuyển đổi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, thay vì kết quả là cái chết của hàng chục triệu người vì đói (sau này được công bố gây ra bởi "ba năm thiên tai") - cũng như những cái gọi là thảm họa 10 năm của Cách mạng Văn hóa - những sự kiện cơ bản này xuất hiện với mọi người như là quá vô lý, quá tàn nhẫn và quá đau đớn để có thể ghi nhớ chúng. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người lớn tuổi không muốn chia sẻ những kỷ niệm của thời tuổi trẻ.

Không ai viết gì về nhiều người Trung Quốc và Việt Nam đã bị chết trong một cuộc chiến tranh vô nghĩa giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1979. Hầu như không có ai hỏi gì về "trào lưu thắt chặt tội phạm" vào năm 1983, trong đó nhiều người đã bị kết án phạt tù về các biểu hiện "thiếu trang nhã" như hôn nhau ở nơi công cộng - hoặc tử hình vì trộm cắp do nghèo đói.

Cả thế giới đều nhớ kết thúc bi thảm của cuộc biểu tình của sinh viên ủng hộ dân chủ, diễn ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn. Nhưng trong một đất nước mà người ta tắm máu này, nó đã chết đi trong sự cổ vũ nhiệt tình để vinh danh sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc và sự phát triển có ý nghĩa chính trị của đất nước chúng tôi.

Những gì khác người ta đã quên? Tất cả những gì đã xảy ra trong những năm gần đây: dịch AIDS gây ra là do buôn bán máu, vô số các vụ nổ ở các mỏ than hoạt động bất hợp pháp, về chế độ nô lệ hiện đại trong các lò gạch bất hợp pháp tại Trung Quốc, sản xuất sữa bột nhiễm độc hàng loạt, trứng và hải sản độc hại, dầu ăn từ nước thải sản xuất, các chất gây ung thư nhiễm trái cây và rau quả, phá thai bắt buộc đối với phụ nữ, tái định cư bắt buộc và phá hủy các tòa nhà, cư xử tai tiếng với người nộp đơn khiếu kiện... Danh sách này có vẻ là vô tận.

Giới thiệu về Trung Quốc hoặc tốt, hoặc không gì cả
Bất kỳ thông tin tiêu cực nào về Trung Quốc, như một quốc gia hoặc đảng cầm quyền, đều nhanh chóng bị xóa khỏi bộ nhớ của tập thể của xã hội. Điều này được thực hiện thông qua sự kiểm duyệt của các tạp chí, truyền hình, Internet và tất cả mọi thứ phục vụ cho lưu trữ những kỷ ức. (...)

Ba mươi năm trước, các công cụ được sử dụng trong cuộc chiến với các cá nhân phản đối bệnh mất trí nhớ được tài trợ bởi nhà nước, là nhà tù và gông cùm. Ngày nay, khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển, và nhà nước với khoản tiền khổng lồ đuợc dùng cho mục đích này môt cách khéo léo bằng các khuyến khích tài chính. Với sự tác động của chúng, người ta kêu gọi mọi người bỏ lại ký ức của họ và tham gia vào thỏa thuận với nhà nước. Ở Trung Quốc ngày hôm nay, tiền có thể là tất cả - đây là sức mạnh có thể niêm phong miệng của người dân bình thường và làm khô bút các nhà văn. Với nó, có thể làm cho trí tưởng tượng của văn học lướt theo hướng ngược lại với những gì xác định sự thật và lương tâm.

Không quan trọng anh là nhà văn, nhà sử học hay xã hội học. Anh sẽ thich thú với ảnh hưởng, sự nổi tiếng và tiền bạc, nếu như anh muốn thấy những gì anh được nhìn thấy và quay mặt đi làm như không nhìn thấy; nếu như anh sẵn sàng ca hát khen ngợi những gì cần thiết, và bỏ qua những gì che đậy. Nói cách khác, bệnh mất trí nhớ tập thể của chúng ta là một môn thể thao được tài trợ bởi nhà nước.

Chúng ta hãy nhìn vào văn học và nghệ thuật. Hầu như tất cả các giải thưởng ở Trung Quốc trong hai lĩnh vực này, cũng như trong các lĩnh vực báo chí và văn hóa, được trao trong những khuôn khổ các quy định của nhà nước. Khuôn khổ này xác định giới hạn của sự sáng tạo thực hiện bởi các công dân. Những người không vượt ra khuôn khổ này, nếu thành công, sẽ được khen thưởng. Bằng cách này, chúng tôi thay thế quá khứ bị lãng quên bằng tưởng tượng và xây dựng thực tế bằng những lời nói dối ngoạn mục. Chúng tôi làm điều này mà không có bất kỳ cảm giác tội lỗi gì - chúng tôi làm tất cả với những động cơ cao quý, nhân danh hoạt động nghệ thuật. (...)

Tuy nhiên, bệnh mất trí nhớ toàn quốc ở Trung Quốc không phải là trách nhiệm của bộ máy nhà nước. Chúng ta phải kêu gọi các trí thức Trung Quốc trả lời, bởi vì mọi thứ dường như chỉ ra rằng chúng ta thích ứng với trạng thái của sự việc. Đây là sự khác biệt rõ ràng nhất giữa chúng tôi và bạn bè của chúng tôi, những người sống trong các thời điểm khác và ở các nơi khác trên thế giới. Ở đây tôi sẽ sử dụng một ví dụ về các nhà văn ở Liên Xô. Mặc dù bị độc tài khủng bố và kiểm duyệt khắc nghiệt, các tác giả như Mikhail Bulgakov, Alexander Solzhenitsyn và Boris Pasternak để lại cho chúng ta nhiều kiệt tác: "Sư phụ và Margarita", "Quần đảo Gulag", "Doctor Zhivago" ... Những quyển sách này không chỉ nói về những cuộc nổi loạn chống lại quyền lực của nhà nước, mà còn là một cách để cứu và phục hồi trí nhớ tập thể của quốc gia.

Hy vọng trong việc mở cửa ra thế giới
Hôm nay của Trung Quốc không còn là một quốc gia khép kín như vài thập niên trước đây. Nền kinh tế của chúng tôi đã mở cửa sổ rộng ra với thế giới. Cửa sổ thứ hai - cửa sổ chính trị - vẫn còn đóng chặt. Nhà nước không có ý định rời bỏ cánh tay quyền lực mà nhờ nó có thể kiểm soát người dân. Đó là một thực tế, chỉ một trong các cửa sổ được mở, là chìa khóa để hiểu những bí ẩn của bệnh mất trí nhớ tập thể của Trung Quốc, được quản lý bởi bộ máy nhà nước. Thận trọng xem xét cả hai cửa sổ và, như công dân Trung Quốc viết - không ai được phép quan sát các hành động của bộ máy nhà nước. (...)
Cửa sổ kinh tế của Trung Quốc vẫn mở từ hơn 30 năm nay. Trung Quốc giàu có hơn và mạnh mẽ hơn 30 năm trước đây. Tôi nghĩ rằng nó cũng phải được trưởng thành đủ để sự phản ánh về quá khứ của đất nước chúng tôi trở nên có thể.

Nhà văn Trung Quốc không còn sống Ba Jin đã mơ rằng, quá khứ của đất nước của chúng tôi có thể được cứu khỏi lãng quên. Thực hiện giấc mơ này là xây dựng một bảo tàng dành riêng cho cuộc Cách mạng Văn hóa đã từng biến Trung Quốc thành một nhà thương điên. Tôi cũng có một giấc mơ ngây thơ: Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó đài tưởng niệm cuộc nổi dậy Thiên An Môn dành riêng cho bệnh mất trí nhớ của chúng tôi, nơi được khắc vào tất cả những kỷ niệm đau đớn của dân tộc chúng tôi trong thế kỷ qua.

Tôi tin rằng một xã hội thực sự là một xã hội lớn là xã hội có đủ can đảm để nhìn vào quá khứ của mình - một quốc gia thực sự vĩ đại là một quốc gia không từ chối tài liệu lịch sử của mình.

© 2013 The International Herald Tribune/The New York Times

Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức - RFA Blog
-------------------------------------------------------

(*) Tác giả Yan Lianke là nhà văn Trung Quốc, sinh năm 1958. Quan điểm của ông và những câu chuyện ông kể thường kéo theo sự nổi giận của cơ quan kiểm duyệt. Ông hiện sống tại Bắc Kinh.

Bản dịch từ tiếng Ba Lan của Katarzyna Kasińska, đăng trên cổng thông tin Interia.pl:


No comments:

Post a Comment

View My Stats