Posted on March 29, 2013 | 2 Comments
United Nations – A/HRC/22/L.13
General Assembly
Hội đồng Nhân quyền – Phiên họp thứ 22, ngày 15/3/2013
Cổ xúy và bảo vệ tất cả quyền con người, quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, bao
gồm cả quyền được phát triển. (Dự thảo)
Bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền
Hội đồng Nhân quyền,
Chiếu theo tinh thần của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền,
Nhắc lại Nghị quyết 53/144 ngày 09
Tháng 12 năm 1998 của Đại hội đồng LHQ, nhất trí thông qua Tuyên ngôn LHQ về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản đã được quốc tế công nhận, và nhắc lại tầm quan trọng của
Tuyên ngôn này trong việc xúc tiến và thực hiện nó,
Nhắc lại tính hợp lệ và tiếp tục áp dụng tất cả các quy định của Tuyên ngôn nói trên,
Nhắc lại thêm tất cả các nghị quyết trước đây về
chủ đề này, cụ thể là Nghị quyết 13/13 ngày 25/3/2010 và Nghị quyết 16/5 ngày 24/3/2011 của Hội đồng nhân quyền , Nghị quyết 66/164 ngày 19/12/2011 của Đại hội
đồng LHQ,
Khẳng định lại rằng các quốc gia theo nghĩa vụ
của mình phải bảo vệ tất cả các quyền con người và tự do
cơ bản cho tất cả mọi người,
Nhận thức rằng, người bảo vệ nhân quyền đóng vai trò quan trọng ở cấp địa
phương, quốc gia, khu vực và quốc
tế trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con
người,
Nhấn mạnh rằng sự tôn
trọng và hỗ trợ các hoạt động của những người bảo
vệ nhân quyền, bao gồm cả nữ
bảo vệ nhân quyền, là điều thiết yếu để thụ hưởng đầy đủ quyền con người,
Lưu ý rằng quy định của pháp luật và hành chính trong nước và sự áp dụng của nó nên tạo thuận lợi cho công
việc của người bảo vệ nhân quyền, bao gồm tránh mọi xử lý hình sự, bêu xấu, ngăn cấm, cản trở hoặc hạn chế trái với luật nhân
quyền quốc tế,
Nhắc lại sự quan tâm to
lớn của Đại hội đồng LHQ qua Nghị quyết 66/164 về tính nghiêm trọng của những rủi
ro mà người bảo vệ nhân quyền phải đối mặt
như các mối đe dọa, tấn công và các hành vi dọa nạt chống lại họ,
Quan tâm sâu xa rằng, trong một số trường hợp, an ninh quốc gia
và pháp luật chống khủng bố và các biện pháp khác, chẳng hạn như luật quy định các tổ chức xã hội dân sự, đã bị lạm dụng để nhắm mục tiêu vào người bảo vệ nhân
quyền hay đã cản trở công việc của họ và đã đe dọa sự an toàn của
họ đi ngược lại với luật
quốc tế,
Nhận thức về vấn đề này qua các hình thức truyền thông
mới, bao gồm việc phổ biến thông tin
trực tuyến và ngoại tuyến, có thể phục vụ như một công cụ
quan trọng cho những người bảo vệ nhân
quyền để thúc đẩy và phấn đấu bảo vệ các quyền con người,
Nhận thức nhu cầu cấp thiết để giải
quyết, và thực hiện các bước cụ thể để phòng ngừa và ngăn chặn việc sử dụng pháp luật
nhằm cản trở hoặc hạn chế quá mức
khả năng mà người bảo vệ nhân
quyền thực hiện công việc của họ, bao gồm
xem xét và nếu cần thiết, sửa đổi pháp luật có liên quan và thực hiện để đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc
tế về quyền con người,
Hoan nghênh các bước thực hiện của một số nước trong việc áp dụng chính sách hoặc pháp luật nhằm bảo vệ các cá nhân, nhóm và tổ chức xã hội tham gia vào thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, bao gồm cả việc hủy bản án tội phỉ báng, các bước đó phục vụ bảo vệ người
bảo vệ nhân quyền khỏi bị truy tố
vì các hoạt động ôn hòa của họ, và chống lại các mối đe dọa, quấy rối, dọa nạt, cưỡng ép, bị giam giữ tùy tiện
hay bắt giữ, bạo lực và các cuộc tấn công của
các tác nhân nhà nước và ngoài nhà nước;
1. Hoan nghênh công việc của Báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những người bảo
vệ nhân quyền, trong đó có hai báo cáo mới nhất của bà đã trình theo Nghị quyết
66/164 của Đại hội đồng LHQ và Nghị quyết 16/5 của
Hội đồng Nhân quyền, về việc sử dụng pháp luật
làm ảnh hưởng đến các hoạt động bảo vệ nhân
quyền , và các tổ chức nhân
quyền quốc gia, tương ứng;
2. Kêu gọi các nước
thành viên tạo ra một môi
trường an toàn và thuận lợi, trong đó người
bảo vệ nhân quyền có thể hoạt động tự do mà không bị trở ngại và mất an ninh, trong cả nước và trong
tất cả các lĩnh vực của xã hội,
bao gồm mở rộng hỗ trợ cho những người bảo vệ nhân quyền địa phương;
3. Nhấn mạnh rằng pháp luật
làm ảnh hưởng đến các hoạt động của những người bảo vệ nhân
quyền và sự áp dụng của nó phải
phù hợp với luật nhân quyền quốc tế, bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và hướng
dẫn của Tuyên ngôn LHQ về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản đã được quốc tế công nhận, và, về vấn đề này, lên án việc áp đặt bất kỳ hạn chế nào lên công việc và các hoạt động của người bảo vệ nhân
quyền một cách trái ngược với luật nhân
quyền quốc tế;
4. Kêu gọi các quốc
gia cam kết rằng luật pháp được thiết lập nhằm đảm bảo
an toàn công cộng và trật tự công cộng phải có các quy định được định nghĩa rõ ràng phù hợp với luật pháp quốc tế về quyền con người, bao gồm các nguyên tắc không phân biệt đối xử, và rằng luật pháp như vậy không được sử dụng để cản
trở hoặc hạn chế thực thi bất kỳ quyền
con người nào, bao gồm quyền tự do
ngôn luận, tự do lập hội và tự do tụ họp ôn hòa, đó là những quyền thiết yếu để thúc đẩy và bảo vệ các quyền khác;
5. Thúc giục các nước
công khai bày tỏ vai trò quan trọng và hợp pháp của những người bảo
vệ nhân quyền trong việc thúc đẩy các quyền con người, dân chủ
và pháp quyền như là một
thành phần thiết yếu trong
việc đảm bảo sự bảo vệ cho
họ, bao gồm tôn trọng sự độc lập của các tổ
chức của họ và tránh bêu xấu công việc của họ;
6. Kêu gọi các quốc
gia đảm bảo rằng những người
bảo vệ nhân quyền có thể thực hiện vai trò quan
trọng của họ theo phương thức phản đối ôn hòa, phù hợp với luật pháp quốc
gia, phù hợp với Hiến chương
của Liên hợp quốc và luật nhân quyền quốc tế, qua đó, đảm bảo rằng không có ai phải gánh chịu hậu quả sự sử dụng vũ lực
quá đáng hoặc bừa bãi, bắt
giữ hoặc giam cầm tùy tiện, tra tấn hoặc cư
xử hay trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo, mất phẩm giá, bị
mất tích, lạm dụng thủ tục tố
tụng hình sự và dân sự hoặc các mối đe dọa của những hành vi đó;
7. Nhấn mạnh rằng sự tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông là quyền lựa chọn của riêng mỗi
người, bao gồm cả truyền hình, đài phát thanh và Internet, nên được thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi ở cấp quốc gia, giữa các nước và cấp độ quốc tế như là một
phần không tách rời để thụ hưởng các quyền căn bản về tự do bày tỏ ý kiến và tự do ngôn luận, và cũng khuyến khích hợp tác quốc tế nhằm phát triển các truyền thông liên lạc và công nghệ thông tin ở tất cả các quốc
gia;
8. Kêu gọi các nước
tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm rằng quyền tự do lập
hội của những người bảo vệ nhân
quyền và theo đó, đảm bảo có ban hành thủ tục đăng ký các tổ chức xã hội dân sự, rằng thủ tục này minh
bạch, dễ tiếp cận, không phân biệt đối xử, nhanh chóng và không tốn kém, cho
phép khả năng khiếu nại và tránh yêu cầu đăng ký lại, phù hợp với luật pháp quốc
gia và luật pháp quốc tế về quyền con người;
9. Cũng kêu gọi các quốc
gia đảm bảo rằng các nhu cầu làm báo cáo, đưa tin của các cá nhân, nhóm và tổ chức xã hội không được cấm đoán xu hướng tự trị vốn có của họ, và rằng những hạn chế không được áp đặt một cách kỳ thị lên các nguồn tài trợ tiềm năng
nhằm hỗ trợ công việc của người bảo
vệ nhân quyền, ngoại trừ
những áp đặt bình thường lên bất kỳ hoạt động nào khác mà không liên
quan đến nhân quyền trong nước, để đảm bảo tính minh bạch và giải
trình trách nhiệm, và không được có điều luật nào hình sự hóa hoặc tước đoạt tính hợp pháp các hoạt động bảo vệ nhân quyền dựa trên
nguồn gốc địa lý của các nguồn tài trợ cho các hoạt động đó;
10. Kêu gọi các quốc
gia đảm bảo rằng các biện pháp chống khủng bố và bảo vệ an ninh quốc gia:
(A) phù hợp với nghĩa vụ
của mình theo quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt theo quy định
của pháp luật quốc tế về quyền
con người, và không cản trở công việc và sự an toàn của cá nhân, nhóm và các tổ chức xã hội tham gia thúc đẩy và bảo vệ quyền con
người;
(B) Xác định rõ hành vi phạm tội nào bị
coi như hành vi khủng bố bằng cách định nghĩa minh bạch và có thể đoán được các tiêu chí, bao gồm, trong số những điều khác, xem xét không thiên vị đề xuất của Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khi chống khủng bố;
(C) Cấm và không cung cấp, hoặc có tác động, việc giam giữ con
người tùy tiện, chẳng hạn như
bị giam giữ mà không có đảm bảo đúng thủ tục pháp lý, tước sự tự do bằng cách đẩy một người bị giam giữ ra khỏi vòng bảo vệ của pháp
luật, hoặc tước quyền tự do một cách bất
hợp pháp và sự giải giao các cá nhân bị nghi ngờ hoạt động khủng bố, cũng không được tước đoạt trái pháp luật quyền sống hoặc xét xử những nghi can mà không bảo đảm cơ bản tư pháp;
(D) Cho phép các cơ quan quốc tế có liên quan, các tổ chức phi chính phủ
và tổ chức nhân quyền quốc gia, nếu có, được tiếp xúc chính đáng những người bị giam
giữ theo luật chống khủng bố và luật
an ninh quốc gia khác, và đảm bảo rằng những người
bảo vệ nhân quyền không bị quấy rối hoặc bị truy cứu vì cung cấp trợ giúp pháp lý những người bị giam
giữ và bị buộc tội theo luật
liên quan đến an ninh quốc gia;
11. Tiếp tục kêu gọi
các quốc gia đảm bảo rằng tất cả các quy định của pháp luật và ứng dụng của nó làm ảnh hưởng đến những người bảo vệ nhân
quyền, cần được định nghĩa rõ ràng, xác định được và không có hiệu lực hồi tố để tránh khả năng lạm dụng làm
phương hại đến các quyền tự do và các quyền cơ bản của con người, và đặc biệt đảm bảo rằng:
(A) Thúc đẩy và bảo
vệ các quyền con người không bị xử lý hình sự, và rằng những người bảo
vệ nhân quyền không bị ngăn cản sự thụ hưởng các quyền phổ quát của
con người từ công việc của họ, cho dù
họ hoạt động riêng lẻ hoặc kết hợp với những người khác, trong khi nhấn mạnh rằng tất cả mọi người phải tôn trọng quyền con người của người khác;
(B) Cơ quan tư pháp độc lập, vô tư và có thẩm quyền để xem xét hiệu quả luật pháp và ứng dụng của nó ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động của người bảo vệ nhân quyền;
(C) Bảo đảm theo đúng thủ tục pháp lý, bao gồm các vụ án hình sự đối với những người bảo vệ nhân
quyền, phù hợp với quy định của luật nhân
quyền quốc tế để tránh việc sử dụng các bằng
chứng không đáng tin cậy, điều
tra không có cơ sở và sự chậm trễ về thủ
tục, do đó có hiệu quả góp phần kết thúc nhanh chóng tất cả các trường hợp không có căn cứ, và các cá nhân được trao cơ hội khiếu nại trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền;
(D) Bất kỳ quy định hoặc quyết định có thể ảnh hưởng lên việc thụ hưởng các
quyền con người phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản được ghi trong luật pháp quốc
tế, sao cho nó hợp pháp, cân đối, không phân biệt đối xử và cần thiết trong một xã hội dân chủ;
(E) Các thông tin quản lý bởi các cơ quan công quyền cần chủ động tiết lộ, và rằng
luật pháp và chính sách minh bạch và rõ ràng cung cấp một quyền
chung để yêu cầu và nhận được thông tin đó, qua đó công chúng được phép truy cập, trừ các hạn chế hạn hẹp được xác định rõ ràng;
(F) Các hạn chế không được viện dẫn khi tiếp cận thông tin
liên quan đến hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm
trọng;
(G) Quy định đó không được ngăn chặn các quan chức nhà nước bị giam giữ vì liên đới trách nhiệm, và rằng các hình phạt tội phỉ báng được giới hạn để đảm bảo sự tương xứng và sự đền bù tổn hại đã gây ra;
(H) Pháp luật nhằm bảo vệ đạo đức xã hội cần phù hợp với luật pháp quốc
tế về quyền con người;
(I) Pháp luật không
nhắm mục tiêu vào hoạt động của các cá nhân và các hiệp hội bảo vệ quyền lợi của dân tộc thiểu số hay tán thành các tín ngưỡng của dân tộc
thiểu số;
(J) quan điểm bất đồng chính kiến có thể được quyền thể hiện một cách ôn hòa;
12. Bày tỏ sự quan tâm đặc biệt về phân biệt
đối xử và bạo lực đối với nữ bảo vệ nhân quyền một cách có hệ thống và có tổ chức, và kêu gọi các nước tích hợp một quan điểm
giới tính vào những nỗ lực của họ để tạo
ra một môi trường an toàn và thuận lợi cho việc bảo
vệ quyền con người;
13. Tái khẳng định
quyền của mọi người, cá nhân và với những người khác, không bị ngăn cản
khi tiếp xúc, liên lạc với các cơ quan quốc tế, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc, các đại diện và bộ máy trong lĩnh vực quyền con người,
bao gồm cả Hội đồng Nhân quyền, thủ tục đặc
biệt (special procedures), cơ chế xem xét định kỳ phổ quát (universal periodic review) và các ủy ban giám sát nhân quyền, cũng như các cơ chế nhân quyền khu vực;
14. Mạnh mẽ kêu gọi
tất cả các quốc gia:
(A) không sử dụng, và đảm bảo bảo vệ đầy đủ, bất kỳ hành động đe dọa, trả thù đối với những người đã và đang hợp tác hoặc tìm kiếm sự hợp tác với các tổ chức quốc tế, bao
gồm cả các thành viên trong gia đình và các cộng sự của họ;
(B) Thực hiện nghĩa vụ
chấm dứt việc miễn trừ trách nhiệm và không bị trừng phạt đối với bất kỳ hành vi đe dọa hoặc trả thù, bằng cách đưa các thủ phạm ra trước công lý và bằng cách cung cấp một giải pháp hiệu quả cho các nạn
nhân của họ;
(C) Tránh dùng pháp luật làm sói mòn quyền đã tái khẳng định tại Điều 13 nêu trên;
15. Tái khẳng định sự
cần thiết có đối thoại toàn diện và cởi mở giữa xã hội
dân sự, đặc biệt là những người bảo vệ nhân
quyền, và Liên hiệp quốc trong lĩnh vực
quyền con người và, trong bối cảnh này, nhấn mạnh rằng sự tham gia của xã hội dân sự cần được tạo điều kiện một cách thuận lợi, minh bạch, khách
quan và không phân biệt đối xử;
16. Nhấn mạnh giá trị
của tổ chức nhân quyền quốc gia, được thành lập và hoạt động theo Nguyên
tắc Paris, trong việc tiếp tục theo dõi pháp luật hiện hành và đều đặn thông báo cho Nhà nước về tác động của nó lên các hoạt động của người bảo vệ nhân quyền, kể cả cách
thức đưa ra các khuyến nghị liên quan
và cụ thể;
17. Nhấn mạnh đặc
biệt sự đóng góp có giá trị của các tổ chức nhân quyền quốc gia, các tổ
chức xã hội dân sự và các bên liên quan khác trong việc cung cấp thông tin đầu vào cho nhà nước về những tác động tiềm năng của các dự thảo luật khi nó đang được soạn thảo hoặc xem xét thông qua để đảm bảo rằng nó phù hợp với luật nhân
quyền quốc tế;
18. Mời các nhà lãnh đạo trong mọi lĩnh vực
của xã hội và cộng đồng tương ứng, bao gồm
các nhà lãnh đạo chính trị, xã hội và tôn giáo, và các nhà lãnh đạo kinh doanh và các phương tiện truyền thông, bày tỏ sự ủng hộ công
khai vai trò quan trọng của những
người bảo vệ nhân quyền và tính hợp pháp trong công việc của họ;
19. Khuyến khích các quốc gia, trong các báo cáo của họ khi xem xét định kỳ phổ quát và trong bản tin của các ủy
ban giám sát nhân quyền, thông tin về các bước thực hiện để tạo ra một môi
trường an toàn và thuận lợi cho người bảo vệ nhân quyền, gồm cả việc đưa luật pháp và ứng dụng của nó có ảnh hưởng đến các hoạt động của người bảo vệ nhân
quyền sao cho phù hợp với luật nhân quyền quốc tế;
20. Khuyến khích các tổ chức nhân
quyền quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự và các bên liên quan khác cung cấp thông
tin, bao gồm cả cho các quốc gia, trong lúc diễn ra xem xét định kỳ phổ quát và các báo cáo của các ủy ban giám sát nhân quyền, về môi
trường thuận lợi cho những người bảo vệ nhân
quyền, kể cả luật pháp và ứng dụng của nó có ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ nhân quyền;
21. Khuyến khích Văn phòng Cao uỷ nhân quyền LHQ, Báo cáo viên đặc biệt, các cơ chế khu vực có liên quan và các tổ chức nhân quyền quốc gia cung cấp sự hỗ trợ của họ cho các quốc gia xem xét và đưa pháp luật và ứng dụng của nó phù hợp với luật nhân
quyền quốc tế;
22. Mời gọi các nước
tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, bao gồm cả các tổ
chức đã nêu ở trên, trong quá trình rà soát, sửa đổi hoặc lập pháp mà có ảnh hưởng hoặc sẽ ảnh
hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến công việc của người bảo
vệ nhân quyền;
23. Mời gọi Báo cáo viên đặc biệt về tình hình người bảo vệ nhân
quyền tiếp tục thực hiện các hoạt động theo nhiệm vụ của mình,
bao gồm cả việc triển khai Nghị quyết này,
bằng cách giám sát tiến độ và hướng dẫn, hỗ trợ và theo dõi với các quốc gia, khi cần thiết;
24. Quyết định bảo lưu quyền tái xét duyệt vấn đề.
Bản dịch của Defend the Defenders
No comments:
Post a Comment