Wednesday 17 April 2013

LÀM THẾ NÀO ĐỂ [KHÔNG] TRỞ THÀNH MỘT ĐẠI SỨ HOA KỲ (Greg Rushford - The Rushford Report)




Greg Rushford
The Rushford Report

Lê Quốc Tuấn-X CafeVN dịch Việt Ngữ
Thu, 04/18/2013 - 01:19


Một bài nên đọc về vị TLS Hoa Kỳ tại Việt Nam
Lời người dịch: Hôm qua, trên trang The Rushford Report, một trang chuyên đề về Thương mại của Mỹ lại có một bài viết về cái gọi là một "cuộc vận động cho chức vụ Đại Sứ Mỹ tại VN " của Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân. Mặc dù có nhiều điều không hoàn toàn đồng ý với tác giả, nhưng tôi vẫn bỏ ra buổi tối qua để chuyển dịch phục vụ độc giả X Cafe, như một tài liệu nên đọc thêm.

--------------------------

Có hai lộ trình truyền thống mà những người có tham vọng làm đại sứ Mỹ thường xử dụng để thuyết phục tổng thống Hoa Kỳ đề cử mình cho vinh dự đó. Lộ trình đầu tiên là phương cách cổ điển dựa trên công đức của các viên chức Mỹ phục vụ ngoại giao với các thành quả vượt bực được các giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao xem xét lặng lẽ và cẩn thận. Danh tính của những người qua khỏi được quy trình giám sát bởi các đồng nghiệp ấy sẽ - thường xuyên - được chuyển tới Nhà Trắng để tổng thống chính thức phê duyệt. Lộ trỉnh thứ hai, lộ trình chính trị, (đôi khi không tử tế) dành riêng cho các nhân vật nổi tiếng, vây cánh của tổng thống, hoặc những người đóng góp quan trọng ho chiến dịch vận động tài chính để mua chức vụ đại sứ. Nhưng hiện nay, Lê Thành Ân, vị tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh, một viên chức ngoại giao người Mỹ gốc Việt đang xử dụng một lộ trình thứ ba mới lạ: một phương cách thật là Á Châu.

Lê muốn trở thành đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Để đạt mục tiêu đó, tối thiểu là viên tổng lãnh sự này đã vận động sau hậu trường từ cuối tháng bảy với một mạng lưới đồng minh người Mỹ gốc Việt, một số có những kết nối chính trị và kinh doanh ở cả Washington lẫn Hà Nội. Mặc dù Lê hối thúc những người ủng hộ mình thu hút thêm ủng hộ từ Quốc hội, tuy nhiên mục tiêu chính của chiến dịch vận động hành lang này là một người duy nhất, người sẽ thực hiện cuộc đề cử: Tổng thống Barack Obama.

Để đạt mục tiêu đó, Lê và các đồng minh của ông đã minh chứng một phong cách Á Châu gan dạ. Một trong những người ủng hộ quan trọng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt của Lê là David Dương, người đã đóng góp cho Obama từ khu vực San Francisco Bay. Theo Trung tâm Responsive Politics, Dương đã cống hiến hơn 150,000 USD cho Obama và Đảng Dân chủ từ năm 2008. Theo e-mail trao đổi giữa Lê và Dương mà người phóng viên viết bài này này đã mục kích, Dương thuật lại rằng ông đã trực tiếp tiếp cận Obama để nài ép cho các tiêu chuẩn được cử làm đại sứ cho ông Lê tại một sự kiện gây quỹ của Đảng Dân chủ tổ chức tại California hồi đầu tháng này.

Nhà Trắng cho biết, vào ngày 03 và 04 tháng 4 Obama quyên góp tiền ở miền Bắc California. Nhà doanh nhân Dương đã thông báo cho Lê trong một e-mail rằng tại một buổi gây quỹ được tổ chức vào tối ngày 03 tháng 4.ông đã đệ trình một lá thư cho tổng thống, cùng với một danh sách tên những người ủng hộ Lê,

Danh sách những người ủng hộ Lê - được in lại vì phúc lợi công cộng ở dưới cùng của bài viết này - có hơn 70 danh tính. Danh tính nổi bật đầu tiên: Rahm Emanuel, viên cựu chỉ huy văn phòng của Obama hiện là thị trưởng thành phố Chicago. Ngày 04 tháng 4, Dương thông báo cho Lê trong một điện thư rằng ông đã nài ép Obama một lần thứ hai. "Sáng nay, tôi đã dự bữa ăn trưa sớm với tổng thống cùng 27 người khác và đã nói chuyện với ông về lá thư gởi ông đêm qua."

Dương cho tổng lãnh sự biết rằng ông đã nhận được một phản ứng thân thiện từ Obama: "Chúng ta cần làm việc, cần có một vài thành viên quốc hội và các thượng nghị sĩ của chúng ta giới thiệu ông. Điều này sẽ đảm bảo việc ông được giới thiệu".

Các e-mail tiết lộ rằng viên tổng lãnh sự đã không chỉ đơn thuần là một người thụ động khi tìm cách thúc đẩy những gì mà ông Lê nhiều lần được nhắc đến như một "ứng viên". Lê đã tham gia chỉnh soạn nhiều lá thư giới thiệu và ủng hộ khác. Trước khi Dương, nhà kinh doanh California trình bức thư cho Obama vào ngày 3 tháng 4, Lê đã cố vấn cho đồng minh của ông sửa chữa một lỗi đánh máy. Khi được Dương thông báo rằng lá thư đã được chuyển giao đến tay Obama, Le bày tỏ lòng biết ơn của mình trong một e-mail khác. Viết trên iPad của mình, viên tổng lãnh sự thuật lại, ông đã "biết ơn" như thế nào về những nỗ lực của "tình bạn trong việc thúc đẩy vai trò ứng viên của tôi".

Dương và Lê đã không trả lời một số e-mail yêu cầu bình luận. Và những nỗ lực tìm kiếm lời bình luận từ Nhà trắng cũng không thành công. Một cuộc gọi điện đến văn phòng báo chí của Emanuel lậo tức dẫn đến đề nghị rằng phóng viên này nên yêu cầu thị trưởng giải đáp qua e-mail - vốn sau đó cũng không được trả lời.

Dương, người đã đến Mỹ không một xu dính túi sau khi cộng sản giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, là một câu chuyện thành công cổ điển về một người nhập cư vào Mỹ: một doanh nhân có công ty quản lý chất thải, California Waste Solutions của mình đang có hợp đồng nhiều triệu đô la với các cơ quan chính phủ ở cả Hoa Kỳ và tại Việt Nam (thông qua một công ty con tại Việt Nam vốn đã phát triển một bãi rác thải trị giá 400 triệu USD tại thành phố Hồ Chí Minh, theo trang web của công ty và báo chí Việt Nam).

Ngoài hoạt động kinh doanh của mình, năm 2010 Dương được Tổng thống Obama bổ nhiệm để phục vụ trong Quỹ Giáo dục Việt Nam, vốn nhận tài trợ của chính phủ Mỹ để cấp học bổng giáo dục đại học cho sinh viên Việt Nam. Doanh nhân người Mỹ gốc Việt này đã giới thiệu đến Nhà Trắng qua Dân biểu Barbara Lee, một đảng viên Dân chủ California và một người khác từng nhận đóng góp của Dương. Dương đã tán tụng "các sự ủng hộ hoàn toàn" mà ông đã nhận được vì công việc từ thiện của mình từ các cấp cao hơn của chính phủ Việt Nam, bao gồm cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Dương không phải là người lưu vong Việt Nam duy nhất trong mạng lưới những người ủng hộ Lê đã tạo dựng mối quan hệ với chính phủ Việt Nam hiện tại mà ông từng bỏ trốn đi khi còn là một đứa trẻ. Một người ủng hộ quan trọng khác dường như là Bùi Duy Tâm, một bác sĩ y khoa đã giúp giới thiệu vị tổng lãnh sự đến bạn bè người Mỹ gốc Việt ở miền Bắc California.

Bác sĩ Tâm là một câu chuyện thành công khác của người nhập cư. Là một cao niên độ tuổi tám mươi, ông nổi tiếng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt vì các công trình y tế từ thiện của mình tại quê nhà, bao gồm cả một chiến dịch giúp Việt Nam chữa trị bệnh ung thư gan. Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng đã đến thăm Bác sĩ Tâm tại tư gia của ông tại San Francisco vào năm 2010. "Phó Thủ tướng nhấn mạnh những đóng góp to lớn của ông Tâm cho cộng đồng người Việt tại Mỹ và quê nhà", đài phát thanh Việt nam, tiếng noi chính thức của Hà Nội trong chương trình phát sóng bằng tiếng Việt và 11 ngôn ngữ khác. đã thuật lại "Ông Tâm cho biết ông vô cùng xúc động. "

Ngày 28 Tháng 7 năm 2012, Tổng Lãnh sự Lê có gửi bác sĩ Tâm một điện thư riêng qua hộp thư Hotmail cá nhân (có lẽ là để tránh các hạn chế của liên bang trong Đạo luật Hatch nhằm ngăn cấm nhân viên chính phủ sử dụng thời gian và máy tính chính thức của chính phủ Hoa Kỳ để tham gia vào các các hoạt động chính trị). "Cảm ơn ông đã thư dự thảo lá thư giới thiệu hào phóng" tổng lãnh sự nói với bác sĩ. "Xin cho phép tôi được một vài ngày để xem xét và chuẩn bị một lá thư hiệu đính, vì đây là một vấn đề rất nhạy cảm," Lê cẩn trọng.

Một vài tuần sau khi trao đổi e-mail, Lê đã dành thời gian nghỉ ở California. Phần lớn thời gian không đi làm của ông trong tiểu bang này đã được dùng để thúc đẩy vai trò ứng viên đại sứ Việt Nam của vị tổng lãnh sự" như ông trình bày trong một điện thư.

Việc công bố ứng viên (đại sứ) ấy có thể gây tranh cãi trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Nhiều người Mỹ gốc Việt từng chạy trốn khỏi chế độ cộng sản đã đi đến việc chấp nhận việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại với Hà Nội. Tuy nhiên, dù có những quan điểm tự nhiên khác biệt nhau về chính trị, vẫn còn đó những giới hạn rõ rệt cho những người Việt Nam tị nan luôn yêu mến quê hương của mình, trong khi cũng muốn trở thành những công dân yêu nước Mỹ. Một trong những giới hạn - có lẽ là những điều rõ ràng nhất - liên quan đến thực tế của công dân Việt Nam là việc lập hội một cách ôn hòa nhằm cổ vũ quyền bầu cử dân chủ hiện vẫn còn bị xem là một tội phạm. Các công dân Việt Nam đã bị cầm tù vì bày tỏ niềm tin như thế.

Tôi hỏi bác sĩ Tâm và David Dương rằng họ có tin ràng việc cổ vũ dân chủ nên bị cấm đoán một cách hợp pháp tại đất nước của họ hay không. Không ai đã trả lời. Thực tế của việc các nhà lưu vong nổi tiếng ấy sẵn sàng ngoảnh mặt nhắm mắt và im tiếng về những vấn đề nhân quyền cốt lõi- có lẽ vì nếu hành động gì khác sẽ là bất tiện cho việc duy trì các quan hệ hiện tại của họ với chính phủ cộng sản đang cai trị Việt Nam - sẽ bị nhiều người xem là xúc phạm. Và quay trở lại quê hương, người ta có thể tưởng tượng được phản ứng ở đấy khi những tin tức này được biết đến bởi những công dân Việt Nam hiện đang tiều tụy trong tù bởi vì họ có đủ can đảm để cổ vũ cho quyền bầu cử.

Thành viên duy nhất của mạng lưới những người ủng hộ ông Lê đã đáp lại lời yêu cầu bình luận cho bài viết này là Trương Ngọc Phương, giám đốc điều hành Harrisburg, một Trung tâm dịch vụ quốc tế có văn phòng ở Pennsylvinia. Trung tâm này được thành lập năm 1976 để hỗ trợ người tị nạn Việt Nam, những người chạy trốn khỏi sự tiếp quản của cộng sản trong năm trước đó. Trung tâm này hiện cũng giúp những người khác đang có nhu cầu, bao gồm cả các nạn nhân của thảm họa Katrina ở Louisiana.

Trường từ chối không trả lời phỏng vấn về công việc của mình với Lê liên quan đến hy vọng cho chức vụ đại sứ (và cũng tiếp tục từ chối không đưa ra ý kiến gì về các điều luật phản dân chủ của chính quyền Việt Nam hiện nay). Tuy nhiên, nhân viên xã hội Pennsylvania này đã sẵn sàng giải thích sự ủng hộ cho tình trạng ứng viên đại sứ của Lê của mình tong những điều kiện chung.

"Chúng tôi chỉ là một nhóm cộng đồng và đại diện doanh nghiệp nhỏ , những người tình cờ nhận thức được những hành động tuyệt vời mà ông Lê Ân có thể thực hiện với tư cách là Tổng lãnh sự tại TP Hồ Chí Minh trong ba năm qua", Trường nói với tôi trong một e-mail. "Vì lòng ngưỡng mộ đối với ông Le Ân, và vì lòng tôn trọng David Shear Đại sứ Hoa Kỳ hiện tại ở Việt Nam, chúng tôi quyết định tổ chức một chiến dịch kín đáo để huy động sự hỗ trợ bổ sung cho vị trí ứng viên của ông Lê Ân" (vị Tổng lãnh sự đã sao chép lại trong e-mail).

Trong một chia xẻ mà Trường đã gửi cho những người ủng hộ tiềm năng của tổng lãnh sự, ông phân tích rằng Lê là người Việt Nam tương đương với Gary Locke, hiện là Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Locke là cựu thống đốc tiểu bang Washington và là cựu bộ trưởng thương mại Mỹ. "Việc bổ nhiệm Gary Locke là đại sứ Mỹ tại Trung Quốc mang đến một tiền lệ đáng lập lại" Trương viết. "Quá trình phục vụ ngoại hạng của Đại sứ Locke phần lớn nhờ danh tính là một người Mỹ gốc Trung Quốc của ông. Các phẩn chất của ông đã giúp ông tìm được những khu vực ích lợi có kết quả giữa hai nước và hai nền văn hóa".

Thật là một điều rất không bình thường - có lẽ chưa từng có - khi một thành viên đang hoạt động trong ngnàh ngoại giao Mỹ lại vận hành những gì vốn cơ bản là một chiến dịch tạo áp lực chính trị bí mật nhằm đảm bảo một cuộc đề cử của Nhà Trắng cho chức vụ đại sứ của một quốc gia quan trọng.
Một quan sát nhanh vào những người từng muốn làm đại sứ sẽ minh họa cho thấy sự không bình thường như thế nào.

Hai lộ trình đầu tiên những phương cách bình thường. Đại sứ Mỹ hiện nay tại Việt Nam, David Shear, xuất phát từ hàng ngũ ưu tú của dịch vụ đối ngoại Mỹ. Shear lấy được bằng thạc sĩ tại John Hopkins trường dịch vụ ngoại giao cao cấp quốc tế và có uy tín, thông thạo tiếng Nhật Bản và Trung Quốc, và là một trợ lý thứ trưởng ngoại giao cho vùng Á châu trước khi ông đượcBộ Ngoại giao chỉ định đưa đến Hà Nội trong năm 2011. Lộ trình truyền thống ấy là phương cách của khoảng hai phần ba những đại sứ của Mỹ. Các đại sứ Mỹ tại Việt Nam trước đây đều đến từ hàng ngũ ưu tú: các quan chức đối ngoại với kinh nghiệm an ninh quốc gia rộng rãi như Michael Michalak, Michael Marine và Raymond Burghardt.

Đại sứ đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam, Douglas "Pete" Peterson, người đã phục vụ từ 1997 - 2001, là một cuộc bổ nhiệm có tính chính trị. Nhưng Peterson đã được coi là một sự lựa chọn tuyệt vời. Ông là một cựu thành viên đáng kính của Quốc hội Hoa Kỳ và là một cựu tù nhân chiến tranh trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Về con đường chính trị nói chung, hãy nghĩ đến trường hợp Caroline Kennedy, người được biết là sẽ sớm thay thế Đại sứ Mỹ John Roos tại Nhật Bản, một luật sư ở Silicon Valley từng kiếm được tước vị ngoại giao của mình bằng cách "cống hiến" hơn 500.000 USD cho cuộc tranh cử tổng thống năm 2008 của Obama. Roos đã mua được chức đại sứ của mình? Tất nhiên. Nhưng, nhờ hệ thống vận động tài chính của Mỹ, các điều luật về hối lộ sẽ không bao giờ có ảnh hưởng miễn có những thoả thuận ngầm khi việc không thành, và không phải là loại trao đổi có qua có lại - vốn "không bao giờ" xảy ra.

Để được chắc chắn, những mối liên kết cẩn trọng trong việc hình thành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ khép kín trong các cuộc bổ nhiệm có tính chính trị như vậy. Nói cho cùng, các chức vụ đại sứ - hoặc vị trí bất kỳ nào trong chính phủ - không bao giờ mang rao bán được. Có lẽ điều đáng ngạc nhiên chính là hệ thống này lại thường tạo ra những kết quả tốt, một số tay chân thân cận của tổng thống lại trở nên những nhà ngoại giao khôn khéo, đại diện một cách đáng ngưỡng mộ cho đất nước của họ. Chúng ta nghĩ ngay đến, Pamela Harriman, người đã được cử đến Paris bởiBill Clinton. Cũng như Shirley Temple Black, cựu minh tinh điện ảnh, người đã phục vụ tuyệt vời trong tư cách là đại sứ Mỹ ở cả Ghana và Tiệp Khắc trong thập niên 1970 và thập niên 80. Và khi phải bổ nhiệm chức vụ đại sứ vì chính trị, tất cả các đại sứ quán Mỹ dường như có một vị Phó đại sứ để đảm bảo các lợi ích ngoại giao quan trọng của Mỹ không bị thiệt hại. Tương tự như sự nghiệp đại sứ, các vị phó đại sứ này đến từ hàng ngũ ưu tú của các dịch vụ nước ngoài và có thể được trông cậy để quản lý công tác ngoại giao thực sự.

Lê không đến từ hàng ngũ ưu tú ấy. Ông là một nhà dân sự trong Hải quân Mỹ trước đây, sau 15 năm phục vụ, tham gia các công tcá đối ngoại ở nước ngoài vào năm 1991. Bản lý lịch chính thức ở Bộ Ngoại Giao của Lê đăng trên trang web của lãnh sự quán lại cho thấy, khá lộn xộn, rằng ông đã được "sinh ra và lớn lên" ở Việt Nam, vốn mâu thuẫn với khẳng định rằng ông là "ngưòi bản xứ của Virginia". Một cuộc tra tìm nơi các chứng từ công khai cho thấy Le đã thực sự sinh ra ở một nơi nào đó ở Việt Nam, mặc dù sự chính xác khi nào, ở đâu, và thời điểm ông rời bỏ quê hương của mình, vẫn chưa rõ ràng.

Theo hồ sơ xin việc của mình, ông Lê đậu bằng thạc sĩ kỹ thuật quản trị hành chính từ trường Đại học George Washington vào năm 1978. Lê đã là một thành viên ngoại giao cao cấp của Mỹ từ năm 2001. Tuy nhiên, việc phục vụ ở Bộ Ngoại Giao của ông dường như chỉ tập trung về quản lý ngoại giao, liên quan đến các vấn đề như dinh thự và quản lý, không tham gia sâu trong các vấn đề an ninh quốc gia.
Năm 2006, An là người nhận giải danh dự giải Luther I. Replogle về cải thiện quản lý, giải thưởng quản lý hàng đầu của Bộ Ngoại giao. Dù giải thưởng ấy đáng ca ngợi và thực sự là một vinh dự đáng kể - nhưng thành tích như vậy cho thấy sự thiếu kinh nghiệm của ông trong lĩnh vực ngoại giao cao cấp có thể thậm chí khiến ông không đủ điều kiện để trở thành một vị phó đại sứ trong sứ quán Mỹ ở Hà Nội.

Kenneth Fairfax, vị tổng lãnh sự tại TP Hồ Chí Minh, người tiền nhiệm của Lê bây giờ là đại sứ Mỹ tại Kazakhstan. Nhưng Fairfax đã là một trong những ngôi sao của ngành ngoại giao, người từng phục vụ trong các vị trí nhạy cảm bao gồm một thời gian là nhân viên cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia, nơi ông làm việc về các vấn đề vũ khí hạt nhân. Những ngày này, các nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội xử lý các vấn đề nhạy cảm về ngoại giao, trong khi lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu là An Lê có xu hướng được xem như là một trung tâm xử lý thị thực nhập cảnh.
Một dự đoán dựa trên hiểu biết của người viết là Tổng Lãnh sự Lê sẽ không đạt được tước vị đại sứ mà ông đang tìm kiếm. Hãy tưởng tượng phản ứng từ các dịch vụ đối ngoại của Mỹ nếu Lê thành công trong việc đạt được sự đề cử của Nhà Trắng bằng cách mang một mục đích chính trị đi vòng quanh quá trình xem xét bình thường của Bộ Ngoại giao, trong đó có cả phương pháp tiếp cận trực tiếp với tổng thống - và tại một sự kiện gây quỹ.

Độc giả X CafeVN có thể xem bản danh sách những người ủng hộ ông Lê Ân là đại sứ Hoa Kỳ tại VN ở đây.






No comments:

Post a Comment

View My Stats