Thứ
tư, ngày 17 tháng tư năm 2013
Một
số quan niệm cứ cho là, Liên Minh châu Âu không thể tan rã, vì nếu tan rã thì
ngay cả nước Đức cũng chết vì bị cô lập kinh tế và đồng Đức Mã quá cao giá khó
thể xuất khẩu hàng hóa.
Cách
đây 2 năm tớ có dịch bài "QUAY VỀ HỆ THỐNG BRETTON WOODS". Vấn đề đồng tiền
mạnh yếu không chỉ phụ thuộc vào yếu tố khoa học kỹ thuật (KHKT) phát triển,
xuất nhập khẩu mạnh yếu và sự cô lập kinh tế, mà còn là chính sách tiền tệ toàn
cầu không còn một hệ thống tốt, để giữ giá đồng bạc của các quốc gia bình ổn,
hòng tạo ra một sự ổn định kinh tế toàn cầu, trong một thế động tương đối cho
phép.
Chính vì không còn hệ thống giữ đồng tiền các quốc gia lưu thông buôn bán, mà khủng hoảng kinh tế trở nên có tính chu kỳ khoảng 7-8 năm một lần ở đâu đó có thừa hoặc thiếu hàng hóa. Sau đó, quy luật bàn tay vô hình của thị trường kiềm lại, nhà nước các quốc gia thò tay can thiệp qua cơn sóng gió. Rồi chúng lại quay trở lại.
Chính vì không còn hệ thống giữ đồng tiền các quốc gia lưu thông buôn bán, mà khủng hoảng kinh tế trở nên có tính chu kỳ khoảng 7-8 năm một lần ở đâu đó có thừa hoặc thiếu hàng hóa. Sau đó, quy luật bàn tay vô hình của thị trường kiềm lại, nhà nước các quốc gia thò tay can thiệp qua cơn sóng gió. Rồi chúng lại quay trở lại.
Sau
khi Đức và Nhật được Mỹ bảo kê an ninh sau chiến tranh thế giới II. Hai nước
này chỉ lo phát triển KHKT và kinh tế. Đến năm 1970 thị phần xuất khẩu của 2
nước này đã chiếm đến 20% toàn cầu. Họ chủ trương gở bỏ hệ thống Bretton Woods
mà họ đã ký kết với Hoa Kỳ vào năm 1944, để cạnh tranh vị trí siêu cường của
Mỹ. Họ đã quá sai lầm trong quyết định này.
Nên
sau đó Hoa Kỳ phải trả lại cho các quốc gia trên 24.000 tấn vàng thế chân ở kho
vàng New York. Và từ đó, các nước cứ việc in tiền mà không theo bảo chứng vàng
như hệ thống Bretton Woods đã đưa ra, là cứ 35USD in ra phải thế chấp 1 ounce
vàng, 70 Đức Mã in ra phải thế chấp 1 ounce vàng, etc... cho các quốc gia có
nền kinh tế phát triển đã bầu Hoa Kỳ làm lãnh tụ kinh tài toàn cầu. Chiến tranh
tiền tệ bắt đầu xuất hiện trên toàn cầu ở các quốc gia đã phát triển.
Sau
đó là một United States of European - Hiệp chủng quốc Châu Âu với cái gọi là
Liên Minh Châu Âu - ra đời, nhằm copy mô hình của United States of America -
Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ - để hợp quần gây sức mạnh, tạo ra một cực cạnh tranh
siêu cường của Mỹ.
Để
dạy cho thế giới còn lại - đặc biệt là các đồng minh của Hoa Kỳ, cụ thể là Nhật
và Đức - một bài học về kinh tế chính trị học là nghệ thuật của sự có thể. Thập
niên 1990 bắt đầu nước Nhật sụp đổ cho đến nay chưa ngóc đầu dậy, chỉ bằng một
chiêu thức nâng giá đồng tiền Nhật của chú Sam. Bây giờ đến châu Âu, chú Sam
chơi màn nâng giá đồng Euro là toàn bộ lao đao sụp đổ mấy năm nay không có
hướng ra.
Không
chỉ nên nhìn ở chỉ có góc thương trường và kỹ thuật mà lầm. Mình nghĩ điều này
cần phải đưa ra để các bạn trẻ hiểu vấn đề là, chiến tranh tiền tệ không chỉ
diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa mà còn cả với toàn cầu. Khoảng 9 năm nay,
chiến tranh tiền tệ đi đến hồi khốc liệt nên vàng dầu cứ tăng giảm miệt mài.
Tương
lai gần sẽ là anh cả đỏ Trung Hoa sẽ dần sụp đổ với chiến lược đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dương đang siết dần thòng lọng. Báo cáo cho hay tăng trưởng
kinh tế của Trung Hoa đã giảm năm 2012, mà quý I năm 2013 còn tiếp tục giảm sút chỉ còn 7.7% - giảm hơn 0.2% so với
quý IV năm 2012. Một tương lai Trung Hoa sẽ vượt Mỹ vào năm 2016 đang dần xa vời
trong ảo tưởng. Và người ta dự đoán đến 2016 tăng trưởng Trung Hoa sẽ về 0%
giống với Nhật Bản hiện nay.
Với
một tình hình căng thẳng về tăng trưởng gần như bằng không của nước Nhật trong
suốt 20 năm qua, ông thủ tướng Abe đã quyết định tung gói kích cầu 180 tỷ đô la Mỹ. Nó làm giá đồng đô la
tăng mạnh trong tuần qua, và giá vàng giảm với một biên độ lớn nhất trong 33 năm
qua. Đồng thời giá dầu cũng giảm kỷ lục với 8USD/thùng - từ 94USD/thùng xuống
còn 86USD/thùng ở ngày hôm qua.
Hôm
qua - 16/4/2013 - Hàn Quốc lại quyết định tung một gói kích thích kinh tế cho
Hàn Quốc đang trên đà trì trệ bằng khoảng 17 tỷ đô la Mỹ. Gói này sẽ có thể
tiếp tục đánh gục giá vàng và giá dầu xuống trong tuần này hoặc tuần sau.
Với
việc vàng rớt giá, tờ Business Insider đã tổng kết 10 quốc gia lỗ nặng vì dự
trữ vàng quá lớn. Nước Mỹ vẫn là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới với con
số 8.133,5 tấn. Nhưng lâu nay nước Mỹ vẫn là nước có dự trữ vàng trên 8.000 tấn
từ 1945 đến nay. Nên nếu vàng tăng giá thì họ lãi, còn có giảm giá thì họ vẫn
không bị xem là lỗ. Có lỗ là lỗ ở các quốc gia mới nổi vừa mua lại vàng dự trữ
ở giá cao >1600USD/oz - như Trung Hoa, Nga, Ấn
là nặng nề nhất.
Cứ
mỗi cú mà Hoa Kỳ và đồng minh làm cho đồng đô la Mỹ lên xuống giá là, y như
rằng gói dự trữ ngoại tệ và vàng của các quốc gia mới nổi teo dần như khối nước
đá tan chảy dưới trời nắng gay gắt. Liệu còn bao nhiêu năm nữa thì Trung Hoa sẽ
gục ngã trước cuộc chiến tranh tiền tệ mà, Hoa Kỳ và đồng minh Hoa Kỳ đang liên
hiệp tác chiến, trong khi ngân hàng phát triển BRICS chỉ mới còn trên giấy, sau
chuyến thăm của Tập Cận Bình đầu tiên đến Nga và Châu Phi, hòng tạo ra một thế
lực mới trong các cực của tiền tệ, mà cuộc chạy đua chiến tranh và bong bóng
bất động sản đã ngốn gần như hết cả gói dự trữ ngoại tệ 3.200 tỷ đô la Mỹ của
Trung Hoa?
No comments:
Post a Comment