Tạp ghi Huy Phương
Sunday, April 14, 2013 4:27:05 PM
Mới mấy tháng trước đây thôi, vào lúc
nửa đêm, tại một tiệm bánh pizza Papa John's ở thành phố Helena, Montana, một
người đàn ông bịt mặt vào tiệm, tiến đến quầy thu ngân, đưa ra một mảnh giấy
đòi nộp tiền. Công nhân của cửa tiệm vội vã mở hộc, hốt hết tiền đưa cho “kẻ
cướp,” nhưng không, người đàn ông bịt mặt, ngần ngừ rồi bỗng bật khóc và nói
rằng, ông ta chỉ cần ít thức ăn cho các con ông ở nhà đang đói, chứ ông không
phải là tên ăn cướp chuyên nghiệp. Người đàn ông, sau đó rời khỏi tiệm với một
hộp pizza và một ít cánh gà, cho gia đình của ông, đang không có gì ăn tối nay.
Chủ tiệm đã báo cảnh sát ngay sau đó, nhưng chắc là không có ai nỡ bỏ tù một
người khốn khổ như vậy.
Người ta thường lên án nạn cướp bóc, trấn lột, nhưng nghĩ sao trong trường hợp này, liệu nhân viên cửa tiệm có thể rộng lượng cho đi một ít thức ăn, nếu có một người đàn ông đói khát bất ngờ, thay vì bỏ tiền ra mua thức ăn, lại ngửa tay xin một vài cái cánh gà, hay một miếng bánh cho gia đình và chính ông ta không?
Trong tám tiếng đồng hồ chạy theo công việc, tám tiếng đồng hồ sống với gia đình và tám tiếng nghỉ ngơi hay đắm mình vào giấc ngủ, có thời gian nào chúng ta nghĩ đến những đồng loại bất hạnh đang ở gần với chúng ta đây thôi, trong nước Mỹ giàu có, hạnh phúc và cả ở trên quê hương khốn khổ đã xa bên kia của mình.
Chúng ta lên án người khác thì dễ nhưng mở lòng bao dung thì khó! Ở gần chỗ đèn xanh, đèn đỏ đầu đường phố, chúng ta thường miệt thị những kẻ không nhà đang đứng hàng giờ để ngửa bàn tay xin lòng đoái thương của kẻ qua đường. Chúng là kẻ chây lười, hút xách, nghiện ngập, lười biếng, bỏ tù chúng đi là vừa, chúng chỉ làm mất đi vẻ mỹ quan của thành phố. Trưng bảng xin tiền ra giữa đường là phạm luật, làm tiền là thương mại, phải có giấy phép của chính quyền địa phương, nhưng rồi cảnh sát cũng phải làm ngơ.
Ngoài phố Bolsa, trong những ông sư cùng mặc áo vàng đứng “khất thực” nơi đây, ai giả, ai thật, vậy tốt hơn là tôi ngoảnh mặt làm ngơ đi cho đỡ suy nghĩ. Trước một ngôi chợ ở khu Việt, vào những ngày giáp Tết, giữa dòng người tấp nập, vội vàng, tôi trông thấy một người đàn ông cầm một cái hộp quyên tiền có ghi dòng chữ: “Giúp trẻ em khuyết tật và mồ côi”. Người ta thấy ông nhưng không ai nhìn ông. Với sự nghi ngờ cố hữu, có lẽ mọi người đều có câu hỏi, “ông này thuộc cơ quan, tổ chức nào, quyên góp cho ai” hơn là đặt vào tay ông một đồng bạc lẻ.
Ai cũng cho rằng cách đây vài chục năm, ở Mỹ chúng ta có thể dừng xe lại để cho một người xin quá giang, hay là khi chúng ta gặp hoạn nạn, có thể ra dấu chặn một chiếc xe đang chạy trên đường để xin giúp đỡ. Nhưng ngày nay thì không! Thà làm ngơ đi, lương tâm nếu có cắn rứt đôi chút cũng chẳng sao, trái lại những việc qua đường có khi mang đến tai họa cho bản thân mình, mà còn bị mang tiếng là dại dột.
Bây giờ trên đất Mỹ, nơi vùng đất có nhiều sắc dân cư ngụ, thường xảy ra cướp bóc, ít khi bạn có thể hỏi một người Mỹ qua đường, chỗ ty bưu điện gần đây nhất hoặc đi đến đường Beach còn bao xa. Thường thì chúng ta được nhận một cái khoát ta hay một cái lắc đầu. Ở thời buổi này, thà làm người bất lịch sự còn hơn phải dây dưa vào những chuyện qua đường rắc rối!
Năm 1955, từ Huế vào Sài Gòn, cậu thanh niên tỉnh lẻ mới lớn, là tôi, đang đi với một người bạn học trên đường Bonard, thì một người đàn ông, ăn mặc khá tươm tất, tiến lại phía tôi, - mà không phải là bạn tôi -, mở lời:
- “Tôi đói quá! Cậu cho tôi xin một đồng để mua một nắm xôi!”
Tôi không chút ngần ngại, móc túi trao cho ông kia
một đồng. Có lẽ thấy kiếm một đồng bạc đầu tiên không khó khăn gì, người đàn
ông chưa cất tiền vào túi vội, nài nỉ, nói thêm:
- “Cậu cho tôi xin thêm một đồng để mua tờ báo, tối lót lưng ngủ qua đêm!”
Tôi lại cho tay lên túi áo, nhưng lần này thì thằng bạn Sài Gòn vội giật cánh tay tôi kéo đi, và chửi thẳng vào mặt tôi là “đồ ngu!” Tôi quả là ngu, vì quá tin người, giữa một Sài Gòn hỗn tạp, tập trung đủ hạng người tứ xứ!
Ở các thành phố, thỉnh thoảng chúng ta nhẹ dạ giúp đỡ, khi gặp một người than thở, là mới ở bệnh viện ra không có tiền xe về Cần Thơ. Nhưng cũng hôm sau, ở một địa điểm khác, chúng ta lại gặp người này, “mới ở bệnh viện ra,” không có tiền xe về Rạch Giá! Vậy thì chắc chúng ta không bao giờ bị mắc lừa nữa, nhưng những người thật sự “mới ở bệnh viện ra, không có tiền xe” cần sự giúp đỡ của người khác, sẽ phải chịu thiệt thòi.
Thế giới động lòng, dang tay đón tiếp những người vượt biển tị nạn vào những năm 1980, nhưng sau đó, ngày càng đông người ra đi, phương tiện cứu giúp có hạn, nhất là sau khi biết “nhà nước cộng sản” chủ trương đóng tàu bán vé, lấy vàng, thì chủ trương cứu vớt của nhiều quốc gia cũng phải xét lại. Cho đến hôm nay, “độc lập-tự do-hạnh phúc” đã 38 năm, người Việt vẫn còn đóng tàu để trực chỉ nước Úc, họ nghĩ là nơi đây, lòng trắc ẩn của người địa phương vẫn còn cao. Liệu chúng ta có sẵn lòng cứu vớt, giúp đỡ những người như thế hôm nay không?
Phải chăng, gian trá, bạo lực đã tàn phá hết tình nhân ái trong lòng chúng ta, tình thương người hầu như đã nguội lạnh qua thời gian, và hình như xã hội càng văn minh chừng nào, lòng người càng trở nên chai đá chừng ấy.
Liệu hôm nay, lỡ đường, như trong những tích truyện xa xưa, chúng ta có thể gõ cửa một ngôi chùa hay một nhà thờ để xin tá túc qua một đêm giá lạnh hay không. Chúng ta đã nghe câu chuyện cách đây hai mươi năm, một thi sĩ lang thang không nhà đã chết trong chiếc xe của ông đậu trước cửa chùa, phải chi cánh cửa chùa đêm ấy rộng mở!
Phải chăng đến lúc, lòng người đã nguội lạnh, con người đã chai đá, con tim đã trở thành vô cảm, không còn nước mắt để khóc thương cho những mảnh đời khổ, hoàn cảnh éo le của từng mỗi cá nhân hay cả mệnh nước khốn cùng nữa.
Tôi nghĩ rằng không!
Mỗi đêm trên đất Mỹ này, có bao nhiêu phụ nữ Việt Nam, già có, trẻ có, đã sụt sùi khóc cho những số phận bất hạnh của những nhân vật trong những cuốn phim bộ Ðại Hàn. Có điều nước mắt ấy chảy ra không đúng chỗ, đúng lúc thôi! Bộ cái tin hằng trăm phụ nữ, đồng bào ruột thịt của mình sang Nam Dương làm nghề “khui bia,” vụ 15 phụ nữ bị lừa sang Nga đi bán quán, để sau đó buộc phải bán dâm, một cô gái 14 tuổi bị bắt làm nghề mãi dâm khi đang có thai bốn tháng, hay người dân thứ tư bị công an cộng sản đánh chết trong mấy tháng đầu năm nay, không đáng cho chúng ta nhỏ được một giọt nước mắt hay sao?
Người cộng sản chỉ biết tập trung khóc tập thể ở ngoài công trường khi lãnh tụ qua đời để “biểu diễn” lòng trung thành của họ, nhưng hình như không còn chút mảy may xót xa, động lòng với những gì khốn khổ đang xảy ra chung quanh mình, ngay trong cuộc sống mỗi ngày bởi áp bức, bất công!
- “Cậu cho tôi xin thêm một đồng để mua tờ báo, tối lót lưng ngủ qua đêm!”
Tôi lại cho tay lên túi áo, nhưng lần này thì thằng bạn Sài Gòn vội giật cánh tay tôi kéo đi, và chửi thẳng vào mặt tôi là “đồ ngu!” Tôi quả là ngu, vì quá tin người, giữa một Sài Gòn hỗn tạp, tập trung đủ hạng người tứ xứ!
Ở các thành phố, thỉnh thoảng chúng ta nhẹ dạ giúp đỡ, khi gặp một người than thở, là mới ở bệnh viện ra không có tiền xe về Cần Thơ. Nhưng cũng hôm sau, ở một địa điểm khác, chúng ta lại gặp người này, “mới ở bệnh viện ra,” không có tiền xe về Rạch Giá! Vậy thì chắc chúng ta không bao giờ bị mắc lừa nữa, nhưng những người thật sự “mới ở bệnh viện ra, không có tiền xe” cần sự giúp đỡ của người khác, sẽ phải chịu thiệt thòi.
Thế giới động lòng, dang tay đón tiếp những người vượt biển tị nạn vào những năm 1980, nhưng sau đó, ngày càng đông người ra đi, phương tiện cứu giúp có hạn, nhất là sau khi biết “nhà nước cộng sản” chủ trương đóng tàu bán vé, lấy vàng, thì chủ trương cứu vớt của nhiều quốc gia cũng phải xét lại. Cho đến hôm nay, “độc lập-tự do-hạnh phúc” đã 38 năm, người Việt vẫn còn đóng tàu để trực chỉ nước Úc, họ nghĩ là nơi đây, lòng trắc ẩn của người địa phương vẫn còn cao. Liệu chúng ta có sẵn lòng cứu vớt, giúp đỡ những người như thế hôm nay không?
Phải chăng, gian trá, bạo lực đã tàn phá hết tình nhân ái trong lòng chúng ta, tình thương người hầu như đã nguội lạnh qua thời gian, và hình như xã hội càng văn minh chừng nào, lòng người càng trở nên chai đá chừng ấy.
Liệu hôm nay, lỡ đường, như trong những tích truyện xa xưa, chúng ta có thể gõ cửa một ngôi chùa hay một nhà thờ để xin tá túc qua một đêm giá lạnh hay không. Chúng ta đã nghe câu chuyện cách đây hai mươi năm, một thi sĩ lang thang không nhà đã chết trong chiếc xe của ông đậu trước cửa chùa, phải chi cánh cửa chùa đêm ấy rộng mở!
Phải chăng đến lúc, lòng người đã nguội lạnh, con người đã chai đá, con tim đã trở thành vô cảm, không còn nước mắt để khóc thương cho những mảnh đời khổ, hoàn cảnh éo le của từng mỗi cá nhân hay cả mệnh nước khốn cùng nữa.
Tôi nghĩ rằng không!
Mỗi đêm trên đất Mỹ này, có bao nhiêu phụ nữ Việt Nam, già có, trẻ có, đã sụt sùi khóc cho những số phận bất hạnh của những nhân vật trong những cuốn phim bộ Ðại Hàn. Có điều nước mắt ấy chảy ra không đúng chỗ, đúng lúc thôi! Bộ cái tin hằng trăm phụ nữ, đồng bào ruột thịt của mình sang Nam Dương làm nghề “khui bia,” vụ 15 phụ nữ bị lừa sang Nga đi bán quán, để sau đó buộc phải bán dâm, một cô gái 14 tuổi bị bắt làm nghề mãi dâm khi đang có thai bốn tháng, hay người dân thứ tư bị công an cộng sản đánh chết trong mấy tháng đầu năm nay, không đáng cho chúng ta nhỏ được một giọt nước mắt hay sao?
Người cộng sản chỉ biết tập trung khóc tập thể ở ngoài công trường khi lãnh tụ qua đời để “biểu diễn” lòng trung thành của họ, nhưng hình như không còn chút mảy may xót xa, động lòng với những gì khốn khổ đang xảy ra chung quanh mình, ngay trong cuộc sống mỗi ngày bởi áp bức, bất công!
No comments:
Post a Comment