Đức
Thành
2/04/2013
Khi xây dựng Dự thảo
văn bản Hiến pháp sửa đổi, Ủy ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp chỉ xây dựng hoàn
thiện một văn bản mẫu theo ý chí của đảng cầm quyền mà chưa xem xét đến nhu cầu
bức thiết của xã hội.
Do đó nó mang nặng tính mệnh lệnh, áp đặt của đảng cầm quyền nhằm ép buộc nhân
dân chấp nhận những thứ gì được đề cập trong dự thảo. Tuy có lấy ý kiến nhân
dân nhưng chỉ là hình thức nếu có sửa chữa chỉ là hoàn thiện câu chữ chứ không
chấp nhận các ý kiến trái chiều muốn làm thay đổi cơ bản Hiến pháp nhằm đáp ứng
được ý chí nguyện vọng của toàn dân tộc.
Xây
dựng một bản Hiến pháp theo tiêu chí là một văn bản có tính “khế ước xã hội”
trong đó những quyền của người dân được ghi nhận trong Hiến pháp phải được nhà
nước bảo đảm thực hiện trong vận hành nhà nước nhằm tiến tới công bằng xã hội,
dân chủ văn minh. Các quyền con người, quyền công dân được nhà nước bảo đảm
thực thi trong đời sống thực tế của đất nước.
Nếu
Hiến pháp là bản khế ước xã hội thì Hiến pháp ấy phải thể hiện được ý chí nguyện
vọng cao nhất, đông đảo nhất của mọi tầng lớp nhân dân trong một quốc gia, qua
đó cũng phải thể hiện được các trách nhiệm của nhà nước, của giới cầm quyền
nhằm chống lại lạm quyền vì thực chất “khế ước” là một bản “giao kèo” nên qua
bản giao kèo này giới nắm quyền lực nhà nước và mọi công dân có trách nhiệm
thực thi Hiến pháp (thiết nghĩ nhắc lại những điều sơ đẳng nhất này để mọi
người dân hiểu thêm về quyền và trách nhiệm của mỗi người dân trong xây dựng
Hiến pháp).
Muốn đánh giá được ý
chí nguyện vọng của nhân dân trong Hiến pháp thì chỉ còn cách động viên nhân
dân tham gia xây dựng các bản Hiến pháp mẫu rồi đưa ra các lộ trình chỉnh sửa
và trưng cầu dân ý về các bản Hiến pháp mẫu đó.
Qua
xem xét bản Hiến pháp (dự thảo) sửa đổi do ban soạn thảo Hiến pháp nhà nước
soạn ra và đang lấy ý kiến rộng rãi trong toàn dân thì thấy rằng đây là một văn
bản Hiến pháp thể hiện nặng tính mệnh lệnh, áp đặt của một tổ chức Đảng đang
nắm quyền lực nhà nước và tiếp tục duy trì quyền lực bằng mọi giá.
Ngay
lời nói đầu đã thể hiện tiêu chí mệnh lệnh, áp đặt rõ rệt: “Từ năm 1930…
dưới sự lãnh đạo của đảng… Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác- Lênin… thể chế hóa
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội…”
việc đưa những câu, cụm từ này vào khiến mọi người hiểu rằng không có CNXH,
không có CN Mác- Lê nin, không có cương lĩnh xây dựng đất nước của đảng thì
không có chuyện sửa đổi Hiến pháp.
Tại
chương I về chế độ chính trị cũng thể hiện rằng nếu không có đảng lãnh đạo,
không có CNXH thì đất nước, nhân dân không được độc lập tự do hạnh phúc, không
xây dựng nổi sự công bằng dân chủ văn minh? Rồi chuyện chẳng lẽ ĐCS VN không
lãnh đạo nhà nước và xã hội thì “cả nước xuống hố” hết?
Trong
chương II các quyền con người, quyền công dân bị hạn chế bởi cụm từ “theo qui
định của pháp luật” vì một câu hỏi được đặt ra là nếu không có “qui định
của pháp luật” (tức là không bị hạn chế quyền) mà dân thực hiện “theo
Hiến pháp” thì có vi phạm Hiến pháp và luật không? Câu hỏi này còn đang bị
bỏ ngỏ khiến những kẻ lợi dụng công quyền đang bóp chết các cuộc biểu tình yêu
nước theo qui định của Hiến pháp trong những năm vừa qua .
Tính
mệnh lệnh, áp đặt còn thể hiện ở chỗ đảng quyết tâm không chấp nhận đa đảng vì
muốn giữ vị trí độc tôn của đảng trong Hiến pháp (điều 4), không muốn đa sở hữu
đất đai vì đã nắm trọn quyền sở hữu nhà nước được dùng dưới mỹ từ “toàn dân”
(điều 58) hay muốn nắm trọn quân đội của nhân dân nhưng lại thêm cái đuôi “tổ
quốc và nhân dân” ở sau mình (đảng) để ra vẻ có đề cập đến “Tổ quốc” “nhân
dân”(điều 70)…
Một
điều nữa chúng ta cũng nên biết thêm rằng khi nội dung Hiến pháp dù được hiểu
rằng đó là “KHẾ ƯỚC”hay “MỆNH LỆNH” được thông qua và được thực thi, nó sẽ đảm
bảo được lợi ích của đại bộ phân nhân dân hoặc nó sẽ là chiếc chìa khóa cho dân
tộc, đất nước phát triển thịnh vượng nếu nó là một khế ước (xã hội). Bằng không
nó sẽ là vật bảo bối để giới cầm quyền có cơ hội đàn áp, bóp nghẹt dân tộc, đất
nước nếu không nghe theo đảng vì nhân dân đã chấp nhận văn bản Hiến pháp với
vai trò là một văn bản “mệnh lệnh”trong đó ghi nhận đảng là lực lượng lãnh đạo
mình. Nếu bản Dự thảo do ban soạn thảo soạn và đang lấy ý kiến này được thông
qua và có hiệu lực thì dân tộc không thể hiểu CNXH là gì, khi nào đạt được nó,
cần bao năm để vượt qua quá độ vì bản dự thảo này không hề định nghĩa được thế
nào là CNXH và không hề đặt ra mốc thời gian để xây dựng thành công nó.Trong bản
dự thảo ấy ghi nhận ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo nhưng lại không dám đề cập đến
trách nhiệm của đảng sẽ như thế nào nếu không lãnh đạo được, không xây dựng
được CNXH thì đảng phải đền, phải trả cho dân cho nước thứ gì thì làm sao dân
tin?
Tóm lại để đảm bảo
xây dựng một bản Hiến pháp với tiêu chí là một khế ước xã hội thì cần quay về
học thuyết phân chia quyền lực nhà nước của Montesquieu vơi việc phân định rạch
ròi về quyền lực để chống lạm quyền góp phần để đất nước đến dân chủ giàu mạnh
và văn minh.
Vậy
không có lý do gì mà không xây dựng Hiến pháp theo tiêu chí là một “khế ước xã
hội”.
Đ.T.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment