Tuesday 2 April 2013

CHỦ ĐÍCH XỬ ĐỂ "LÀM GƯƠNG" TRONG VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN ? (Bùi Văn Bồng)




Thứ ba, ngày 02 tháng tư năm 2013

Có thể nói thẳng ra rằng, đó là ý định sâu xa từ lãnh đạo Trung ương đến T.p Hải Phòng và ngành chức năng, cơ quan chủ quản. Đã chỉ đạo rồi, lý do gì và bằng cách nào cũng phải làm đúng theo chỉ đạo xuất phát gôc gác từ “ý định lãnh đạo”.

             Lâu nay, tuy gọi là xã hội dân chủ, mọi sự “của dân, do dân, vì dân”, nhưng đó chỉ là khẩu hiệu quen thuộc và cũng như thứ ngụy trang. Thực chất, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đều rất ngại những tình huống, nói như luận điểm của họ: “Không thể để xảy ra Dân chủ quá trớn, hoặc phải chủ động ngăn chặn nguy cơ ‘lợi dụng’ Dân chủ”. Thế nào là quá trớn? Không ai lý giải rõ ràng. Mà cũng chẳng việc gì phải mất công ký giải! Quyền hành là đại diện cho mọi lý lẽ!

Tại phiên tòa xử ông nông dân nghèo Đoán Văn Vươn:
- Chính trị là ổn định, xã hội là tốt đẹp, sao mà phải tốn tiền nuôi nhiều đồng cảnh sát thế nhỉ?
Nhìn ảnh có thể biết là "án bỏ túi" họ xử theo cách nào rồi!

          Nhưng suy cho cùng, đó cũng là tàn dư (hay kế thừa?) phương pháp, cách thức  trị vì thời phong kiến. “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Áo mặc phải qua đầu, trên nói dưới  phải nghe. Người ta né tránh, và rất phòng ngừa cái sự bất tuân của người dân với chính quyền. Như trọng tài có “bắt” sai, nhưng vẫn lôi ra cái lý sự liều lĩnh “trọng tài là cha là mẹ”. Dưới con mắt của họ (cách nhìn, sự phân định, quan điểm) là người dân phải tôn phục Đảng, phải tin Nhà nước, Chính phủ, phải răm rắp nghe theo chính quyền… cái gì cũng phải hỏi ý kiến lãnh đạo, phải có tập thể cấp ủy chỉ đạo. Kể cả thành viên trong cấp ủy đó ai muốn làm khác cũng không được.

            Cho nên trong vụ án như Đoàn Văn Vươn (và đã, sẽ nhiều vụ khác) chính quyền không bao giờ “chịu thua cuộc” với một người, một nhóm, hoặc cả toàn dân. Họ phải luôn luôn là vị thế của “bên thắng cuộc”. Bời vì, đơn giản họ có quyền lực của chính quyền. Họ đang cầm quyền trong tay!

              Khi người dân có thái độ chống lại chính quyền, thậm chi quyết liệt chống như Đoàn Văn Vươn, điều đó hiếm thấy và rất bất thường. Chính quyền, công an đều không ngờ -vì sao dám đến mức ấy?! Vì thế, đúng-sai chỗ nào …mặc kệ: Họ chỉ có một chủ đích: Chống lại chính quyền là mất kỷ cương, là nguy cơ bất ổn xã hội, là phải trừng trị nghiêm, là phải dẹp ngay cái mầm nguy hiểm ấy. Xử nghiêm để răn đe, không có nương tay. Đó là ý đồ.

               Ý đồ đó sinh ra những hậu họa rất lớn sau đây: 

- Trước hết là mất dân chủ: tất cả mọi người dân trong xã hội đều nhận ra đó là kiểu hành xử độc đoán, chuyên quyền, coi dân chủ như rác! Không có chút gì còn mang bản chất chế độ xã hội.

- Thứ hai, là mất công bằng, không công minh pháp luật, xử tùy tiện theo chủ đích chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, không cần điều luật nào hết, nghĩa là luật rừng. Vì thế, nung nấu căm phẫn, gây tâm lý bất tuân chính quyền trong dân chúng.

-Thư 3: Là Đảng, Nhà nước tự đánh mất thêm, mất trầm trọng hơn uy tín của mình. Niềm tin đối với một Đảng cầm quyền bị mất đi nhiều, có khi mất trắng. Người dân sẽ có cơ sở thực tế để khẳng định cái khẩu hiệu “dân chủ” mà Đảng, Nhà nước thường xuyên tung hô chỉ là  hình thức, giả hiệu. Và đó là cái mất lớn nhất, thực sự là nguy cơ tồn vong của Đảng, của chế độ.

- Thứ 4: Sẽ không răn đe được ai, mà lại trở thành sức mạnh nội tại cho mỗi người dân về chí khí đấu tranh. Rồi sẽ có nhiều Đoàn Văn Vươn và hơn cả Đoàn Văn Vươn nữa.

              Người lãnh đạo, kẻ chỉ đạo, cơ quan thực thi không phải là đến mức không hiểu luật. Đến như ý kiến chỉ đạo rất kêu, rất nhân đạo có vẻ dân chủ và "xanh rờn" của Thủ tướng ngày 10/2/2012 cũng chỉ là "Nói dzậy hổng phải dzậy" chăng? Họ đều biết làm như thế  là xử nặng, xử oan đối với ông Vươn, nhưng phải chăng do chủ đích để "LÀM GƯƠNG", để "RĂN ĐE KẺ KHÁC", yếu tố giảm nhẹ rất ít!?...

Thời nay mà còn giữ cái lối "chuyên chính" như thế không những quá lỗi thời, lạc hậu mà rất phản tác dụng, để lại hậu họa lớn, tiếng để đời, "đi vào" lịch sử đời sau phải phanh phui tiếp! Cho nên, gieo gió gặt bão đã thành quy luật đúc kết muôn đời! Năm xưa, vụ án Đồng Nọc Nạn thì chính quyền thực dân, phong kiến tha bổng cho bị cáo vi phạm nặng hơn ông Vươn gấp nhiều lần... Còn nay, vụ án Đầm Mắc Nạn này sẽ xử ra sao đây? Trong bối cảnh xã hội hiện nay và thực chất sai lầm phía chính quyền của vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, nếu như có quyết định chủ đích xử ông Vươn để "làm gương" thì đó là sai lầm nghiêm trọng. Nó kích thích sự phẫn uất của toàn xã hội, không những trong nước mà mất cả uy tín quốc tế. Nếu vụ này xử quá nghiêm khắc, xử ép người quá đáng, gây oan trái nặng nề, sai pháp luật,  không nhân đạo, không đúng tội với ông Vươn thì càng nung nấu thêm ý chí sửa Hiến pháp của người dân thêm quyết liệt, không thể chấp nhận một thể chế độc đoán chuyên quyền đứng lên trên pháp luật, coi thường người dân, vi phạm nhân quyền và dân chủ "thẳng cánh" đến mức bất chấp công lý như vậy! Không biết chửng, phút thứ 89, người ta sẽ đưa cái 'thượng phương ca tụng': "dân chủ gấp vạn lần tư bản" của bà Phó Doan để tha bổng cho ông Vươn?  Mong vậy, nhưng xem ra cũng khó lắm thay!

BVB




No comments:

Post a Comment

View My Stats