Saturday, April 20, 2013
“Kẻ
sĩ” là từ dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp trí thức trong lịch sử. Theo
từ nguyên học, etymology “kẻ sĩ” 几士 là từ ghép
Việt-Hán, xuất hiện từ thời cổ đại, chữ “sĩ” vốn dùng để chỉ quân đội, thường
gọi là võ sĩ, chứ không chỉ “văn nhân” hay “trí thức” như ngày nay. Vào thời cổ
đại đó, ở Trung Quốc, đại quốc thường có “ba quân”, trung quốc thường gồm có
“hai quân” và tiểu quốc thường gồm có “một quân”. Mỗi “quân” có một nghìn cỗ
xe, mỗi cỗ xe có mười “sĩ” thống lĩnh.
Về
sau này “sĩ” dùng để chỉ “văn” chứ không chỉ “võ” như thời cổ đại nữa. Bởi thời
cổ đại, nhà nước có hai việc quan trọng vào bậc nhất, đó là tế lễ trời đất và
hoạt động quân sự nên “Sĩ”, có nghĩa là người được giáo dục, huấn luyện chủ yếu
là về quân sự, nhưng về sau do tình hình thay đổi, nên nội dung giáo dục, huấn
luyện lại thiên về văn. Do đó, cùng là “sĩ” nhưng thời xưa chỉ quân nhân cũng
như “quan võ” nhưng thời nay lại chỉ “trí thức” cũng như “quan văn”, rõ ràng
cùng một từ ngữ mà do sự vận động và phát triển xã hội, ngữ nghĩa đã biến đổi
quá xa, thậm chí còn gần như còn đối nghĩa với cả từ nguyên.
Trong
xã hội ngày nay, kế thừa lịch sử, người ta cũng gọi “sĩ” là “kẻ sĩ”, tức là
“trí thức”, để chỉ chung những người chủ yếu lao động bằng trí óc mà có thể nôm
na là những người đã hoàn tất bậc đại học, có trình độ từ cử nhân cho đến tiến sỹ…
Tức là tầng lớp khoa bảng trong xã hội.
Tuy
nhiên, đối với hầu hết người Việt, khi nói đến “kẻ sĩ” thì người ta có xu hướng
nghĩ ngay đến những con người khả tín và khả kính, không nhất thiết phải là
những người khoa bảng mà mà là những người có nhân cách cao cả, đạo đức chính
tâm, tượng trưng cho chân lý và lẽ thật. Tức là những người sống vì cái sỉ, và
không bao giờ chịu khuất phục trứơc bạo quyền. Quan niệm này có đúng một phần.
Lịch
sử của dân tộc Việt Nam còn lưu danh một số kẻ sĩ vạn đại danh bất hư truyền mà
đối với mọi người Việt Nam, không ai lại không quen tên biết tuổi như cụ Chu
An, một đại quan Tư Nghiệp Quốc Tử Giám, đời Trần Minh Tông được phong tước Văn
Trinh Công, nên người đời thường biết đến ông là Chu Văn An. Nhưng người ta nhớ
đến ông không phải vì chức tước của ông mà bởi cái sỉ của kẻ sĩ khi ông cáo
quan về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng sau khi dâng sớ xin chém đầu bảy tên nịnh
thần vào đời vua Trần Dụ Tông, nhưng không được chấp nhận.
Và
là người Việt Nam, cũng không mấy ai không biết đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, người đã
đỗ trạng nguyên và được phong tước Trình Tuyền hầu, nên dân gian gọi ông là
Trạng Trình. Nhưng cũng không phải người ta nhớ đến ông chỉ vì ông là một nhà
khoa bảng, mà vì cái sỉ của kẻ sỹ này. Bởi ông cũng đã cáo quan năm 1542 về
dựng Bạch Vân Am ở quê nhà để ẩn dật, sau khi dâng sớ hạch tội 18 lộng thần,
không được vua nhà Mạc chấp thuận…
Tất
nhiên, cả hai kẻ sỹ Chu Văn An và Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi cáo quan, hồi hương
ẩn dật, đều có cuộc sống thanh bần của ẩn sỹ, bởi “Nước loạn mà kẻ sĩ giàu là
kẻ sĩ nhục, nước trị mà kẻ sĩ nghèo là kẻ sĩ nhục”- đất nước loạn lạc mà kẻ sĩ
giàu thì đó là kẻ ích kỷ chỉ biết lo thân, đất nước thái bình mà kẻ sĩ nghèo
thì đó là kẻ bất tài không nuôi nổi mình.
Chính
cái thái độ minh triết bảo thân ấy của hai cụ Chu Văn An và Nguyễn Bỉnh Kiêm là
cả một sự khinh bỉ, bất hợp tác của kẻ sĩ đối với nhà cầm quyền – Và chính cái
sỉ đó của kẻ sĩ đã làm cho các cụ được lưu danh vạn đại trong lịch sử của dân
tộc, như là bậc thầy của muôn thế hệ con dân đất Việt “Vạn thế sư biểu”.
Cũng
theo nguyên nghĩa của “kẻ sĩ” 几士 thì Việt Nam hiện có 24.300 tiến sĩ,
101.000 thạc sỹ và hơn 5.000.000 cử nhân, tất cả đều là “kẻ sĩ” của thời đại Hồ
Chí Minh, nhưng khốn nạn thay cho đất nước và dân tộc Việt Nam trong chế độ
cộng sản này, bởi hơn 5.124.00 kẻ sĩ này đều cần phải có cái sổ hưu, đều cần
phải có siêu xe, đều cần phải có biệt thự sang trọng trong hoàn cảnh đất nước
nhiễu nhương, dân tình loạn lạc… Cho nên ai cũng cần phải được xích hóa với cái
thẻ đảng viên, để được thụ hưởng đầy đủ ân sủng từ chế độ để bản thân và gia
đình không phải thuộc tầng lớp khó nghèo trong thời buổi nước loạn. Để được
vậy, kẻ sĩ thời nay không cần phải biết sống xứng đáng của danh hiệu con người,
không cần phải biết trọng nhân cách, danh dự, biết kính trên, nhường dưới, biết
xả kỷ vị tha, biết hy sinh cho đại nghĩa. Kẻ sĩ Việt Nam thời nay có cần chi
cái Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, mà chỉ cần “trung với đảng, hiếu với Bác” là đủ lắm rồi!
Đây là lý do tại sao xã hội Việt Nam ngày nay đã trở nên thác loạn. Cá nhân
thác loạn vì có thể sống buông thả vô kỷ cương, gia đình thác loạn, sự tương
kính tương thân trong gia đình dần dần mất đi, xã hội thác loạn, vì giá trị con
người đã mất, vì lòng trọng kính thương yêu nhau cũng chẳng còn. Chỉ vì chế độ
cộng sản chỉ biết đến luật đời, tức là luật nhân tạo, mà không chấp nhận Luật
Trời, tức là luật thiên tạo, luật tự nhiên, cho nên “kẻ sĩ” Việt Nam ngày nay
chỉ biết sùng bái vật chất, mà không cần biết đến chữ “sỉ”, tức là không cần
biết xấu hổ là gì nữa, bởi sỉ chính là sự xấu hổ.
Đối
với người xưa, xấu hổ không phải là vì tiền bạc thua người, áo mão kém người,
nhưng xấu hổ chỉ vì đã không làm tròn phận sự mình, xấu hổ vì những điều xằng
bậy mình đã làm, xấu hổ vì đã không thực hiện được ý chí và nguyện vọng của
nhân dân.
Trong
Luận Ngữ, Đức Khổng khen thầy Tử Lộ:
“Mặc
áo dài bằng vải cũ rách, đứng chung với những người mặc áo lông hồ lông hạc mà
chẳng hổ thẹn, đó là trò Do chứ!” Và chính Khổng Tử cũng từng dạy rằng: “Kẻ
sĩ chuyên tâm cầu đạo, nhưng còn hổ thẹn vì nỗi áo xấu, cơm thô, thì chưa đáng
được nghe bàn luận đạo lý.” Và “Điều đáng xấu hổ, là bên trong thì gian
ác, xấu xa mà bên ngoài thì dùng lời nói hay, bộ tịch khéo léo, lịch sự để che
đậy, bề trong thì oán ghét người mà bên ngoài lại giả tảng thân thiết với người.”
“Điều
đáng xấu hổ là khi trong nước loạn ly, mà mình dùng những phương tiện bất chính
để trở nên sang trọng dư dật.”
“Điều
đáng xấu hổ là lúc nào cũng bo bo nghĩ đến lợi lộc cơm áo riêng tư, còn vận
nhà, vận nước thì mặc cho gió cuốn, sống vùi.”
Người
xưa chỉ xấu hổ khi tài đức không xứng với chức vị, khi không có tài đức mà dám
cầm trọng trách, để cho cơ đồ tan hoang đổ vỡ, mất biển đảo, mất đất liền, đất
nước lâm nguy, dân tộc có nguy cơ rơi vào vòng nô lệ.
Người
xưa chỉ xấu hổ khi mình đã ở cấp lãnh đạo mà không làm được cho đạo đức thi
hành.
Lễ
Ký cho rằng người quân tử khi cầm quyền xấu hổ 5 điều:
Có
địa vị mà lời ăn tiếng nói không xứng đáng.
Lời
ăn tiếng nói xứng đáng mà hành động không xứng đáng.
Đã
có đức độ rồi lại làm mất đức độ.
Trị
dân mà dân bỏ nước ra đi.
Người
khác trị dân cũng có phương tiện như mình mà lại thâu lượm được kết quả gấp
đôi.
Mạnh
Tử cho rằng:
“Biết
xấu hổ rất hệ trọng với con người. Những người chuyên sống xảo trá, quỷ quyệt
đã bỏ mất tấm lòng hổ thẹn của mình rồi. Khi đã không còn có liêm sỉ như mọi
người, thì làm sao mà còn là giống người được nữa!”
Chính
những điều đó mà nhiều người cho rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là một “kẻ sĩ”
quá vô liêm sỉ khi trị nước mà để cho nước lâm nguy, an dân mà để cho dân đói
khổ, ly loạn, đã vậy khi được gợi ý hãy cáo quan từ chức, trao lại quyền lãnh
đạo đất nước cho những người có thực đức thực tài, thì lại dãy như đỉa phải
vôi… thật là một kẻ không còn biết gì là liêm sỉ, là xấu hổ, không thể gọi là
con người nữa. Điều này, theo tôi, có thể không đúng lắm, vì Nguyễn Tấn Dũng
chỉ là một kẻ mục đồng chứ có học hành đâu mà gọi y là kẻ sĩ, để mà y có thể
hiểu được thế nào là Lễ, Nghĩa, Liêm Sỉ?
Có
đáng trách chăng là trách những “kẻ sĩ” như nguyên bộ trưởng tư pháp Nguyễn
Đình Lộc chính là kẻ đã dám liếm lại những gì ông đã khạc nhổ ra. Chính “kẻ sĩ”
Nguyễn Đình Lộc là kẻ “chuyên sống xảo trá, quỷ quyệt đã bỏ mất tấm lòng hổ
thẹn của mình rồi. Khi đã không còn có liêm sỉ như mọi người, thì làm sao mà
còn là giống người được nữa!”
Và
có đáng trách chăng là trách 9.000 Giáo Sư, 24.300 tiến sĩ, 101.000 thạc sỹ và
hơn 5.000.000 cử nhân là những “kẻ sĩ” đích thực, nhưng chẳng biết cái “sỉ” là
gì, nên cứ tiếp tục khom lưng, cúi đầu cho những tên mục đồng đè đầu cưỡi cổ,
chỉ vì nhà cao cửa rộng, chỉ vì “khanh tướng, công hầu” và chỉ vì cái sổ hưu mà
phải đứng vào hàng ngũ của cái đảng cướp cộng sản, một dư đảng khủng bố, chống
lại loài người mà cả thế giới đều đã gớm ghiếc, kinh tởm.
Tóm
lại có biết trọng danh dự thì mới xứng đáng là con người. Làm người mà bán rẻ
khí tiết danh dự thì làm sao mà còn có thể gọi là con người được nữa hỡi những
kẻ sĩ của Việt Nam?
Cuối
cùng, sau khi nói lên những điều này, chúng tôi cũng đã kịp suy nghĩ lại mà có
xin lời tạ lỗi với 71 “kẻ sĩ” đã ký tên vào bảng kiến nghị sửa đổi hiến pháp
1992 và đã kịp trình lên Ban Sửa Đổi Hiến Pháp của Quốc Hội vào ngày 04 tháng
02 năm 2013 vừa qua, trừ ông Nguyễn Đình Lộc.
©
Nguyễn Thu Trâm
©
Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment