Bùi Nguyên
Gửi cho BBC từ Singapore
4 tháng
11 2016
.
Tổng thống Barack Obama tiếp Thủ tướng Ly Hiển
Long ngày 2/8/2016. GETTY IMAGES
.
Trong cuốn sách
Lee Kuan Yew, The Grandmaster's insights on China, the US and the world, ông Lý
Quang Diệu cho rằng Mỹ và Trung Quốc trong tương lai sẽ là hai siêu cường cùng
tồn tại, cạnh tranh chứ không phải đối đầu.
Hai nước
sẽ có cạnh tranh ảnh hưởng, đặc biệt trong vùng Tây Thái Bình Dương. Nếu hai nước
không thể hợp tác thì sẽ cùng tồn tại. Với ông Lý Quang Diệu, Singapore là một
tiểu quốc nhỏ, cần biết thực dụng, khôn ngoan cân bằng mối quan hệ với các siêu
cường, để cùng tồn tại và phát triển.
Từ trước
tới nay, Singapore vẫn ủng hộ sự hiện diện của Mỹ tại khu vực Biển Đông để duy
trì hoà bình và ổn định. Tại cảng biển quân sự của Singapore hiện có tàu ngầm của
Mỹ đồn trú, cùng với máy bay trinh sát Poseidon. Singapore cũng gửi quân đội đi
đào tạo tại đảo Guam và nhiều nơi khác tại Mỹ.
Mặc
khác, Singapore cũng được lợi rất lớn từ sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc
trong vòng 30 năm qua. Singapore có hơn 72% sắc dân người Hoa, có thể nói được
tiếng Hoa. Hợp tác kinh tế giữa Singapore và Trung Quốc rất sâu rộng. Trung Quốc
là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Singapore, trong khi đó Singapore là một
trong những nhà đầu tư vào Trung Quốc. Kinh tế Singapore phụ thuộc nhiều vào
các tập đoàn đa quốc gia và gia thương quốc tế. Nhiều tập đoàn đa quốc gia này
đóng trụ sở Châu Á tại Singapore để giám sát hoạt động kinh doanh của họ tại
Trung Quốc và Châu Á. Singapore cũng là thiên đường của các tỷ phú Trung Quốc,
do phát triển mạnh hệ thống Private Banking (Ngân hàng cho cá nhân giàu có). Có
thể nói sự phát triển nhanh chóng của Singapore là nhờ biết tận dụng sự trỗi dậy
của Trung Quốc và Châu Á.
Mục
tiêu của Singapore là duy trì mối quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc để duy
trì hoà bình ổn định trong khu vực, đảm bảo lưu thông hàng hải tự do qua Biển
Đông đến eo biển Malacca.
Chỉ
trích của Hoàn Cầu Thời Báo
Vào
ngày 21/09/2016, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times), đã có bài chỉ trích
Singapore rằng trong cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 17 của Phong Trào Không Liên
Kết tại Venezuela trước đó, Singapore đã cố tình đưa tình hình tranh chấp ở Biển
Đông vào tuyên bố chung hội nghị. Global Times cũng nói rằng Singapore đã cố gắng
nhưng thất bại trong việc thêm điều khoản ủng hộ vụ thắng kiện phán quyết Biển
Đông của Philippines trước Trung Quốc. Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời báo còn bình
luận rằng Singpore đã chọn lập trường ngả theo Mỹ và Nhật trong vấn đề Biển
Đông.
Ngay lập
tức, Đại sứ Singpore tại Trung Quốc là Stanley Loh đã cáo buộc tờ Hoàn Cầu Thời
Báo đưa tin sai lệch và vô căn cứ. Tuy nhiên ông Loh thừa nhận, Singapore muốn
tác động đưa quan điểm chung của Đông Nam Á về tranh chấp Biển Đông tại hội nghị,
nhưng đây là quan điểm chung của các nước Đông Nam Á chứ không chỉ riêng
Singapore. Ông Loh cáo buộc Hoàn Cầu Thời Báo đã tường thuật vô trách nhiệm.
Quốc
Yến đãi vợ chồng Lý Hiển Long
Trong
chuyến thăm Mỹ vào tháng 8/2016, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao Singapore và Mỹ, Thủ tướng Singapore ông Lý Hiển Long và phu nhân được tổng
thống Mỹ Obama đón với nghi thức trang trọng nhất cùng chiêu đãi trong quốc yến.
Singapore là một số ít trong các nước ở Châu Á được vinh dự này. Một đảo quốc
nhỏ với chỉ 3,9 triệu dân, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại
quốc tế, và địa chính trị trong khu vực Đông Nam Á. Quốc yến cũng cho thấy tầm
quan trọng của Singapore trong chiến lược xoay trục của Mỹ tại Á Châu.
Hiện
nay Singapore đã cho Mỹ đỗ tàu ngầm và máy bay trinh sát tại hải cảng quân sự của
mình ở Eo biển Malacca. Rõ ràng Singapore ủng hộ sự tự do hàng hải như Mỹ mong
muốn, và không thừa nhận đường 9-đoạn như tuyên bố của Trung Quốc
Sau
chuyến thăm của ông Lý Hiển Long tới Mỹ vào tháng 8/ 2016, tình hình quan hệ của
Trung Quốc và Singapore bỗng có vài thông tin căng thẳng đáng chú ý. Tại hội
nghị thượng đỉnh Đông Á tại Lào cũng vào tháng 8 sau đó, thủ tướng Trung Quốc
Lý Khắc Cường yêu cầu Singapore có thái độ xây dựng trong tranh chấp tại Biển
Đông. Nhiều tờ báo của Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Singapore hãy đứng
ngoài tranh chấp tại Biển Đông.
Singapore
khác với Việt Nam thế nào?
Khác với
Việt Nam, Singapore không phải là láng giềng với Trung Quốc, không có mối quan
hệ của kẻ xâm lược và kẻ bị xâm lược trong hang nghìn năm. Về chính trị,
Singapore cũng không cùng ý thức hệ Cộng Sản với Trung Quốc. Về ơn huệ chính trị,
Singapore cũng không mang ơn Trung Quốc đánh đuổi xâm lược.
Về mặt
kinh tế, mặc dù Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, nhưng Singapore cũng đã có
những kết nối rất bền chặt với Mỹ và EU. Ngay từ thời giành độc lập năm 1965,
ông Lý Quang Diệu đã mời nhiều chuyên gia kinh tế từ Hà Lan, New Zealand, Mỹ..
đến để tư vấn về chiến lược phát triển cho quốc đảo này. Hiện nay, với sự chậm
lại của kinh tế Trung Quốc, kinh tế Singapore đang có dấu hiệu chậm lại. Tuy
nhiên, với nguồn dự trữ quốc gia lớn, Singapore đã sẵn sàng đối phó với khủng
hoảng kinh tế nếu có thể xảy ra. Về mặt quân sự, Singapore liên hệ chặt chẽ với
Mỹ và Israel. Chính các tướng Israel đã giúp ông Lý Quang Diệu thiết kế hệ thống
quốc phòng, đề phòng nguy cơ từ hai nước hồi giáo là Indonesia và Malaysia. Thiết
bị quân sự, vũ khí của Singapore hầu hết đều mua từ Mỹ, đặc biệt không quân
Singapore rất mạnh với nhiều chiến đấu cơ F-15, F-16
Một điều
đáng quan trọng đó là nội lực về con người của Singapore. Với cái nhìn quang
minh của Lý Quang Diệu và bộ máy lãnh đạo, Singapore đã nhanh chóng phát triển
nguồn lực con người và hội nhập sâu với Phương Tây. Hệ thống giáo dục của
Singapore hiện thuộc top đầu thế giới, với 2 trường đại học NUS và NTU xếp
trong top 50 trường Đại Học hàng đầu thế giới. Với tiếng Anh là ngôn ngữ chính
thức trong trường học, công sở, người dân Singapore dễ dàng hơn trong việc tiếp
nhận trí thức, văn hoá của thế giới. Hàng năm, Singapore đều gửi sinh viên giỏi
đi học những trường hàng đầu của Mỹ (Harvard, Yale, Stanford) hay của Anh
(Cambridge, Oxford..). Giao lưu tri thức giữa Singapore và Phương Tây đã rất
sâu rộng.
Vai
trò của Mỹ và TPP
Trong
phỏng vấn với phóng viên Ian Bremmer trên tạp chí Time, thủ tướng Lý Hiển Long
tỏ vẻ lo lắng với tương lại của TPP. Ông cho rằng Mỹ là nước khởi xướng và thuyết
phục các nước khác tham gia TPP, nay dư luận tại Mỹ phản đối, khả năng khó được
thông qua tại quốc hội. Điều này sẽ gây sự mất niềm tin lớn vào khả năng lãnh đạo
của Mỹ trong khu vực. Mục tiêu của TPP là để xoay trục của Mỹ về Á Châu song
song với các hoạt động quân sự. Nay nếu TPP không thành thì việc xoay trục sẽ
dang dở, Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội để lôi kéo các nước khác về phe mình.
Nếu
tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn, thì quan hệ Trung Quốc và Singapore
cũng sẽ căng thẳng hơn.
Tuy
nhiên với sự khôn khéo và tế nhị trong điều hoà các mối quan hệ, Singapore biết
kiệm ngôn trong việc bình luận, không làm nổi giận Bắc Kinh.
Dù là
tiểu quốc, Singapore đã khôn xây dựng cho mình một vị thế mà các siêu cường
cũng có lợi ích quốc gia đáng kể ở tiểu quốc này. Singapore không phải là một
quốc gia dễ bắt nạt.
No comments:
Post a Comment