Tuesday, 22 November 2016

DƯƠNG TRUNG QUỐC : "NÓI NGỌNG LÀ VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG" (tin tổng hợp)





Con thề có trời đất chứng giám, rằng nói ngọng là một cố tật bẩm sinh. Cố tật này do bộ máy phát âm cá nhân có vấn đề hoặc do thói quen tự nhiên của người địa phương.
Muốn thoát ngọng người ta phải luyện tập nhiều để thoát khỏi cố tật ấy.

Trong hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa, không có định nghĩa nào dành chỗ cho cố tật nói ngọng.

Đem vơ nói ngọng vào văn hóa địa phương, chứng tỏ ông nghị thiếu hiểu biết về văn hóa một cách trầm trọng.

Văn hóa, xét đến cùng, là sự điều chỉnh tự nhiên vào chuẩn mực, trật tự của cộng đồng, nhờ nó con người vượt lên trên tự nhiên để tiến hóa thành người. Dù có cả một địa phương nói ngọng thì vẫn là sản phẩm tự nhiên chứ không là văn hóa.

Có khái niệm "văn hóa địa phương" nhưng không có khái niệm "văn hóa nói ngọng". Hai chữ văn hóa đã bị lạm dụng đến mức sự tranh cướp hoang dã của bầy đàn tự nhiên cũng từng được gọi là "cướp văn hóa", chém giết động vật máu me đầm đìa cũng từng được gọi là "chém văn hóa"???

Không chừng nay mai các quan bạ đâu chịch đó, chịch luôn cả mẹ mình rồi tự xưng là "văn hóa loạn luân"?

Ở xứ sở không chịu tiến hóa này, hình như cái gì xa xưa cũng đều được nhét chung vào cái gọi là "văn hóa truyền thống" cho sang.

Tất nhiên, với tư cách là cố tật tự nhiên, theo tôi, không có gì phải đáng cười hay đáng chê trách người nói ngọng. Nhân danh văn hóa để chê cười người nói ngọng cũng không là văn hóa. Và cũng không việc gì phải gân cổ bào chữa nói ngọng để tự rơi vào cái bẫy của sự thiếu hiểu biết.

Nếu nói ngọng là văn hóa thì con xin lạy ông một lạy về sự hiểu biết độc đáo của ông!

*
*

Ông Dương Trung Quốc cho rằng, khi có sự thống nhất ngôn ngữ quốc gia thì…
SOHA.VN|BY SOHA.VN

-------------------

XEM THÊM :

Nhà văn Vũ Thư Hiên: "Đem vơ nói ngọng vào văn hóa địa phương, chứng tỏ ông nghị thiếu hiểu biết về văn hóa một cách trầm trọng". Chuẩn luôn.

Nhà văn Sương Nguyệt Minh
Nói ngọng đã trở thành... văn hóa.

"... theo ông Dương Trung Quốc, nguồn gốc của câu chuyện nói ngọng lại chính ở chỗ chúng ta chưa có Luật ngôn ngữ để có quy định ngôn ngữ nói, viết chuẩn quốc gia.

"Hiện tượng nói ngọng, lẫn lộn giữa dấu, phụ âm như n và l… theo tôi, đây là các phương thức, ngôn ngữ, thậm chí văn hóa địa phương nên cũng có thể coi đây như một điều rất bình thường.

Nhưng khi chúng ta có sự thống nhất ngôn ngữ quốc gia thì bên cạnh những cái bình thường đó thì ta phải có một chuẩn mực".

Thưa bác Quốc!

Luật Ngôn ngữ chưa có (bác làm ông nghị quen rồi, cái gì bác cũng đòi có luật), nhưng đã có từ điển chuẩn. Đặc biệt là đã được chuẩn hóa ngôn ngữ trong nhà trường, bác ạ. L và N đã được học phát âm, học viết chính tả trong chương trình thống nhất cả nước, bác Q ạ.

Có hơn 200 định nghĩa về văn hóa, nhưng định nghĩa gì thì Văn hóa là kết tinh được cái đẹp, cái hay. Nói ngọng là thói quen, là cố tật của 1 người hoặc 1 nhóm người. Nói ngọng mà trở thành "đặc sản", là văn hóa của địa phương thì... ới ông nghị ơi là ông nghị ời!





No comments:

Post a Comment

View My Stats