BBC Tiếng Việt
4 tháng
11 2016
Ngày
30/10/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành một nghị quyết về tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Nghị
quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII
đề cập tới việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện được mô tả là "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa" trong nội bộ.
BBC
Tiếng Việt phỏng vấn Giáo sư Tương Lai từ TPHCM và Tiến sỹ Lê Đăng Doanh từ Hà
Nội.
'Cơ
thể chết'
Trước hết
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam nói việc đưa ra
các khái niệm "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là điều mà
ông gọi là sự "bế tắc về lý luận".
"Là một người nghiên cứu thì tôi nói
ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là
sự hoang tưởng về ngôn từ.
"Vì sao? Chúng ta cũng biết là họ có cả
một hội đồng lý luận trung ương thì việc cho là "tự diễn biến"
hay "tự chuyển hóa" mà sẽ đẩy tới suy sụp sự tồn vong của chế độ và của
Đảng Cộng sản thì càng chứng tỏ đây là sự lú lẫn về lý luận.
"Làm sao con người ta là không có tự diễn
biến được,"
Giáo sư Tương Lai, thành viên nhóm tư vấn các thủ tướng Việt Nam là Võ Văn Kiệt
và Phan Văn Khải từ 1990 đến 2006 nói.
"Nếu một cơ thể mà không tự chuyển biến,
tự diễn biến, thì đó là một cơ thể chết. Xã hội cũng vậy, một xã hội muốn phát
triển phải tự vận động và trong quá trình vận động đương nhiên phải có chuyển
biến.
"Cái cũ bị cái mới thay thế, cái mới ra
đời từ cái cũ, vân vân. Thì đấy là tự chuyển hóa, chuyển biến. Do đó đứng về mặt
ngôn từ thì đó thể hiện là sự không chuẩn xác, bế tắc về lý luận.
'Đang
kìm hãm'
Theo
Giáo sư Tương Lai, điểm mà ông gọi là "tệ hại nhất trong đường lối lý luận"
là ở phần nói các biểu hiện "tự diễn biến" và tự chuyển hóa bao gồm
việc "Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát
triển "xã hội dân sự". Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai."
"Trong thư ngỏ tôi đã gửi cho ông Nguyễn
Phú Trọng tôi đã nói rõ rằng khi ông lên án "tam quyền phân lập" là
ông đã đi ngược lại lịch sử.
"Tam quyền phân lập đâu phải là của tư sản,
đó là thành tựu của nền văn minh. Có tam quyền phân lập đó thì mới có thể kiểm
soát quyền lực được. Chứ không phải là cái khái niệm mà ông đưa ra là "nhốt
quyền lực vào trong cái lồng", cái lồng của pháp luật ….
"Ai cũng hiểu rằng ba chân của cái kiềng
cho sự phát triển văn minh, phụ trợ cho nhau để đẩy xã hội đi lên là kinh tế thị
trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Ở Việt Nam cả ba thứ đó đều bị phủ
định.
"Đó là các điểm cơ bản nhất đang kìm hãm
xã hội này trong vòng trì trệ và đấy mới chính là ngọn nguồn đẩy tới sự sụp đổ
của chế độ này,"
Giáo sư Tương Lai nói.
'Sở
hữu toàn dân'
Từ Hà Nội,
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh bày tỏ quan ngại về qui mô vận dụng nghị quyết này.
"Xã hội dân sự là tổ chức hiện nay rất phổ
biến trên thế giới và cả ở Việt Nam nữa. Rất nhiều tổ chức có sáng kiến chuyển
hàng cứu trợ trong đó có MC Phan Anh quyên góp được rất nhiều tiền và tự mình
mang tiền tới giúp vùng bị lũ lụt. Thế thì theo định nghĩa này thì không rõ ông
Phan Anh có bị liệt vào diện "suy thoái" và "tự diễn biến"
hay không.
"Tôi không rõ là 27 điều này [biểu hiện
suy thoái và tự diễn biến] vận dụng chỉ cho Đảng viên hay cho toàn xã hội. Nếu
vận dụng cho toàn xã hội thì phải có luật. Vì nếu không có luật thì không thể lấy
nghị quyết này áp dụng cho những người không phải là Đảng viên.
Tiến sỹ Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản
lý Kinh tế Trung ương tại Hà Nội bày tỏ quan ngại về việc phủ nhận "chế độ
sở hữu toàn dân về đất đai" là một biểu hiện của "suy thoái".
"Trong thư ngỏ mà 72 người ký do ông nguyên Bộ trưởng Bộ tư
pháp Nguyễn Đình Lộc chuyển giao thì chúng tôi có nêu lên việc xem xét lại mệnh
đề đất đai là sở hữu toàn dân.
"Toàn dân không phải là một pháp nhân mà
muốn quản lý thì cần phải có một pháp nhân cụ thể, chịu trách nhiệm cụ thể.
"Chúng ta thấy hiện nay có biết bao
nhiêu vụ việc từ ông Đoàn Văn Vươn, cho tới gần đây là Đắk Nông, nếu chúng ta
không giải quyết cái này với tinh thần cầu thị và sáng tạo thì chúng ta phải đối
mặt với rất nhiều vụ khiếu kiện và không loại trừ khả năng sẽ có đổ máu trong
thời gian tới.
"Chúng ta phải chấp nhận rằng đất đai có
chủ sở hữu và muốn đi lấy đất của người ta vào mục đích gì đó thì phải tôn trọng
chủ nhân đó chứ không thể thu hồi hay cưỡng chế với danh nghĩa đất đai là sở hữu
toàn dân,"
Tiến sỹ Doanh nói.
Giáo sư
Tương Lai cũng chia sẻ quan ngại về việc duy trì "chế độ sở hữu đất đai
toàn dân".
Ông cho
rằng đây là tâm điểm của mâu thuẫn giữa nhà cầm quyền với dân chúng và là điều
mà ông gọi là "sự bế tắc không có lối thoát".
'Mẫu
số chung'
Trả lời
câu hỏi của BBC rằng đây là nghị quyết do Tổng Bí thư ký nhưng là nghị quyết của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tức là tiếng nói của đa số ủy viên ban này, Giáo
sư Tương Lai giải thích về lý do cân nhắc biểu quyết.
"Tất nhiên biểu quyết thông qua là phải
có đa số rồi. Tuy nhiên, người ta giơ tay biểu quyết, nhưng trong đầu người ta
nghĩ thế nào lại là việc khác. Ngay cả một nhân vật như Võ Văn Kiệt vẫn còn bị
khống chế, bị uy hiếp thì phải nói là thế lực bảo thủ, giáo điều nó ghê gớm như
thế nào.
"Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm
chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết
này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ý kiến của họ ra.
"Đó là vì người ta có quá nhiều kinh
nghiệm là lúc nào thì nói điều đó ra. Đó là chưa nói là ngoài ra thì họ cũng có
một mẫu số chung là vấn đề lợi ích.
"Khi họ đã leo được vào Ban Chấp hành
Trung ương rồi thì họ cũng có lợi ích duy trì bản thân chế độ hiện tồn. Có như
vậy thì họ mới duy trì được việc sở hữu tài sản và cái mà họ đang có. Thì đó là
sự ràng buộc khiến họ quá cân nhắc khi phải biểu quyết thế nào," Giáo sư Tương Lai
nói.
Tiến sỹ
Doanh cũng đặt câu hỏi về bình luận của Tổng Bí thư về nhu cầu phải "nhốt
quyền lực vào trong một cái lồng giám sát".
"Cái lồng giám sát đó nó như thế nào, có
công khai minh bạch, có sự tham gia của các tổ chức quần chúng hay không.
"Tôi nghĩ rằng có một khoảng cách rất xa
từ những điều lý luận tới thực tế đang diễn ra. Điều đó có thể thấy trong thí dụ
về chống tham nhũng. Chính ông Tổng Bí thư cũng nói rằng đây là vấn đề rất khó
khăn, thậm chí ông còn nói đây là "ta đánh ta".
"Tham nhũng đã được coi là một nguyên
nhân dẫn đến sự tồn vong của chế độ, tồn vong của Đảng thế mà vẫn nói rằng chống
tham nhũng là ta đánh ta, tức là ta với nhau cả.
"Đấy là điều làm cho rất nhiều người hỏi
và chúng tôi cũng không rõ diễn biến và kết quả chống tham nhũng sẽ đi tới
đâu,"
Tiến sỹ Doanh nói.
Giáo sư
Tương Lai phản đối việc phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là biểu hiện "tự chuyển hóa" hay "tự diễn biến".
"Trong nghị quyết cũng có cái gọi là nền
kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Cựu Bộ trưởng Bộ KH & ĐT là
ông Bùi Quang Vinh cũng từng nói là bảo là định hướng XHCN nhưng làm gì có cái
đó mà định hướng.
"Ở trong nước nếu nói là kinh tế thị trường
thì bảo là "tự diễn biến" và tự chuyển hóa", là "chống Đảng,
chống chế độ" trong khi các ông to nhất đi gặp nguyên thủ quốc gia, hay tại
các cuộc hội thảo quốc tế thì lại van xin người ta là hãy công nhận chúng tôi
có nền kinh tế thị trường toàn vẹn. Thì đó là chuyện đáng xấu hổ.
"Trên thực tế thì cái định hướng đó đã đẩy
đất nước Việt Nam tụt hậu xa so với các nước cùng xuất phát điểm so với Việt
Nam vào năm 1975," Giáo sư Tương Lai nói.
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment