Anthony
Zurcher
Phóng viên BBC khu vực
Bắc Mỹ
21-11-2016
Trước
thời điểm Donald Trump tuyên thệ nhận nhiệm sở, đánh giá về khoảng cách giữa
những lời hùng biện trong chiến dịch tranh cử và thực tế khó khăn của việc
vận hành và thực hiện chính sách.
Ông
Trump đã đưa ra nhiều lời hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử của mình - có lời hứa
quả quyết, số khác mập mờ, và một số lại đối lập nhau.
Một
phần sức hút thần kỳ của ông Trump là những lời hứa mà người bỏ phiếu cho ông
cho là quan trọng.
Bài
toán học búa hiện nay được đặt ra là làm thế nào chính quyền mới có được liên
minh cần thiết để thực thi các ưu tiên chính sách.
Liệu
Trump có thể đạt đồng thuận giữa hai phía, môt bên là đám đông dân chúng bất
mãn với thể chế đã bỏ phiếu bầu Trump, bên còn lại là giới quyền lực ở
Washington, những người sẽ quyết định liệu Trump có thực thi được chính sách của
mình hay không.
Ông
Trump kết thúc chiến dịch tranh cử với bài hát "Không phải lúc nào bạn
cũng đạt được những điều mình muốn" của ban nhạc Rolling Stones. Một lựa
chọn kỳ lạ, trớ trêu thay đây có thể là nguồn an ủi cho chính Trump đối với những
mục tiêu chính sách trong thời gian đầu nhậm chức.
Sau
đây là một số đánh giá về những chính sách ông Trump muốn thực hiện, và liệu
ông, nếu cố gắng, có thể đạt được điều mình muốn hay không.
Xây
tường
"Không
thể xuyên thủng, hiện hữu, cao, vững chắc, tuyệt đẹp" là những từ ông
Trump dùng để mô tả bức tường ông muốn xây giữa biên giới Mỹ-Mexico. Đây cũng
là một trọng tâm trong kế hoạch tranh cử của ông Trump.
Bức
tường còn được đề cập trong tuyên bố chính thức của Đảng Cộng hòa là sẽ bao gồm
"toàn bộ biên giới phía nam" và "đủ để chặn phương tiện và
dòng người lưu thông".
Chi
phí cho một công trình như vậy ước tính là khoảng 20 tỷ đôla Mỹ. Và dù ông
Trump có khăng khăng như thế nào, rất ít khả năng chính phủ Mexico sẽ chi tiền
cho việc xây dựng bức tường trên.
Vậy
việc xây tường của Trump có khả thi hay không?
Trong
vòng mấy tháng vừa qua, một vài người cố vấn của Trump đã nói bóng gió là bức
tường có thể không trở thành một công trình xây dựng lớn như những người ủng
hộ Trump mường tượng.
Mới
gần đây, cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich nói lời hứa về việc Mexico sẽ
trả tiền cho việc xây tường là một "công cụ tranh cử". Thế nhưng
công cụ tranh cử thì không thể trả chi phí xi măng và sắt thép.
Gần
đây, trong bài phỏng vấn đầu tiên với tư cách tổng thống đắc cử, ông Trump nói
một phần bức tường sẽ chỉ là một hàng rào lớn và đẹp.
Đó
là thực tế của nố lực xây dựng một công trình kéo dài hơn 2000 dặm biên giới
bao gồm núi và sa mạc.
Triển
vọng:
Bức tường là một lời hứa mà ông Trump phải giữ dù ông ta đã bị chỉ trích và nhạo
báng vì điều này. Trump sẽ phải đảm bảo có thể chứng minh cho những nỗ lực của
mình, dù kết quả có thể chỉ là một phông nền của bức tường để chụp ảnh. Khả
năng Vạn lý trường thành của Trump trở thành hiện thực là rất mỏng manh.
Vô
hiệu hóa chương trình Obamacare
Trong
hơn sáu năm qua, Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (Affordable Care Act),
hay còn gọi là Obamacare là mục tiêu săn đuổi của đảng Cộng Hòa. Nay chính là
thời điểm chính quyền mới đẩy nhanh việc vô hiệu hóa đạo luật này.
Người
quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump - Kellyanne Conway - người chắc chắn
sẽ có một vị trí trong chính quyền mới, đã đưa ra gợi ý về việc Nghị viện sẽ
bỏ phiếu chống lại đạo luật nói trên chỉ vài giờ sau khi ông Trump nhậm chức.
Các
nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ sẽ cố gắng kìm hãm nỗ lực của những người thuộc Đảng
Cộng hòa. Tuy nhiên ông Trump vẫn có thể đưa ra các quyết định đơn phương với
tư cách Tổng thống Hoa Kỳ, và ông có đủ số phiếu ở Nghị viện để làm cho chương
trình Obamacare bị tê liệt.
Điều
này có nghĩa là hàng chục triệu người Mỹ sẽ không có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên,
đây cũng chính là lý do ông Trump tuyên bố đang cân nhắc việc đổi mới chương
trình Obamacare hơn là thẳng tay bãi bỏ chương trình này.
Thách
thức đặt ra là, một điều khoản thuộc đạo luật ông Trump khẳng định sẽ ủng
hộ, ví dụ như yêu cầu chính sách bảo hiểm phải bao gồm cả những bệnh lý trước
đó, được thông qua dựa trên những điều không được ủng hộ, ví dụ như quy định
buộc tất cả người Mỹ mua bảo hiểm.
Trong
quá khứ, đảng Cộng hòa đã nói về việc sẽ xóa bỏ chính sách Obamacare là
"diệt tận gốc".
Tuy
nhiên điều họ cần nhiều hơn là những lời hùng biện dễ nhớ nếu muốn tránh những
hệ lụy đau đớn từ hành động của mình.
Triển
vọng: Chương
trình Obamacare đang trong tình trạng thoi thóp, nhưng có lẽ Đảng Cộng hòa vẫn
thiếu thiện chí chính trị cần thiết để xóa bỏ hoàn toàn đạo luật này. Họ đang
làm giảm nhẹ những tiêu chuẩn từ chính quyền đối với bảo hiểm y tế, hoặc thầm
lặng bỏ đi các điều khoản về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ, trong
có liên quan tới các bó buộc về tôn giáo. Với quyền kiểm soát tối đa, chính
quyền mới sẽ có trách nhiệm với sự xáo trộn do họ tạo ra sắp tới. Điều này có
nghĩa là, "cải tổ" dường như sẽ có nhiều sức hấp dẫn hơn "bãi bỏ".
Đầu
tư cơ sở hạ tầng
Trong
bài phát biểu vào đêm chiến thắng trong chiến dịch tranh cử đầu tiên và duy nhất
của mình, ông Trump đề cập đến lời hứa sẽ đẩy mạnh đầu tư cho các dự án cơ sở
hạ tầng của Mỹ.
"Chúng
ta sẽ sửa chữa các thành phố trọng tâm và sửa đường cao tốc, cầu, hầm, sân bay,
trường học, bệnh viện", Trump nói.
"Chúng
ta sẽ xây dựng lại cơ sở hạ tầng, đây chính là mục tiêu hàng đầu".
Đây
không phải là một điều đáng ngạc nhiên đối với ông Trump vốn xuất thân là một
nhà kinh doanh về ngành xây dựng, khi tuyên bố về việc chi 1 nghìn tỷ đôla Mỹ
trong vòng 10 năm sắp tới cho cơ sở hạ tầng theo đệ trình trước đó.
Một
số người thuộc đảng Cộng Hòa sẽ cản trở những chi phí đi kèm. Một nghị sĩ đã
cảnh báo hệ lụy của "quả bom nợ" nhưng ông Trump đã tìm được đồng
minh tại Đảng Dân chủ ở Nghị viện.
Những
người đảng Dân chủ kém hào hứng khi biết được những công trình này được tài trợ
từ nguồn vốn công những lại được lựa chọn kín cũng như tự quản lý, như một cố
vấn ông Trump đã đề nghì.
Triển
vọng:
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ mang lại cho Trump cơ hội lôi kéo hậu thuẫn của cả
hai đảng và đạt được những kết quả mà ông có thể kể công. Đảng Cộng hòa có thể
thực hiện một cách chậm chạp, nhưng họ sẽ khó có thể từ chối việc ông Trump
theo đuổi mục tiêu này trong việc thực thi chính sách của mình.
Trục
xuất nhập cư
Có
rất nhiều thời điểm trong chiến dịch tranh cử, ông Trum đã hứa sẽ trục xuất 11
triệu lao động không có giấy tờ trên đất Mỹ.
"Họ
sẽ phải ra đi", ông nói.
Từ
đó ông này đã đi ngược lại những phát ngôn chung chung đó, rồi nhấn mạnh việc
trục xuất chỉ tập trung vào những người có hồ sơ phạm tội, ví dụ như buôn bán
ma túy, giết người hoặc hoạt động băng đảng.
Trong
một bài phỏng vấn gần đây, ông nói số lượng có thể từ 2 đến 3 triệu người -
nhiều hơn rất nhiều so với con số chính quyền Mỹ ước lượng là 180.000 người
nhập cư không có giấy tờ với hồ sơ phạm tội hiện vẫn đang ở trên đất Mỹ.
Để
đạt được con số lớn như vậy, ông Trump sẽ phải mở rộng định nghĩa
"criminal alien", thêm cả những người không có quốc tịch nhưng có tiền
án, bất kể danh nghĩa nhập cư của họ là thế nào.
Dù
có hiểu theo cách này hay cách khác, việc trục xuất một số lượng lớn người
như vậy cũng là một nhiệm vụ quá sức đối với Cơ quan Thực thi Di trú và Hải
quan (U.S. Immigration and Customs Enforcement). Nguồn lực hiện tại của cơ
quan này (gồm nhân sự và ngân sách) chỉ có thể thụ lý hồ sơ của 400.000 người
nhập cư không có giấy tờ một năm.
Triển
vọng:
Trục xuất hàng loạt - số lượng lên đến hàng triệu người - có lẽ là một trong
những lời hứa trong chiến dịch tranh cử mà Trump muốn giữ nhất. Tuy nhiên,
trong bối cảnh Quốc hội Mỹ lưỡng lự và khó khăn về tài chính, sẽ rất khó cho
Trump thực hiện được mục tiêu nói trên.
Cải
tổ thuế
Nếu
có một chủ đề rất gần với trái tim cả nhiều cử tri truyền thống của đảng Cộng
hòa, đó là việc cắt giảm thuế. Một trong những điều khoản quen thuộc trong
chiến dịch tranh cử của ông Trump là cắt giảm tỷ lệ thuế cho cá nhân và tập
đoàn kinh tế.
Nghị
viên với đã số là người thuộc đảng Cộng hòa sẽ giúp đỡ Trump thực hiện điều
này.
Những
người thuộc đảng Dân chủ trong chính quyền Obama đã thành công trong viêc trì
hoãn việc cắt giảm thuế được tiên phong bởi tổng thống theo đảng Cộng hòa
George W Bush trong lĩnh vực bất động sản cũng như thuế thu nhập cá nhân và
doanh nghiệp.
Những
người thuộc đảng Dân chủ ở Thượng viện sẽ chống bản đề nghị này, gọi đó là
món quà dành cho giới thượng lưu. Tuy nhiên họ sẽ không có đủ số phiếu cần thiết,
vì luật của Phòng Thương mại Hoa Kỳ chỉ cần một đa số phiếu để thực thi những
thay đổi về ngân sách.
Một
câu hỏi thú vị cho chính quyền ông Trump là họ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ đến đâu vấn
đề thuế phúc lợi cho trẻ nhỏ mà ông Trump đã hé lộ vào tháng Chín.
Một
số biện pháp, ví dụ như việc đảm báo tiền lương nghỉ thai sản 6 tuần đầu,
cũng như những nỗ lực buộc người tuyển dụng phải cung cấp dịch vụ chăm nom trẻ,
là những điều khoản mới mẻ.
Triển
vọng:
Nếu Đảng Cộng hòa kiểm soát cán cân quyền lực, có nhiều khả năng việc cắt giảm
thuế sẽ thành hiện thực. Hình thức như thế nào, ai sẽ được hưởng lợi nhiều nhất,
hiện vẫn là câu hỏi mở đối với chính quyền sắp tới. Nếu những nỗ lực của ông
Trump xoay thuận chiều với việc giúp giới nhà giàu làm lợi, việc này sẽ khiến
giai tầng lao động xa lánh ông Trump, mà đây lại chính là những người đã mang
lại vị trí tổng thống cho Trump.
Tòa
án tối cao
Một
trong những phần thưởng lớn nhất của chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016
là cơ hội bổ nhiệm chức vụ Thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ, với nhiệm kỳ trọn
đời. Điều này là nhờ có quyết định của lãnh đạo Thượng viện do Đảng Cộng hòa
đứng đầu đã trì hoãn cân nhắc đề cử của ông Obama sau khi thẩm phán Antonin
Scalia qua đời vào tháng Giêng.
Trong
chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã đưa ra một danh sách ứng cử viên bảo
thủ cho chức thẩm phán, học giả về luật và chính trị gia mà ông sẽ lựa chọn.
Động thái này giúp đem lại sự ủng hộ cho ông Trump từ giới bảo thủ, nhất là về
tôn giáo, những người vô cùng lo ngại trước triển vọng phe theo thiên hướng tự
do sẽ chiếm đa số ở Tòa Tối cao.
Ông
Trump sẽ tuyên bố sự lựa chọn của mình ngay sau khi nhậm chức, hoặc trước đó.
Thượng viện chắc chắn sẽ có phiên điều trần phê chuẩn và bỏ phiếu.
Các
thượng nghị sĩ Dân chủ có thể quyết định cản trở sự thông qua việc bổ nhiệm
này. Điều này khiến những người thuộc đảng Cộng hòa phải có được 60 phiếu để
thông qua vị thẩm phán mới. Tuy nhiên có khả năng họ sẽ sử dụng quyền phủ quyết
cho việc bổ nhiệm ở Tòa án Tối cao, tương tự như phía đảng Dân chủ đã làm ở
tòa cấp dưới.
Triển
vọng: Nếu
ông Trump không đưa ra một nhân vật quá lạ lẫm và thiếu kinh nghiệm thì các
nghị sỹ đảng Cộng hòa sẽ thông qua đề cử này của ông Trump đối với Tòa án tối
cao. Những người thuộc Đảng Dân chủ sẽ phản đối, những họ cũng có thể giữ lại
quyền cản trở thông qua đạo luật ở nghị viện. Điều này nhằm trường hợp ông
Trump có khả năng thay đổi thẩm phán theo dân chủ trong giai đoạn sau trong
nhiệm kỳ Tổng thống.
No comments:
Post a Comment