Lê Phan
(Theo New York Times)
(Theo New York Times)
November
5, 2016
Xin
thưa ngay, nước nhỏ này không phải là nước Việt Nam mà là Estonia, một thành
viên của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (Nato) với dân số vỏn vẹn có 1.3 triệu người
và một đạo quân chỉ có 6,000 người. Estonia biết là mình không có cơ hội nào để
sống sót một cuộc chiến tranh quy ước với Nga. Nhưng chiến tranh với hai quân đội
dàn ra ở bãi chiến trường không phải là kế hoạch của Estonia. Đó đã không phải
là chiến lược trước khi ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống bên Cộng Hòa,
nói là các thành viên Âu Châu của Nato không nên trông cậy vào sự ủng hộ của
Hoa Kỳ trừ phi họ trả thêm tiền chi phí cho liên minh.
Từ khi
Nga xâm chiếm bán đảo Crimea của Ukraine và thúc đẩy đám dân Nga ở Ukraine gây
chiến, Estonia đã gia tăng việc huấn luyện cho thành viên của liên đoàn phòng vệ
Estonia, huấn luyện họ trở thành du kích quân, kể cả đến việc làm các loại bom
tự chế kiểu I.E.D, kẻ thù của các quân nhân Mỹ ở Iraq và Afghanistan.
Mắt húp
lên vì thiếu ngủ, cô Vivika Barnabas nhìn vào đống lò xo, cây thép và những bộ
phận khác của một khẩu súng đã bị gỡ tung ra trước mặt mình. Nhưng, đã qua được
nửa chặng đường trong cuộc tranh tài đi tuần rất là kỳ lạ và khó khăn của đất
nước này, cô nói đây là một việc dễ. Cho đến lúc đó, cô và ba người bạn đồng đội
đã dẹp một đám cháy, cưỡi ngựa, nhận diện các loại cây dược thảo trong rừng, và
chơi đi trốn đi tìm với những “kẻ thù” súng ống đầy đủ suốt đêm trong rừng. So
với những công việc đó, việc lắp ráp một khẩu súng thật dễ dàng. Cô quỳ xuống
bãi cỏ đã bị đóng băng trong một khúc rừng thưa và chỉ trong chốc lát ráp lại
khẩu súng trao cho người giám khảo.
“Chúng
tôi chỉ phải làm sao sống sót,” cô Barnabas giải thích mục đích chính đằng sau
Cuộc Thi Đi Tuần của Quận Jarva, một cuộc thử thách kéo dài 24 giờ đồng hồ dùng
để khảo sát khả năng của các kháng chiến quân hay phiến quân, để chống lại một
quân đội chiếm đóng, và là một trò chơi rất được hưởng ứng trong cái gọi là “thể
thao quân sự” của Estonia.
Những
cuộc thi này, tổ chức hầu như mỗi cuối tuần, được gọi là “trò chơi chiến
tranh”, nhưng không phải là để mua vui. Lực lượng Phòng Vệ Estonia, đứng ra tổ
chức những cuộc thi đua này, đòi hỏi là số 25,400 tình nguyện viên phải thỉnh
thoảng tham gia khóa huấn luyện cuối tuần, đã trở thành ngày càng nghiêm chỉnh
kể từ khi Nga xâm nhập Ukraine cách đây hai năm, tạo lo sợ là Nga có thể có những
cuộc đột nhập tương tự vào vùng của các quốc gia Baltic.
Một kế
hoạch khác để phản ứng lại căng thẳng với Nga là chương trình nới rộng khuyến
khích dân chúng Estonia giữ súng trong nhà.
Cuộc
thi Jarva bao gồm đi bộ 25km và thực hiện 21 công tác, từ trả lời những câu hỏi
lặt vặt về địa phương – để phân biệt bạn với thù – đến trốn trong những cứ điểm
nằm sâu trong rừng rậm và nhận diện chính xác các loại thiết vận xa của Nga.
Trong dịp cuối tuần qua, 16 đội, mỗi đội bốn người, đã tham gia, mặc dầu trời lạnh
như cắt với cái lạnh của dịp cuối thu đầu đông. Cuộc thi mở ra cho mọi người
không phân biệt già, trẻ, đàn ông hay đàn bà.
Cô
Barnabas và ba đồng đội của cô đã trốn suốt đêm trong những cái ổ có lót lá
thông và lá rừng, trong khi những người đóng vai quân đội chiếm đóng lục soát
quanh đó, bắn súng chỉ thiên và tìm kiếm họ. Những người nào “thua” phải nộp một
trong 12 cái “thẻ mạng sống” mà họ mang theo, và sẽ bị mất điểm.
Cô
Barnabas, nhỏ bé, vốn ban ngày là điều phối viên của lực lượng phòng vệ, cười bảo:
“Trời lạnh mà mình nằm dưới đất, nhìn lên trời và nghe tiếng súng bắn và tiếng
chân gần đó.” Cô mặc nhiều lớp quần áo kể cả đồ rằn. Cô đùa bảo: “Cũng không đến
nỗi tệ lắm vì chúng tôi ôm nhau ngủ.” Tiếng chân đến gần và rồi đi xa. Các cô
giữ im lặng. Sau cùng sung sướng bảo “Họ không tìm ra chúng tôi.”
Khuyến
khích các công dân phải chuẩn bị quần áo ấm, đồ hộp, giày boots và một khẩu
súng nghe có vẻ như là một chiến thuật phòng thủ trò đùa chống lại một thế lực
quân sự khổng lồ như Nga. Nhưng Estonia chỉ đưa ra trường hợp thí dụ là các cuộc
chiến ở Iraq và Afghanistan để chứng tỏ sự hữu hiệu của chiến tranh du kích,
ngay ở thời đại này, trong một cuộc khởi nghĩa chống lại một quân đội hùng mạnh.
Estonia
tuy vậy không phải là quốc gia duy nhất rải vũ khí trong dân chúng để quảng cáo
cho việc có tiềm năng một phong trào kháng chiến rộng lớn, như là một vũ khí
phòng vệ.
Chả thế
mà như tờ New York Times nhận xét, trong số bốn quốc gia đứng đầu về sở hữu
súng -Hoa Kỳ, Yemen, Thụy Sĩ và Phần Lan – vị trí số 3 và số 4 là của các quốc
gia nhỏ với một thứ chiến thuật động viên dân quân, hay là một lịch sử kháng
chiến.
Ở thủ
đô Tallin của Estonia, Chuẩn Tướng Meelis Kiili, tư lệnh của Lực Lượng Phòng Vệ
Estonia, giải thích: “Sự ngăn ngừa tốt nhất không phải là quân đội vũ trang mà
thường dân cũng vũ trang nữa.”
Số lượng
vũ khí, hầu hết là súng AK-4 tự động do Thụy Điển sản xuất, mà Estonia đã rải
khắp dân chúng là một bí mật quốc gia. Nhưng liên đoàn nói là họ đã gia tốc
chương trình kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu. Theo chương trình này,
thành viên phải giấu vũ khí và đạn, có thể là trong một cái tủ an toàn giấu
trong tường hay chôn ở sân sau.
Khi đi
tham dự các cuộc thi, họ mang súng và ba lô chất đầy những thứ như salami, kẹo
Snickers và nước ngọt Gatorade, cũng như là một bộ đồ cứu thương.
Nhưng tại
sao lại cần phải giấu giếm vũ khí, tập luyện lén, và những cái ba-lô sẵn sàng,
khi mà theo Điều 5 của Hiến Chương Nato, Hoa Kỳ có nhiệm vụ gửi toàn thể sức mạnh
quân sự của họ để chống lại lực lượng nào xâm lăng Estonia.
Chính
phủ Estonia nói người ta thường quên mất Điều 3, vốn đòi hỏi là mỗi thành viên
của liên minh phải chuẩn bị cho phòng vệ của chính mình. Nhưng những người nghi
ngờ thì chỉ ra một lý do khác: Lo sợ là Hoa Kỳ và Âu Châu sẽ không có đủ bụng dạ
để đối đầu với Nga, mặc dầu nay họ đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở vùng
Baltics. Và trong trường hợp Hoa Kỳ và Âu Châu không làm gì thì Estonia phải tự
lo.
Dầu cho
lý do gì chăng nữa, cuộc huấn luyện cho chiến tranh du kích tiếp tục, nhất là
Estonia còn vẫn tự hào cho những thành tích kháng chiến chống lại Đức Quốc Xã
và Liên Xô thời Đệ Nhị Thế Chiến. Tướng Kiili giải thích: “Các hoạt động du
kích phải bắt đầu ngay từ sau khi có cuộc xâm lăng. Nếu muốn bảo vệ đất nước,
chúng tôi sẽ huấn luyện và tạo điều kiện tốt nhất cho cuộc chiến đó.”
Dân
chúng cũng tham gia vào cuộc tập dợt. Cuộc thi nhận diện những món ăn được
trong rừng và dược thảo chẳng hạn, huấn luyện viên là một giáo sư dạy sinh học ở
trường trung học địa phương. Sở cứu hỏa mở cuộc thi chữa lửa. Một trường dạy ngựa
cho trẻ em thử cách di tản nhưng “thương binh” bằng ngựa.
Ông
Jaan Vokk, một thượng sĩ về hưu của quân đội Estonia, tổ chức cuộc thi nhận diện
thiết vận xa từ một slide show trên laptop của ông. Ông bảo “Đôi lúc tôi có cảm
tưởng họ đang chuẩn bị chúng tôi cho một điều gì đó” trong khi đang hỏi một cô
bé nhận diện xe tăng Nga. Và cô bé rất rành, đọc tên các loại xe tăng vanh vách
và được điểm cao nhất. Ông Vokk đồng ý: “Chiến tranh du kích là giải pháp của
chúng tôi. Chúng tôi không thể sánh được với vũ khí của họ. Chúng tôi phải tụ tập
thành từng tổ nhỏ và phá hoại các đoàn xe tiếp tế của họ. Chúng tôi sẽ tấn công
họ ở nơi nào có thể làm được.” Ông Vokk đã tham chiến ở Afghanistan, nơi ông giải
thích kinh nghiệm đó khiến ông kính nể sự hữu hiệu của I.E.D.
Ông bảo:
“Họ làm chúng tôi sợ. Và người Nga thì cũng chỉ là người. Hắn ta sẽ phải sợ.”
Không
biết bao giờ Việt Nam mới học bài học của Estonia, mà vốn dĩ chính là bài học của
toàn lịch sử dân tộc chúng ta.
No comments:
Post a Comment