Friday, 22 July 2016

TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN (Lê Hồng Hiệp)






Lê Hồng Hiệp  -  Today Online
Trà Mi dịch
Posted on July 19, 2016 by editor — 1 Comment

Phán quyết của Toà Trọng tài Hague đưa Việt Nam cơ hội và vào thế khó xử

Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) trong năm 2014, nhưng Trung Quốc biện minh hành động của họ bằng chủ quyền trong phạm vi đường chín gạch. Với phán quyết của tòa án Hague, Việt Nam hiện có cơ sở pháp lý mạnh để ngăn chặn Trung Quốc tái vi phạm trong tương lai vào EEZ của Việt Nam. Ảnh: Reuters

Phán quyết của Tòa Trong tài Thường trực về vụ án Philippines kiện Trung Quốc là một cột mốc lịch sử trong sự phát triển của những tranh chấp Biển Đông.

Là một trong những bên chính trong những tranh chấp chủ quyền ở vùng biển phía Nam Trung Hoa, Việt Nam đã hoan nghênh phán quyết nêu trên và nói thêm rằng họ sẽ có một tuyên bố riêng về nội dung của phán quyết đó. Sau khi công bố, tuyên bố của Việt Nam sẽ làm sáng tỏ cách giải thích phán quyết này của Việt Nam, và cho những tín hiệu họ có thể sẽ đối phó với những tranh chấp trong tương lai như thế nào.

Việt Nam được hưởng lợi đáng kể với phán quyết của PCA, nhưng cũng phải đối diện với một số tác động tiêu cực đối với tuyên bố chủ quyền của mình ở quần đảo Trường Sa.

Hai điểm trong phán quyết của tòa án có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam. Đầu tiên, tòa án bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về “quyền lịch sử”, dựa trên đường chín gạch không phù hợp với Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Thứ hai, phán quyết khám phá ra rằng không “đảo” nào trong quần đảo Trường Sa có đủ tiêu chuẩn của một hòn đảo theo Điều 121 (3) của UNCLOS.

Như vậy, những dẫy đá đó chỉ được nhiều nhất một vùng lãnh thổ biển của 12 hải lý, và không thể có một khu đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng đến 200 hải lý.

Những phán quyết này thu hẹp lại, một cách đáng kể, những tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam. Hiện nay, không có vùng chồng lấn giữa đường chín gạch của Trung Quốc và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như giữa các vùng EEZ tưởng là có của một số dãy đá ngầm trong quần đảo Trường Sa và vùng EEZ của Việt Nam tính từ đất liền.

Phán quyết của tòa Trọng tài Thường trực cũng đặt ra một tiền lệ pháp lý quan trọng cho Việt Nam để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc trên các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa.

Khi những dẫy đá trong quần đảo Hoàng Sa, cũng tương tự như ở Trường Sa về kích cỡ, tính chất, thì chúng không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế. Ngoài ra, phán quyết của tòa án nói rằng quần đảo Trường Sa có thể không tạo ra các vùng biển chung như là một đơn vị cũng cần được áp dụng đối với quần đảo Hoàng Sa.

Như vậy, đường cơ sở thẳng, mà Trung Quốc thiết lập vào năm 1996, kết nối 28 điểm ngoài cùng xung quanh quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền trên biển cho quần đảo, sẽ không còn giá trị nữa.

Đường cơ sở thẳng Trung Quốc vẽ năm 1996 quanh quần đảo Hoàng Sa: vô gia trị theo phán quyết 12/7/2016 của PCA

Trong những đụng độ hàng hải chính giữa hai nước, kể cả việc Trung Quốc đem 9 lô dầu trong vùng EEZ của Việt Nam để gọi các nhà thầu quốc tế vào khai thác vào năm 2012, và đưa giàn khoan dầu khổng lồ HY-981 vào trong vùng EEZ của Việt Nam vào năm 2014, Trung Quốc biện minh những hành động đó bằng đó dựa trên tuyên bố chủ quyền trong phạm vi đường chín gạch hoặc vùng EEZ mà TQ tưởng là có quanh hai quần đảo.

Với hai phán quyết trên, Việt Nam nay đã có cơ sở pháp lý vững mạnh để ngăn chặn những xâm phạm trong tương lai của Trung Quốc vào EEZ của Việt Nam.

Đồng thời, phán quyết (12 tháng 7 của PCA) cũng tạo ra một số tác động tiêu cực đối với tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Ví dụ, tòa PCA tuyên bố rằng không một phần tử nào ở quần đảo Trường Sa được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế, khả năng của ngư dân Việt Nam vào hoạt động trong ngư trường quan trọng này có thể bị giảm sút đáng kể. Cụ thể, họ sẽ mất quyền đánh cá trong vùng nước bên trong vùng EEZ của Philippines và vùng biển ở ngoài các phần tử có lãnh hải trong quần đảo Trường Sa.

Người ta cũng đang chờ Việt Nam tuyên bố từ bỏ chủ quyền trên Mischief Reef (Đá Vành Khăn) Second Thomas Shoal (Bãi Cỏ Mây), mà tòa PCA đã tuyên bố là bãi đá nổi khi thuỷ triều thấp thuộc thềm lục địa của Philippines.

Quan trọng hơn nữa, Việt Nam cũng có thể phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền trên Alison Reef (Đá Tốc Tan), Cornwallis South Reef (Đá Núi Le) và Tennent Reef (Đá Tiên Nữ), nơi Việt Nam đang đóng quân.

Những bãi đá này, được các chuyên gia phân loại là đá nổi khi triều thấp, nằm trong vùng EEZ của Philippines và ngoài lãnh thổ của bất kỳ phần tử nào gần đó. Theo UNCLOS, chúng không thể bị tranh tranh giành chủ quyền và chúng thuộc về chủ quyền của Philippines.

Mặc dù phán quyết của PCA không trực tiếp đề cập đến các bãi đã nói trên, Việt Nam có thể được Philippines yêu cầu trả lại cho họ.

Hệ quả đối với mối quan hệ với Manila và Bắc Kinh

Phán quyết của PCA, do đó, tăng cường sức thương lượng của Hà Nội vis-a-vis Bắc Kinh nhưng làm suy yếu vị thế của Việt Nam vis-a-vis Manila. Tuy nhiên, Việt Nam có thể sẽ có ủng hộ phán quyết ngày 12 tháng 7 của PCA vì lợi ích đạt được lớn hơn những thiệt hại.

Hơn nữa, Việt Nam vẫn có thể hy vọng đàm phán được với Philippines về quyền đánh cá cũng như việc đóng quân ở các bãi đá nổi khi triều thấp nêu trên.

Trong mọi trường hợp, trên thực tế Manila và Hà Nội đã trở thành đồng minh chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở vùng biển phía Nam Trung Hoa, phán quyết của PCA không thể gây rối trong mối quan hệ của hai nước, ít nhất là trong giai đoạn ngắn hạn.

Về mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, do tiền lệ được của những phán quyết của PCA trước đây, Hà Nội có thể hy vọng sẽ thắng nếu Việt Nam, tương tự, nộp đơn trước toà PCA kiện Bắc Kinh về quần đảo Hoàng Sa.

Tuy nhiên, Việt Nam có thể không muốn khởi tố ngay lập tức vì hành động như vậy sẽ gây thù địch dữ dội với phía Trung Quốc và làm mất ổn định mối quan hệ song phương; đó là điều mà Việt Nam có thể không sẵn sàng và đủ khả năng giải quyết. Thay vào đó, Hà Nội có thể muốn tạm gác việc tố tụng chống lại Trung Quốc mở và dùng nó như một đòn bẩy trong những giao tế với Bắc Kinh.

Tóm lại, Việt Nam sẽ đo lường phản ứng của họ một cách cẩn thận để tối đa hóa hiệu năng có được nhờ phán quyết của PCA. Đồng thời, sự hỗ trợ của Việt Nam với Philippines từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng cũng ngụ ý rằng Việt Nam đã sẵn sàng để chấp nhận thua thiệt về phía mình, nếu có, vì phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực.

Biết vậy, chính sách Biển Đông trong tương lai và hành động của của Việt Nam trên mặt đất sẽ phụ thuộc vào mức độ tuân thủ của Trung Quốc với phán quyết 12/7, cũng như tình trạng của mối quan hệ với Trung Quốc và Philippines.

Trong khi đó, Hà Nội không có nhu cầu phải vội vã.

Tác giả Lê Hồng Hiệp là một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore | ISEAS – Viện Yusof Ishak.

Đây là một phần của loạt bài về phán quyết của tòa PCA liên quan đến các nước khác trong khu vực.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

Nguồn: Hague ruling presents Vietnam with opportunities and dilemmas. Le Hong Hiep
Today Online, JULY 18, 2016.




No comments:

Post a Comment

View My Stats