Khánh
Hà
Thứ
tư, 13/07/2016, 07:04 (GMT+7)
Theo
thống kê của Cục Đào tạo nước ngoài (Bộ GD-ĐT), năm 2015, Việt Nam có khoảng 120.000 du học sinh, trong
đó 90% là du học tự túc. Làm thế nào để thu hút nguồn chất xám này quay
về nước làm việc?
60%
học sinh, sinh viên lựa chọn du học
Những
năm gần đây, số học sinh khá, giỏi thuộc các trường THPT tốp trên, trường
chuyên và năng khiếu ở TPHCM, Hà Nội chọn đi du học tăng đột biến. Thậm chí ở
TPHCM, có nhiều lớp 11, lớp 12 sĩ số lớp học vơi đi gần 1/3 đến 1/2 khiến nhà
trường phải dồn lớp. Sở dĩ ngày càng có nhiều học sinh phổ thông chọn đi du học
sớm vì lý do muốn tiếp cận, hội nhập nhanh với nền giáo dục hiện đại, cũng như
chuẩn bị cho bước đệm vào đại học tốt hơn. Theo chia sẻ của nhiều hiệu trưởng,
nhìn thấy học trò của mình tìm được học bổng đi du học hoặc có điều kiện du học
tự túc, nhà trường và thầy cô đều mừng. Bởi lẽ, đi du học sẽ giúp học sinh Việt
Nam trải nghiệm, trưởng thành và có thêm cơ hội khám phá, chinh phục đỉnh cao
tri thức mới…
Du học sinh ở Mỹ trao
đổi về cơ hội việc làm và xu hướng nghề nghiệp Ảnh: T.L
Trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM cũng tự hào với thành tích có nhiều thế hệ học
sinh giỏi xuất sắc giành được học bổng du học toàn phần. Thầy Trần Đức Huyên,
Hiệu phó nhà trường, cho biết: “Mỗi năm, có khoảng 10% học sinh trong tổng số
1.600 em của trường đi du học bằng học bổng và tự túc. Trong số này, nhiều em
nhận được học bổng toàn phần của các nước có nền giáo dục tiên tiến, điển hình
nhất là mới đây, em Trần Thị Diệu Liên nhận được học bổng toàn phần trị giá 7 tỷ
đồng của Đại học Havard của Mỹ. Bên cạnh đó, học sinh của trường cũng nhận nhiều
học bổng từ Nhật Bản”. Tương tự, mỗi năm Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cũng
có hàng trăm học sinh giỏi lựa chọn con đường du học bằng học bổng và tự túc. Ở
nhóm trường THPT thuộc tốp trên và giữa, tùy theo điều kiện kinh tế, hàng ngàn
học sinh có năng lực học khá giỏi, có trình độ ngoại ngữ cũng lựa chọn du học ở
các nước khác nhau. Kết quả khảo sát gần đây cho thấy, có đến gần 60% học sinh,
sinh viên Việt Nam mong muốn đi du học và ước mơ, khao khát này ngày một lớn
hơn.
Được
trọng dụng sẽ trở về nhiều hơn
Chỉ
tính trong 3 năm gần đây, số lượng du học sinh Việt Nam tăng vọt so với cách đây
khoảng 10 năm và tập trung nhiều nhất ở Mỹ, Australia, Anh, Canada, Nhật Bản… Ở
phân khúc thị phần nhỏ hơn, các nước châu Âu như Đức, Phần Lan, Hà Lan… cũng
gia tăng số lượng du học sinh Việt Nam do chi phí học tập ở mức vừa phải. Mặc
dù giảm so với năm trước nhưng Australia vẫn thu hút 28.524 học sinh Việt Nam
vào năm 2015. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây, Mỹ và Nhật Bản tăng kỷ lục về số
lượng du học sinh theo học. Theo JASSO (Japan Student Services Organization),
năm 2015 Nhật Bản tiếp nhận 38.882 du học sinh Việt Nam, tăng gần 50% so với
năm 2014. Sự gia tăng ấn tượng này không phải ngẫu nhiên, vì Nhật Bản có chính
sách ưu tiên tuyển sinh từ các quốc gia thuộc cộng đồng các nước Đông Nam Á
(ASEAN), trong đó có Việt Nam.
Tại
Mỹ, số lượng du học sinh Việt Nam cũng tăng chóng mặt với khoảng 19.000 người
tính đến cuối năm 2015, xếp vị trí thứ 6 và chỉ đứng sau Ấn Độ, Trung Quốc.
Tính bình quân chi phí khoảng 30.000 USD/năm/người, du học sinh Việt Nam tại Mỹ
đóng góp khoảng 600 triệu USD cho nền kinh tế nước này. Tương tự, tổng chi phí
cho giấc mơ du học của người Việt ở các nước như Anh, Australia, Canada… cũng
ngốn hàng tỷ USD/năm. Thế nhưng, chọn lựa du học vẫn là đích đến, mục tiêu đầu
tư dài hạn của nhiều gia đình Việt có thu nhập trung lưu - khá trở lên. Và dự
báo nhu cầu này tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.
Theo
các chuyên gia giáo dục, tỷ lệ du học sinh thành công khá cao và họ luôn được
đánh giá là thông minh, có ưu thế về các môn toán, khoa học tự nhiên. Trên thực
tế, để chuẩn bị cho lộ trình du học, kể cả lấy học bổng, nhiều gia đình Việt
Nam đã định hướng, đầu tư cho con cái từ nhỏ, nhất là chuẩn bị hành trang ngoại
ngữ tiếng Anh đạt chuẩn. Bên cạnh yếu tố nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng
nhanh, kéo theo sự mở rộng tầng lớp trung lưu, thì sự quan ngại về chất lượng
giáo dục trong nước, nhất là bậc đại học đã đẩy nhu cầu du học tăng đột biến.
Theo
nhận định của thầy Trần Đức Huyên phần nhiều học sinh chọn con đường du học
nhưng các em đều mong muốn trở về cống hiến cho quê hương. Minh chứng điều này,
thầy Huyên cho biết, ngày càng có nhiều cựu học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng
Phong chọn trở về nước, nhất là các du học sinh từ Nhật Bản, Anh…
Theo
VietAbroader (Tổ chức phi lợi nhuận của du học sinh thành lập tại Mỹ), tuy còn
nhiều tranh cãi nhưng một bộ phận du học sinh ngành kinh tế, tài chính, kinh
doanh mong muốn về Việt Nam để đón đầu cơ hội ở những ngành nghề mới nổi. Đó là
nhân lực ngành chuỗi cung ứng (Supply Chain), công nghệ, đặc biệt là khởi nghiệp
hay đầu quân cho công ty khởi nghiệp, lĩnh vực giáo dục... Còn những du học
sinh học chuyên ngành về kỹ thuật (Engineering), do được ưu đãi tuyển dụng tại
nước du học, cộng thêm có điều kiện nghiên cứu vượt trội so với Việt Nam nên họ
chưa muốn trở về nước ngay.
Vì
thế, nếu Chính phủ và TPHCM có quyết sách hợp lý, trọng dụng nhân tài, tạo môi
trường làm việc hấp dẫn, phát huy năng lực, sở trường, sự sáng tạo… thì sớm hay
muộn, du học sinh sẽ trở về nhiều hơn.
KHÁNH
HÀ
------------------------
Tị nạn
giáo dục
No comments:
Post a Comment