TS Trần Công Trục - GDVN
07:00 18/07/16
(GDVN)
- Những lập luận của Tòa đã khiến chúng ta phải soi lại mình để có những hiệu
chỉnh cho phù hợp ngay từ trong nhận thức về những khái niệm cơ bản.
LTS: Đằng sau những cảm xúc vui mừng, phấn
khởi và chào đón phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và
Trung Quốc hôm 12/7 vừa qua, vẫn còn không ít những quan điểm băn khoăn về quyền
và lợi ích hợp pháp của Việt Nam có bị ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào bởi
phán quyết này?
Tiến
sĩ Trần Công Trục, một chuyên gia hàng đầu về biên giới lãnh thổ và Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt
Nam bài phân tích của ông về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
------------------
Sau khi
Hội đồng Trọng tài (còn gọi là Tòa Trọng tài) 5 thành viên thành lập theo Phụ lục
VII, UNCLOS 1982 ra phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và
Trung Quốc, dư luận quốc tế cũng như trong nước đã rất hân hoan, vui mừng phấn
khởi chào đón thắng lợi vĩ đại của luật pháp quốc tế, của UNCLOS 1982, của công
lý và lẽ phải ở Biển Đông.
Bên cạnh
"đường lưỡi bò" đã bị cắt bởi lưỡi dao công lý sắc bén và nhận được sự
tán đồng, đánh giá cao từ dư luận, phán quyết của Tòa Trọng tài về các cấu trúc
địa lý ở Trường Sa và hiệu lực pháp lý của chúng nhận được sự quan tâm đặc biệt
của dư luận, bởi nó liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
Cá nhân
tôi đã nhận được những câu hỏi, thắc mắc băn khoăn về quyền lợi của đất nước ở
Trường Sa sau phán quyết này sẽ ra sao?
Có những
quan điểm lo ngại rằng, việc Tòa Trọng tài phán quyết không thực thể nào ở Trường
Sa có đủ điều kiện hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Điều
121, UNCLOS 1982, vậy thì những thực thể chúng ta vẫn quen gọi là "đảo"
lâu nay có còn là "đảo", hay phải gọi là "đá"?
Việc hai bãi Vành Khăn và Cỏ Mây được
Tòa Trọng tài phán quyết rằng chúng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của
Philippines
có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa nói chung, hai thực
thể này nói riêng?
Chính
những lo ngại này do hiểu biết, nhận thức chưa đúng, chưa đủ và chưa thấu đáo về
các quy định của UNCLOS 1982 và phán quyết trọng tài đã làm không ít người cho
rằng Việt Nam "thiệt thòi", "mất quyền lợi" vì phán quyết của
Tòa Trọng tài.
Trong
khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin làm rõ các khía cạnh pháp lý của các cấu
trúc địa lý ở Trường Sa để chúng ta cùng có cái nhìn chuẩn xác về UNCLOS 1982,
quyền và lợi ích hợp pháp về hàng hải của chúng ta ở Trường Sa đến đâu.
Những
khái niệm cần làm rõ sau phán quyết trọng tài Biển Đông
Một
là,
UNCLOS 1982 quy định chiều rộng lãnh hải tính từ đường cơ sở là "tối đa
không quá 12 hải lý". Như vậy phải thấy rằng, lãnh hải có thể có bề rộng
12 hải lý, có thể nhỏ hơn 12 hải lý chứ không phải chỉ là 12 hải lý.
Vì vậy
mới có quy định chiều rộng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định
của UNCLOS 1982 “tính từ đường cơ sở là 200 hải lý" chứ không phải
chỉ là 188 hải lý hay thềm lục địa mở rộng tính từ đường cơ sở là " không
quá 350 hải lý".
Hai
là,
thế nào là "đảo", thế nào là "đá" theo UNCLOS 1982, bởi khi
Tòa phán quyết rằng, tất cả các thực thể ở Trường Sa cũng như toàn bộ quần đảo
với tư cách một thực thể thống nhất không thể tạo ra vùng biển vùng đặc quyền
kinh tế 200 hải lý đã khiến dư luận rất băn khoăn.
Vậy lâu
nay những thực thể chúng ta vẫn gọi là "đảo" phải chăng sau phán quyết
phải đổi tên thành "đá"?
Hiểu
như vậy là máy móc và sai bản chất quy định trong Điều 121, UNCLOS.
Điều
121, UNCLOS 1982 về "Chế độ đảo" quy định:
1. Một
đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn
ở trên mặt nước.
2. Với
điều kiện phải tuân thủ Khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về
kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của
Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác.
3.
Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống
kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
Như vậy,
theo quy định của UNCLOS 1982 thì chỉ có 2 khái niệm: một là “đảo”, cấu thành một
cách tự nhiên bởi đất, đá, rạn san hô, cát, sỏi…phải luôn luôn nổi lên
trên mặt nước khi thủy triều lên cao nhất.
Hai là
các thực thể địa lý không phải là đảo, bất kể là đất, đá, san hô, cát sỏi …, nếu
chúng lúc nổi lúc chìm hay chìm hoàn toàn theo mực nước thủy triều.
Về quy
chế pháp lý, Khoản 3, Điều 121, UNCLOS 1982 đã quy định rất rõ hiệu lực khi xác
lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng:
Đảo nào
thích hợp cho đời sống của con người và có đời sống kinh tế riêng thì có vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa.
Còn đảo
nào không thích hợp cho người sinh sống và không có đời sông kinh tế riêng thì
chỉ có lãnh hải không quá 12 hải lý, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa.
Nói
cách khác, “đá” trong Điều 121, UNCLOS 1982 là một tính chất để phân loại vùng
biển hiệu lực pháp lý của một đảo, chứ không phải tên gọi một loại thực thể có
vai trò tương đương “đảo”.
Bản
thân tên Điều 121 là “Chế độ đảo” chứ không phải là "Chế độ đảo và
đá" cũng đã cho thấy rõ điều này.
Ngoài
ra, các thực thể không phải là đảo, nếu tồn tại cách bờ biển đất liền hay một đảo
dưới 12 hải lý, thì có thể sử dụng để làm điểm cơ sở để vạch đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải cho bờ biển đất liền hay đảo đó.
Tuy
nhiên điều kiện để các thực thể này được dùng làm điểm vạch đường cơ sở tính
chiều rộng lãnh hải là, phải xây dựng trên đó một công trình nhân tạo nổi.
Còn nếu
chúng ở cách bờ biển đất liền hay một đảo trên 12 hải lý thì không được sử dụng
làm điểm cơ sở để vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Các
công trình nhân tạo, kể cả là đảo nhân tạo được xây dựng trên đó chỉ được phép
xác lập một vùng an toàn bán kính 500 m bao quanh các công trình nhân tạo đó.
Như vậy
không có chuyện Việt Nam “chịu thiệt” vì phán quyết trọng tài của Tòa. Trường Sa,
Nam Yết, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Ba Bình, Thị Tứ...vẫn là đảo đúng nghĩa
theo khái niệm, quy định tại Khoản 1, Điều 121, UNCLOS 1982.
Việc
không có đảo nào trong quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa vì không thực thể nào đáp ứng được điều kiện tại Khoản 3, Điều 121,
UNCLOS 1982 về khả năng duy trì đời sống của con người hay có đời sống kinh tế
riêng như phần giải thích không thể rõ ràng hơn nữa trong phán quyết của Tòa
như dưới đây.
Ba
là,
thế nào là “có thể duy trì sự sống của con người hay có đời sống kinh tế
riêng”? Điều này Phán quyết Tòa Trọng tài đã giải thích rõ như sau:
"Toà
Trọng tài xem xét đến quyền hưởng các vùng biển và quy chế của các cấu trúc.
Trước tiên, Toà tiến hành đánh giá liệu một số bãi do Trung Quốc yêu sách có nổi
khi thuỷ triều lên đỉnh hay không.
Các
cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12
hải lý trong khi các cấu trúc chìm khi thuỷ triều lên cao sẽ không tạo ra quyền
như vậy.
Toà
nhận thấy rằng các bãi này đã bị làm biến đổi mạnh mẽ do việc bồi đắp, xây dựng
và Toà cũng nhắc lại rằng Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự
nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc.
Sau
đó, Toà tiến hành đánh giá liệu các có cấu trúc nào trong số các cấu trúc do
Trung Quốc yêu sách có thể tạo ra vùng biển ngoài phạm vi 12 hải lý không.
Theo
Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa
nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế
riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.
Toà
kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc
khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định
hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc
hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác.
Toà
cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ trên các cấu trúc là phụ
thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng của các cấu trúc.
Toà
cũng thấy rằng các bằng chứng lịch sử có ý nghĩa hơn và nhận thấy quần đảo Trường
Sa trong lịch sử được sử dụng bởi một số nhóm nhỏ các ngư dân và rằng đã có một
vài hoạt động khai thác phân dơi và đánh cá của Nhật Bản.
Toà
kết luận rằng việc việc sử dụng ngắn hạn như vậy không phải là sự định cư của một
cộng đồng ổn định và rằng các hoạt động kinh tế trong lịch sử chỉ là hoạt động
mang tính khai thác.
Theo
đó, Toà kết luận rằng không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra
các vùng biển mở rộng. Toà cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể
cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất."
Trước
khi bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Vành Khăn, Trung Quốc đã xây
dựng một tiền đồn quân sự bê tông cốt thép kiên cố bất hợp pháp tại đây. Ảnh:
Internet.
Bốn
là,
về Vành Khăn và Cỏ Mây
Có thêm
một lưu ý khi tiếp cận nội dung Phán quyết, đó là:
"Toà
nhận thấy có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố
rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi-líp-pin vì không
bị chồng lấn với bất cứ quyền được hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể
có."
Như vậy
sẽ có người đặt câu hỏi Vành Khăn, Cỏ Mây là những rặng san hô, bãi cát ngầm ngập
hoàn toàn dưới mặt nước biển được Tòa xác định là nằm trong vùng đặc quyền kinh
tế theo đề nghị của Philippines có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam với
Trường Sa nói chung, hay 2 thực thể này nói riêng hay không?
Theo
tôi, Tòa đã nói rất rõ: Phán quyết của Tòa không giải quyết vấn đề chủ quyền /
phân định biển.
Vậy có
thể hiểu là, riêng vấn đề chủ quyền đối với Vành Khăn, Cỏ Mây thì Tòa không ra
phán quyết, mà sẽ được các bên liên quan giải quyết về vấn đề chủ quyền lãnh thổ
theo nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ.
Lúc đó
sẽ phải chứng minh Vành Khăn và Xu Bi về mặt địa chất, địa mạo là một phần của
Trường Sa hay một phần thềm lục địa của Philippines.
Bởi khi
xác lập chủ quyền hợp pháp đối với Trường Sa từ khi quần đảo này còn là đất vô
chủ, nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã xác định rõ, quần đảo này bao gồm
"các đảo và các thực thể phụ thuộc".
Cần
nghiên cứu kỹ các khái niệm pháp lý để tránh sai lầm, trục lợi
Nội
dung thứ 2 trong Phán quyết của Tòa Trọng tài đã phân tích, giải thích cặn kẽ,
cụ thể và rất thuyết phục về giá trị hiệu lực của các thực thể địa lý trong Biển
Đông để sử dụng cho việc xác định các vùng biển và thềm lục địa của chúng.
Có thể
thấy rằng những lập luận của Tòa đã khiến chúng ta phải soi lại mình để có những
hiệu chỉnh cho phù hợp ngay từ trong nhận thức về những khái niệm cơ bản thế
nào là đảo, quần đảo, quốc gia quần đảo, các thực thể địa lý (hay còn gọi là
các cấu trúc địa lý) không được coi là đảo?
Chẳng hạn,
“tổng thể quần đảo Trường Sa” đượcTòa kết luận đó là một “thực thể thống nhất”
có quy chế pháp lý riêng, chứ không theo quy chế của “quốc gia quần đảo” quy định
tại Điều 47, UNCLOS 1982.
Đây là
nội dung rất chính xác, đánh giá một cách tinh tế, rất có giá trị, bởi Trung Quốc
từng giải thích và áp dụng Điều 47, UNCLOS 1982 để công bố hệ thống đường cơ sở
thẳng để tính chiều rộng lãnh hải của cả quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam)
năm 1996.
Đây
chính là ví dụ điển hình cho việc giải thích và áp dụng sai UNCLOS 1982 của
Trung Quốc. Họ cũng đang có phương án lặp lại điều tương tự ở Trường Sa. Tuy
nhiên, với phán quyết này, Tòa đã cảnh báo và ngăn chặn tính toán này của Trung
Quốc.
Còn Việt
Nam chúng ta cũng như một số bên liên quan cho đến nay mới chỉ đưa ra những quy
định mang tính nguyên tắc về các vùng biển tạo ra bởi các thực thể ở Trường Sa,
Hoàng Sa theo UNCLOS 1982 chứ chưa công bố phạm vi cụ thể của các vùng biển này
theo UNCLOS 1982.
Trở ngại
nằm trong chính trong nhận thức của chúng ta. Bởi vì, có không ít người cho rằng
Việt Nam cũng nên xác lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho một số thực
thể ở Trường Sa với hy vọng sẽ "dễ quản lý".
Những
quan điểm này không muốn để Trung Quốc và các thế lực khác dễ dàng qua lai tự
do trong vùng nước nằm ở khoảng giữa các thực thể này vì cho rằng điều đó gây bấy
lợi cho việc phòng thủ, bảo về đảo.
Tuy
nhiên, điều đó có thể gây nên hiệu ứng “lợi bất cập hại”, vô tình “vẽ đường cho
hươu chạy”. Chính phán quyết mới nhất của Tòa cho thấy chúng ta không thể áp dụng
và giải thích UNCLOS 1982 một cách tùy tiện để phục vụ những mục đích ngắn hạn,
nhất thời.
Mặt
khác, chúng ta càng làm rõ yêu sách các vùng biển tạo ra bởi các thực thể nằm
trong quần đảo Trường Sa mà chúng ta có chủ quyền, cũng như những thực thể
chúng ta đang quản lý thực thi chủ quyền trong thực tế, sẽ càng góp phần vào việc
thượng tôn pháp luật, bảo vệ UNCLOS 1982 và hạn chế bớt những mâu thuẫn, tranh
chấp có thể nảy sinh do tình trạng nhập nhằng ngoài thực địa.
Để làm
được điều này, một lần nữa chúng ta cần nghiên cứu kỹ UNCLOS 1982 và phán quyết
của Tòa để hiểu cặn kẽ, từ những khái niệm hết sức cơ bản, bởi hiện nay vẫn còn
nhiều nhận thức hết sức mơ hồ.
Những
nhận thức này cũng có lúc đã tác động đến chủ trương, phương án xử lý trên thực
tế một số tình huống xảy ra như: Xác nhận phạm vi đâu là nội thủy, đâu là lãnh
hải, đâu là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đâu là vùng chồng lấn, vùng
nhạy cảm…
Bởi quy
chế và phương thức đấu tranh, ứng xử trong từng tình huống ở mỗi vùng biển khác
nhau là hoàn toàn khác nhau.
Điều
này có ảnh hưởng đến hiệu quả của những phương án đấu tranh về pháp lý, an
ninh, quốc phòng; có tác động tích cực hoặc tiêu cực về mặt đối nội, đối ngoại,
bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, trên mặt trận đấu tranh dư luận.
Chẳng hạn,
những thông tin sai trái do nhận thức mơ hồ này có lúc lại được phổ biến công
khai trên phương tiện thông tin chính thức của Nhà nước Việt Nam khiến dư luận
bất bình.
Điều
đáng nói nữa, nhận thức “mơ hồ” này đã trở thành căn cứ “thuyết phục” để cho ra
đời các dự án tiêu tốn nhiều tỷ đồng của ngân sách nhà nước, như dự án xây dựng
cột mốc đánh dấu vị trí các điểm cơ sở của hệ thống đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
Đó là một
việc làm “vô tiền khoáng hậu”, nếu không muốn nói là vô bổ, không hề có quy định
nào của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 đề cập đến.
UNCLOS
1982 đã quy định rất rõ ràng rằng, sau khi công bố các điểm cơ sở, quốc gia ven
biển chỉ cần thể hiện hệ tọa độ địa lý các điểm đó lên các hải đồ có tỷ lệ
thích hợp và lưu chiểu tại các tổ chức quốc tế của Liên Hợp Quốc:
Điều
16: Hải đồ và bản kê các tọa độ địa lý
“Các
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải được vạch ra theo đúng các Điều 7,
9 và 10 hoặc các ranh giới hình thành từ các điều đó và các đường hoạch định
ranh giới được vạch ra đúng theo các Điều 12 và 15, được thể hiện trên các hải
đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí của nó.
Nếu
không, thì có thể thay thế bằng một bản kê các tọa độ địa lý các điểm, có ghi
rõ hệ thống trắc địa đã được sử dụng.
Quốc
gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các hải đồ hay các bản kê các tọa độ địa
lý và gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc một bản để lưu chiếu.”
Chẳng những vậy, không một quốc gia nào đi cắm mốc các điểm cơ sở để đánh dấu đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ định vị phát triển như hiện nay.
Chẳng những vậy, không một quốc gia nào đi cắm mốc các điểm cơ sở để đánh dấu đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ định vị phát triển như hiện nay.
Trong
khi vị trí cắm mốc đánh dấu đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải lại thường
xuyên chịu tác động dịch chuyển của tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thủy triều,
hải lưu...nên không ai đi làm những việc tốn tiền và vô bổ như vậy.
Qua những
nguồn thông tin khác nhau, người viết được biết có cả những đề xuất xây dựng
các cột mốc chủ quyền ở trên tất cả các hải đảo của Việt Nam cho nó hoành tráng
và thống nhất, thay cho các cột mốc chủ quyền cũ không đẹp và thông nhất về
kích cỡ, hình thức.
Đề xuất,
ý tưởng này là điều không thể chấp nhận được. Bởi lẽ các cột mốc chủ quyền cũ
nhưng có giá trị pháp lý và lịch sử khẳng định việc xác lập, thực thi chủ quyền
một cách hòa bình, hợp pháp của Nhà nước ta với các hải đảo ấy.
Bất cứ
cột mốc nào mới dù có đúc bằng vàng cũng không có giá trị pháp lý, nên những ý
tưởng, đề xuất như thế này cần được nghiên cứu thấu đáo, kẻo lại tiền mất tật
mang.
Chúng
ta đã mất không ít di tích lịch sử văn hóa chỉ bởi tư duy “đập đi xây mới cho
hoành tráng”. Nhưng với những bằng chứng về chủ quyền lãnh thổ mà đập đi xây mới,
không chỉ tiền mất tật mang, mà làm như vậy sẽ là tự hủy bỏ các bằng chứng pháp
lý - lịch sử vô cùng giá trị của chủ quyền lãnh thổ, cương vực quốc gia.
Như vậy,
nội dung phán quyết của Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS
1982 tuyên về hiệu lực của các thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa như phân
tích ở trên, rõ ràng đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức pháp lý hết sức
có giá trị để vận dụng trong thực tế có hiệu quả nhất.
Thiết
thực nhất là phán quyết sẽ có tác động tích cực để gỡ được nút thắt của tiến
trình ASEAN và Trung Quốc gặp phải trong quá trình tiến hành tham vấn,
đàm phán để ký được một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) mà ai ai cũng
đang kỳ vọng.
Sở dĩ
trước đây COC không đi đến đâu vì tranh cãi chủ yếu xung quanh phạm vi áp dụng
nó. Vì muốn hợp thức hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, Trung Quốc đòi hỏi phạm vi
điều chỉnh của COC phải nằm trong toàn bộ phạm vi đường 9 đoạn.
Và tất
nhiên không một quốc gia nào ven Biển Đông chấp nhận điều phi lý này. COC không
thể ký kết được chính là do cái nút thắt này. Hy vọng phán quyết sẽ giúp cho
các bên có được công cụ và phương pháp để tháo gỡ nó nhằm nhanh chóng ký kết được
COC.
Một lần
nữa tôi xin được chia sẻ, chúng ta hoan nghênh và đánh giá cao Phán quyết của
Tòa Trọng tài không phải vì Phán quyết này có lợi cho riêng một quốc gia nào.
Cũng
không phải vì có thể lợi dụng nó phục vụ cho động cơ chính trị, nhằm thỏa mãn cảm
xúc thắng thua, cắn xé lẫn nhau trong cuộc cạnh tranh quyền lực đang diễn ra khốc
liệt trên phạm vi khu vực và thế giới.
Cái
chính là chúng ta cần phải xem phán quyết này là thằng lợi chung của luật pháp,
công lý và phải có trách nhiệm sử dụng nó như là một công cụ hữu ích để gìn giữ
hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển vì sự sống còn của nhân loại!
Ts
Trần Công Trục
No comments:
Post a Comment