Ngô Nhân Dụng
July
8, 2016
Trước
ngày Tòa Trọng Tài Quốc Tế công bố quyết định về vụ Biển Đông, Cộng Sản Trung
Quốc đã vận động ngoại giao, biểu diễn vũ lực, đồng thời chỉ trích Mỹ can thiệp.
Trung Cộng còn khoe đã được nhiều quốc gia ủng hộ, nhưng sự thật hoàn toàn trái
ngược. Tất cả chứng tỏ giới lãnh đạo Bắc Kinh đang lo sợ dư luận thế giới.
Ông
Đới Bỉnh Quốc (Dai Bingguo) cựu phó thủ tướng Trung Quốc đặc trách ngoại giao
qua thăm Mỹ một tuần trước ngày Tòa Trọng Tài tuyên án. Khi còn tại chức, Đới Bỉnh
Quốc từng nói rằng Trung Quốc không bao giờ có tham vọng bá quyền trong suốt lịch
sử; một lời dối trá trắng trợn. Hiện đang làm viện trưởng đại học Tế Nam, Đới Bỉnh
Quốc đã lập lại, ở một viện nghiên cứu tại Washington, rằng Bắc Kinh không chấp
nhận thẩm quyền của Tòa Trọng Tài xử vụ Biển Đông do Philippines kiện. Ông ta lại
mạnh miệng mô tả phán quyết của án quốc tế ở Hòa Lan chỉ là “một mảnh giấy vô
giá trị.”
Đới
Bỉnh Quốc còn khẳng định, “dù chính phủ Mỹ có gửi 10 hàng không mẫu hạm tới Nam
Hải,” Trung Cộng cũng không sợ! Và ông đe dọa: “Mỹ sẽ vô tình bị lôi vào cuộc
tranh chấp và sẽ phải trả một giá đắt vô lường!” Cùng thời gian đó, tờ Hoàn Cầu
Thời Báo (Global Times) của Cộng Sản Trung Quốc lại đăng một bài quan điểm kêu
gọi cả nước phải sẵn sàng biện pháp quân sự. Nhưng chính tờ báo này lại thú nhận
rằng, về mặt quân sự, “Dù Trung Quốc không đủ sức đương đầu với Mỹ trong ngắn hạn,
chúng ta sẽ bắt nước Mỹ phải trả một giá rất đắt nếu đem quân can thiệp.” Ngắn
hạn là bao lâu? Chắc khoảng 20 đến 30 năm! Hoàn Cầu Thời Báo kích thích tự ái
chủng tộc của độc giả bằng lời đe dọa: “Những ai nghĩ rằng Trung Quốc sẽ cam chịu
nuốt viên thuốc đắng nhục nhã này là họ quá ngây thơ!”
Cộng
Sản Trung Quốc đang tự mâu thuẫn. Nếu họ bất chấp Tòa Trọng Tài, coi bản phán
quyết vô giá trị, thì tại sao họ phải lên tiếng trước, yêu cầu Mỹ đừng can thiệp?
Tại sao họ lại đưa hải quân ra tập trận ở ngay vùng quần đảo Hoàng Sa, một tuần
lễ trước ngày phán quyết, để hăm dọa và chặn trước phản ứng của các nước Đông
Nam Á? Hơn nữa, tại sao trong tuần trước họ vẫn ồn ào khoe rằng lập trường của
mình đã được 60 quốc gia trên thế giới ủng hộ?
Thái
độ hung hăng phản đối cùng chiến dịch đe dọa và tấn công ngoại giao chỉ chứng tỏ
rằng Bắc Kinh thực sự đang lo sợ. Lo lắng phản ứng của thế giới sẽ ra sao,
không thể tính trước được, cho nên sinh hoảng hốt. Như một người tâm thần bất định,
Bắc Kinh đã hành động bất nhất, nói những lời tự mâu thuẫn, rồi ăn gian nói dối,
nhưng không đánh lừa được ai.
Trước
khi tòa tuyên án vào Thứ Ba tới ở Den Hagg (The Hague trong tiếng Anh, La Haye
tiếng Pháp), suốt mấy tháng Trung Cộng luôn luôn tự mâu thuẫn với chính mình. Một
mặt họ khẳng định không tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài; lấy cớ Công Ước
Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) không có giá trị đối với vấn đề chủ quyền ở
Biển Đông. Trong khi đó, lúc cần tranh cãi với Nhật Bản về quần đảo Okinotori,
thì Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh lại viện dẫn UNCLOS để phản đối Nhật!
Ai
cũng biết dù Tòa Trọng Tài phán ra sao, bản án cũng không có một cơ quan quốc tế
nào bắt buộc được ai phải thi hành, như ở các tòa án thường có cảnh sát thi
hành án lệnh. Nếu tòa phán có lợi cho Philippines thì chính phủ Philippines
cũng không thể đem quân đánh đuổi các tầu hải giám của Trung Cộng. Cho nên mối
lo sợ của Bắc Kinh không có lý do cụ thể, tất cả chỉ là sợ hãi dư luận. Họ sợ
những chiến dịch tuyên truyền mồm năm miệng mười của họ để mị hoặc thế giới sẽ
trôi tuột ra biển hết!
Mục
tiêu của Trung Cộng là chiếm trọn vùng biển đảo trong vòng chữ U “Cửu Đoạn Tuyến.”
Họ vừa xâm lấn các nước Đông Nam Á, vừa quả quyết “không có tham vọng đế quốc”
như Đới Bỉnh Quốc từng rêu rao! Một bản phán quyết đứng về phía Philippines sẽ
khiến bộ máy tuyên truyền khó ăn nói. Trước tình trạng đáng lo đó, họ bắt đầu
ăn nói thất thường! Giống như một anh Chí Phèo đang khoa chân múa tay đe dọa,
“Tao không sợ! Tao bất chấp nó nói gì thì nói!” Cùng lúc đó, Chí Phèo ta vẫn chạy
tới từng nhà năn nỉ, “Đồng ý với ngộ không? Ủng hộ tớ không nào? Cả làng đã nhất
trí với ngộ rồi nghe!”
Cảnh
hoảng hốt phơi bầy rõ nhất khi Bắc Kinh khoe khoang đã có 60 quốc gia ủng hộ lập
trường của họ, tức là bác bỏ thẩm quyền Tòa Trọng Tài. Trong con số 60 đó họ kể
tên những nước Nga, Ấn Độ, Ba Lan, Sudan, Pakistan, Belarus, vân vân.
Nhưng
cho tới nay, chỉ mới có tám trong số 60 nước được nêu tên chịu tuyên bố nhất
trí với Trung Cộng: Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu và
Lesotho. Trong tám nước này, Afghanistan (Á Châu) và Lesotho (Phi Châu) là hai
nước không hề có biển, cũng chẳng làm ăn gì với vùng Biển Đông nước ta. Gambia,
Kenya, Niger và Sudan đều ở châu Phi, riêng Gambia thì mới được hối lộ để bỏ
Đài Loan theo Bắc Kinh. Còn Vanuatu là một đảo quốc tít mù khơi trong Thái Bình
Dương.
Một
số nước được nêu danh đã công khai cải chính: Fiji, Ba Lan, Slovenia, Bosnia
& Herzegovina. Đa số, 45 nước còn lại thì lờ đi, không hề xác nhận ủng hộ
Trung Cộng; hoặc chỉ tuyên bố đồng ý với Bắc Kinh trên một vấn đề khác. Thí dụ,
chính phủ Nga đồng ý với Trung Cộng là không nên quốc tế hóa cuộc tranh chấp
trong vùng Biển Đông. Đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều nước nhỏ, đã được viện trợ
và đầu tư rất nhiều nhưng cũng không theo Trung Cộng. Từ Tháng Tư, Trung Cộng
đã loan báo được ba nước ASEAN là Lào, Cambodia và Brunei ủng hộ. Tới nay cả ba
nước vẫn không nói một lời nào. Phát ngôn viên chính phủ Camphuchia còn cải
chính bản tin nói Cambodia và Tàu đã ký kết một thỏa ước.
Chính
phủ Ấn Độ hoàn toàn không ủng hộ lập trường của Trung Cộng, như Bắc Kinh từng
khoe. Tháng Ba vừa qua, nhật báo Manila Times đã loan tin Đại Sứ Ấn Độ Shri
Lalduhthlana Ralte tuyên bố chính phủ ông hoàn toàn ủng hộ Công Ước Luật Biển
Liên Hiệp Quốc và dùng hệ thống trọng tài để giải quyết các xung đột. Ông còn
khuyến cáo các nước phải tôn trọng luật lệ quốc tế trong các cuộc tranh chấp.
Đối
nghịch với tám nước đứng ra ủng hộ Trung Cộng, 40 nước khác công khai chống,
trong đó có 28 nước trong Liên Hiệp Châu Âu. Họ kêu gọi Trung Quốc và
Philippines hãy tôn trọng và tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài. Họ minh xác
rằng quyết định của tòa có tính cách bắt buộc chứ không phải chỉ là lời khuyến
cáo. Tất cả bẩy nước kinh tế lớn nhất, nhóm G-7 nằm trong số này. Nghĩa là cả
thế giới loài người văn minh, tiến bộ muốn Trung Cộng phải tuân thủ luật pháp
quốc tế.
Tháng
trước, bộ ngoại giao Trung Cộng khoe có 40 quốc gia đồng ý lập trường của họ. Một
tuần sau, họ tăng lên thành số 47, trong tuần lễ tiếp theo, đã vọt lên thành
60. Chiến dịch tuyên truyền leo thang này thất bại, chỉ gây phản ứng ngược. Nếu
không bị Trung Cộng nêu đích danh thì những nước ở xa xôi như Ba Lan, Slovenia,
Bosnia & Herzegovina không cần công khai lên tiếng bác bỏ lý luận của Bắc
Kinh. Ngay một nước nhỏ vẫn được Bắc Kinh mua chuộc như Cambodia cũng vì bị ép
ghi tên vào danh sách mà phải đính chính. Trên hết, những cuộc leo thang bằng
miệng trên cuối cùng lộ nguyên hình là bịa đặt, gian dối! Nếu Trung Cộng muốn
chinh phục cảm tình và tạo ảnh hưởng trong thế giới, họ đã thất bại thê thảm.
Có nhà bình luận Tây phương còn viện dẫn cả Tôn Tử để chứng minh rằng từ hơn
2000 năm trước Hán tộc vẫn quen “đi đánh nhau thì cứ dối trá” (binh bất yếm
trá). Người ta còn nêu thí dụ sử gia Ngư Hoạn (Yu Huan, Zb) từ thế kỷ thứ ba đã
khẳng định Phật Thích Ca chính là Lão Tử từ Tàu đi sang Tây vực, cho nên đạo Phật
chính là hậu thân của đạo Lão! Ngày nay, những lời quả quyết của Trung Cộng về
chủ quyền ở Biển Đông cũng theo truyền thống dối trá đó!
Sở
dĩ Trung Cộng lo hoảng trước về phán quyết của Tòa Trọng Tài là vì, nếu
Philippines thắng, hậu quả sẽ không thể đoán trước được. Trước hết, một phán
quyết bác bỏ chủ quyền của Trung Quốc trên những bãi đá và hòn đảo của Phi sẽ mở
cửa cho Mỹ, Nhật Bản, Australia và các nước khác thi thố hải quân, xác định quyền
lưu thông tự do trong vùng Biển Đông. Họ sẽ không ngần ngại tạo thêm áp lực, dựa
trên luật pháp quốc tế.
Thứ
hai, những nước khác đang bị Trung Cộng lấn áp sẽ mạnh dạn hơn khi đối đầu với
Bắc Kinh; nhiều nước sẽ đệ đơn kiện về các vụ tranh chấp khác. Indonesia đã bầy
tỏ thái độ cứng rắn. Malaysia đang noi theo. Chỉ còn có Việt Nam là Trung Cộng
có thể đã nắm được đầu thôi.
Điều
đáng buồn cho cả dân tộc Việt Nam là chính quyền cộng sản sẵn sàng để cho Bắc
Kinh nắm đầu. Trong bài phát biểu ngày 1 tháng 7 năm 2016, phát ngôn viên Ngoại
Giao Lê Hải Bình đã nói lập lờ nước đôi. Thứ nhất, Cộng Sản Việt Nam kêu gọi
Tòa Trọng Tài hãy đưa ra một phán quyết “công bình và khách quan.” Một tòa án
uy tín lâu đời như vậy, đâu cần ai khuyên nhủ họ phải “công bình và khách
quan?” Kêu gọi như vậy là một cách kín đáo ủng hộ những lời xuyên tạc của Bắc
Kinh, nói rằng tòa án quốc tế này chỉ là một công cụ của chính phủ Mỹ và
Philippines trong âm mưu cô lập hóa Trung Cộng!
Thứ
hai, bản tuyên bố của chính quyền cộng sản ở Hà Nội không hề nói một lời nào
yêu cầu hai nước Philippines và Trung Quốc phải tôn trọng và tuân thủ phán quyết
của Tòa Trọng Tài Quốc tế. Đây là một né tránh có tính cách chiến lược, hoàn
toàn đứng về phía Cộng Sản Trung Quốc!
Tháng
trước, mục này đã bàn về mục đích chuyến đi Hà Nội của Dương Thiết Trì, người kế
nhiệm Đới Bỉnh Quốc. Họ Dương muốn chuyển thông điệp nào cho đảng Cộng Sản Việt
Nam? Chắc chắn các đòi hỏi của họ đều liên can đến phán quyết sắp ra của Tòa Trọng
Tài. Trung Cộng muốn gì? Chỉ cần dạy bảo Nguyễn Phú Trọng hai điều: Một, phải tỏ
ý nghi ngờ Tòa Trọng Tài thiên vị. Hai, hãy coi phán quyết của tòa không có giá
trị nào hết, ai muốn theo thì theo!
Nguyễn
Phú Trọng đã làm đúng những yêu cầu của Dương Thiết Trì! Trong lịch sử nước ta
chưa có một chính quyền nào ở Hà Nội sợ Bắc Kinh đến như vậy!
No comments:
Post a Comment