Sunday, 22 May 2016

QUAN HỆ VIỆT - MỸ & LỆNH CẤM VẬN VŨ KHÍ QUÂN SỰ (Associated Press)





Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on May 22, 2016

Tổng thống Barack Obama có thể gỡ bỏlệnh cấm vận vũ khí sát thương khi ông Việt Nam lần đầu tiên vào ngày Chủ nhật tới đây. Điều đó sẽ loại bỏ di tích thù địch cuối cùng còn lại trong cuộc chiến nhưng có thể sẽ khiến Trung Quốc không hài lòng. Trung Quốc lâu nay xem việc quốc phòng Hoa Kỳ ngày càng gia tăng hoạt động ngay trong sân sau của mình với nhiều sự nghi ngờ sâu sắc trong bối cảnh căng thẳng quân sự ở Biển Đông ngày càng trở nên nóng dần.

Ảnh: Zach Gibson/The New York Times

Việc gỡ bỏ cấn vận nhận được hỗ trợ đáng kể ở Washington, bao gồm cả Lầu Năm Góc, nhưng đồng thời cũng có sự chống đối mạnh mẽ từ Quốc hội nên không rõ Obama sẽ công bố sự việc này như thế nào khi ông thăm Việt Nam bắt đầu từ Chủ nhật này. Chính quyền Obama đang hối thúc chính quyền cộng sản Việt Nam cải thiện nhân quyền, vấn đề vốn thường xuyên ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước. Điều đáng chú ý là chính quyền cộng sản Việt Nam đã cam kết cho phép công đoàn lao động độc lập hoạt động như một điều kiện của việc tham gia vào Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại do Hoa Kỳ hậu thuẫn, nhưng nước này vẫn còn giam giữ khoảng 100 tù nhân chính trị và đã có nhiều vụ bắt giữ trong năm nay.

Với nỗ lực giúp các nước Đông Nam Á chống lại Bắc Kinh, vào năm 2014 Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, cho phép Việt Nam mua các thiết bị quốc phòng liên quan đến an ninh hàng hải. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa mua bất cứ loại vũ khí nào từ phía Hoa Kỳ nhưng Hà Nội vẫn nóng lòng muốn Washington gỡ bỏ lệnh cấ vận này. Lâu nay VIệt Nam chủ yếu mua thiết bị quân sự từ Nga. Nếu thông suốt, việc này sẽ kết nối mối quan hệ gần gũi hơn và mở đường để hai nước việc hợp tác an ninh sâu hơn.

“Tiến bộ thực sự trong việc bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản bao gồm cả việc thông qua cải cách pháp lý hiện rất quan trọng nhằm đảm bảo rằng Việt Nam và mối quan hệ của chúng ta đạt được tiềm năng đầy đủ của nó,” Daniel Kritenbrink, giám đốc cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia chuyên về châu Á, nói với các phóng viên hôm thứ Tư. Vấn đề này cũng rất nhạy cảm vì những lời chỉ trích của thành tích nhân quyền của Việt Nam thường được các đối thủ chính trị trong quốc hội [Hoa Kỳ] nêu ra để chống lại TPP.
Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia, hôm thứ Ba cho biết chính quyền Obama hiện vẫn chưa có quyết định có gỡ bỏ lệnh cấm vận hay không, nhưng ông hy vọng Obama sẽ thảo luận vấn đề này với phía Việt Nam.

Nguy cơ đối đầu với Bắc Kinh đã gia tăng trong thời gian gần đây khi Hoa Kỳ thách thức các hòn đảo và hành vi quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, nơi mà năm chính phủ châu Á khác, trong đó có Việt Nam, đều có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Lầu Năm Góc cho biết hôm thứ Ba hai máy bay chiến đấu Trung Quốc đã trong khoảng cách 15 mét (50 feet) một trinh sát máy bay thuộc Hải quân Hoa Kỳ, buộc phi công Hoa Kỳ phải hạ mạnh xuống để tránh va chạm. Trung Quốc hôm thứ Năm đã từ chối hành vi được cho là không an toàn của họ và yêu cầu Hoa Kỳ ngừng các hoạt động gián điệp.

Trung Quốc có thể sẽ xem việc gỡ bỏ lệnh cấm vấ như một nỗ lực nhằm thu hút Việt Nam gần lại hơn với Hoa Kỳ và tránh xa Trung Quốc. “Điều này chắc chắn sẽ được coi là nhằm làm suy yếu vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực”, Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) cho biết.

Nhưng Bắc Kinh sẽ được bảo vệ trong bối cảnh này bởi vì Việt Nam là láng giềng cộng sản anh em của họ. Khi được hỏi về khả năng Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấn vận vũ khí đối với Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Lei cho biết hôm thứ Năm rằng Trung Quốc “hy vọng các nước liên quan sẽ đóng một vai trò xây dựng trong việc bảo đảm sự hợp tác của họ nhằm mang lại lợi ích cho sự ổn định và an toàn trong khu vực.”

Hà Nội và Bắc Kinh có một mối quan hệ vốn rất mâu thuẫn. Mặc dù mối quan hệ gần gũi giữa đảng cầm quyền, họ đã một chiến tranh biên giới năm 1979 trong đó có hàng ngàn người chết, và cuộc đụng độ trên Biển Đông vào năm 1988 dẫn đến hàng chục người thiệt mạng. Căn thẳng một lần nữa gia tăng vào năm 2014 khi Trung Quốc kéo giàn khoan dầu nước sâu vào vùng biển miền Trung của Việt Nam, gây ra cuộc đối đầu trên biển và các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc gây chết người ở Việt Nam.

“Người Việt Nam có một phương thức chiến lược rất khó khăn để giải quyết vấn đề này”, Marvin Ott, một cựu giảng viên Cao đẳng Chiến tranh Quốc gia và là người đứng đầu trong các mối liên lạc quân sự đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vào giữa những năm 1990 cho biết. Ông nói thêm rằng một mặt là làm thế nào để Việt Nam có thể gắn kết sâu sắc hơn trong mối quan hệ với Hoa Kỳ mà không gây khiêu khích với Trung Quốc. Mặt khác cùng lúc là xoa dịu nhu cầu của Hoa Kỳ đối với tiến bộ về dân chủ và nhân quyền mà không đe dọa hoặc kìm kẹp lến quyền lực của đảng cầm.

Obama sẽ là tổng thống Mỹ thứ ba liên tiếp đến thăm Việt Nam kể từ khi quan hệ ngoại giao hồi phục vào năm 1995. Trong năm 2013, hai bên đã tuyên bố nâng cấp lên thành quan hệ đối tác toàn diện, và tháng Bảy năm ngoái, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến thăm Nhà Trắng. Việc này cho thấy đường lối cứng rắn bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam có vẻ nguội dần nhằm thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc hơn với Washington.

Nhưng sự lo lắng về Trung Quốc và những ký ức về chiến tranh Việt Nam vẫn còn hạn chế hợp tác quân sự giữa hai nước, Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á thuộc CSIS cho biết. Mặc dù Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí để nước này có thể hiện đại hóa trang thiết bị quốc phòng của mình nhưng ngược lại, việc mua vũ khí từ Nga vẫn rẻ và dễ dàng hơn.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ tám trên thế giới trong vòng năm năm qua.

Ott cho biết rằng trong số các quốc gia vùng ven biển ở khu vực Biển Đông, Việt Nam là nước có tiềm năng đối tác quân sự quan trọng nhất đối với Hoa Kỳ. Trong số những người khác, bao gồm Indonesia nói họ không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc mặc dù họ có yêu sách ranh giới biển chồng chéo các nước lân cận; quân đội của Philippines vốn là một đồng minh của Hoa Kỳ lại quá yếu; và Malaysia và Brunei không sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc.

“Như vậy, nếu bạn ngồi ở Lầu Năm Góc thì chỉ có một nước thực sự mới có thể trở thành một đối tác quân sự và một yếu tố quan trọng trong khu vực Biển Đông, và đó là Việt Nam,” Ott nói.

© 2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info






No comments:

Post a Comment

View My Stats