Ngọc
Lan/Người Việt
Monday,
May 2, 2016 1:17:51 PM
WESTMINSTER,
Calif. (NV) – Chương
trình được thông báo bắt đầu từ 8 giờ tối, nhưng chưa đến thời khắc ấy, hội trường
Nhật báo Người Việt đã không còn một chỗ trống. Ban tổ chức phải đưa ghế ra bên
ngoài để người tham dự có thể tìm thêm chỗ ngồi, chỗ đứng.
Bấy
nhiêu đó, đủ cho thấy Du Ca, sau 50 năm ra đời, vẫn còn có sức thu hút của nó.
Đặc biệt, Ngày Du Ca Việt Nam với chủ đề “Đường Việt Nam” do Ðoàn Du Ca Nam
California tổ chức đúng vào tối 30 Tháng Tư, càng để lại trong lòng người nhiều
nỗi lắng đọng.
Dược
Sĩ Hoàng Ngọc Tuệ (bìa trái) chủ tịch đầu tiên của phong trào Du Ca cùng các thế
hệ Du Ca khác nhau tại Mỹ (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Bác
Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương, một trưởng hướng đạo, thành viên ban tổ chức, mở đầu
chương trình bằng cách giới thiệu sơ lược, ngắn gọn về phong trào Du Ca, “Du Ca đã xuất hiện cách đây 50 năm, 1966,
khi Việt Nam đang có rất nhiều tang thương, bởi chiến tranh, thiên tai, đòi hỏi
sự chung tay góp sức của mọi người trong xã hội. Chính trên bước đường tham gia
công tác xã hội đó, thanh niên sinh viên học sinh đã mang theo tiếng hát để vừa
hăng hái làm việc, vừa kêu gọi tất cả mọi người hát lên cho quên sầu đau, hát
lên để nghĩ đến một ngày mai tươi sáng. Đó là mục đích của Du Ca.”
“Và hôm nay, chúng ta
hiện diện ở đây cũng trong mục đích ấy, dù chúng ta no ấm lắm, đầy đủ lắm nhưng
vẫn có những điều chúng ta cần vươn tới, có những băn khoăn cần giải quyết và
chúng ta cùng ngồi lại với nhau, hát với nhau để hỗ trợ tinh thần cho nhau, để
cùng nhau đạt được một mục đích chung,” cô nói thêm.
Phong
trào Du Ca Việt Nam do hai nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập thành lập
vào năm 1966 tại miền Nam Việt Nam với tôn chỉ: "Dùng tiếng hát chung của cộng đồng để tô điểm cho nền văn nghệ dân tộc
một màu xanh đầy hy vọng, đưa mỗi người đến gần nhau hơn để cùng lo xây đắp một
quê hương tươi sáng"
Chủ
tịch phong trào từ 1967 là Dược Sĩ Hoàng Ngọc Tuệ và đến năm 1972 được thay thế
bởi Đỗ Ngọc Yến. Trưởng xướng Du ca do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang điều hành, đến
năm 1972 được thay thế bởi Ngô Mạnh Thu tức nhạc sĩ Trần Tú.
Du
Ca quy tụ khá nhiều các nhạc sĩ tên tuổi, cũng như nhiều nhạc sĩ trẻ xuất phát
từ phong trào: Nguyễn Đức Quang, Phạm Duy, Ngô Mạnh Thu, Trầm Tử Thiêng, Anh Việt
Thu, Nguyễn Quyết Thắng, Giang Châu, Trần Đình Quân, Lý Văn Chương, Lê Quang
Dũng, Nguyễn Văn Phiên, Võ Thị Xuân Đào, Fa Thăng...
Người
xem Ngày Du Ca Việt Nam với chủ đề "Đường Việt Nam" đứng tràn ra
ngoài hội trường (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Có
mặt trong Ngày Du Ca Việt Nam 2016, ông Nguyên Lại, hiện đang sống Santa Ana,
cho biết, “Tôi quen biết với các anh sáng
lập Du Ca, như Nguyễn Đức Quang, Đỗ Ngọc Yến, Hoàng Ngọc Tuệ... từ ngày còn ở
Việt Nam. Sang Mỹ, vì điều kiện mưu sinh, tôi không tham gia sinh hoạt cùng các
anh ấy. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn đến tham dự những chương trình như thế này.”
“Cứ mỗi lần nghe lại
những bài hát này thì tôi lại thấy lặng người đi, xúc động lắm,” ông Nguyên giãi
bày.
Không
có chỗ ngồi bên trong, phải đứng bên ngoài trong tiết trời se lạnh, nhưng anh Tạ
Quang Tú ở Tustin vẫn say sưa hòa giọng theo bài “Về với mẹ cha” cùng mọi người.
“Nhìn
non sông tả tơi
Tình
quê hương đầy vơi
Người
thanh niên Việt Nam ngậm ngùi
Chờ
chi không vùng lên
Thiết
tha với dân lành
Cứ
co ro ngồi sao đành”
“Những
bài hát này gợi lại cho mình một điều gì đó của chính mình, quê hương mình. Thấy
xúc động nhiều. Thấy lời hát quá nhiều ý nghĩa thâm sâu với mình,” anh Tú chia
sẻ.
Anh
cười nói thêm, “Tôi thường không dám hát, nhưng những bài hát như thế này thì
tôi dám, có lẽ do âm hưởng của nó nhẹ nhàng dễ hát nên cũng cố hát theo.”
Trong
khi anh Tú, ông Nguyên, là những người đã từng biết đến Du Ca, tham gia những
chương trình của Du Ca khi đã sang đến Mỹ, thì vợ chồng ông bà Ngọc Vũ và Thêu
Vũ lại cho biết đây là lần đầu tiên đến với Du Ca.
Cả
hai ông bà đều qua Mỹ từ năm 1975, sống ở Pasadena, cho nên, như bà Thêu cho biết,
“Đã nghe Du Ca từ hồi ở Việt Nam, nhưng từ
năm 1975 đến nay thì không nghe nữa, cho đến bây giờ, hơn 40 năm rồi mới nghe lại
lần đầu.”
“Thấy các em hát hay
lắm, làm mình nhớ lại quê nhà” là cảm nghĩ của bà Thêu khi đứng bên ngoài
hướng nhìn lên sân khấu.
“Chúng tôi đến lúc 8
giờ nhưng đã hết chỗ ngồi rồi,” bà nói thêm.
Với
ông Ngọc Vũ thì suy nghĩ hơi khác hơn, “Chúng
tôi qua Mỹ năm 1975, đã quen với nếp sống của người Mỹ, văn hóa Mỹ, âm nhạc Mỹ,
đi làm, sinh sống, xung quanh đều là Mỹ, nên tất cả như thấm sâu trong mình,
không thể từ bỏ nó. Giờ đây, lần đầu nghe lại bài hát như thế nào thì cảm thấy
có gì đó quen quen trở về, như hồi xưa, cũng là dịp để ôn lại những kỷ niệm,
nhưng mà cũng không nhiều lắm đâu. Vì cuộc sống bên này, mình phải đấu tranh từ
mấy mươi năm nay nên nó quen rồi.”
Nhóm
Du Ca Nam California trong chương trình Ngày Du Ca Việt Nam 2016 với chủ đề
"Đường Việt Nam" (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Lý
do ông bà lần đầu đến với chương trình mang tính cộng đồng Việt như thế này là
do mới chuyển về sống ở Huntington Beach, nơi rất gần với Little Saigon.
Cũng
say sưa theo dõi chương trình bằng sự thích thú là cô Phạm Lan Hương, người
đang sống ở tiểu bang Georgia.
“Vì có người nhà làm
âm thanh cho chương trình nên sẵn về đây chơi nên tôi đưa má tôi đi coi luôn,” chị Hương cho biết
lý do đến với Ngày Du Ca Việt Nam.
Mặc
dù nhận xét rằng “Thấy không khí vui, thấy cũng hay” nhưng chị Lan Hương cũng
không dám chắc chắn rằng nếu ở gần nơi có những đêm nhạc như thế này thì chị có
thường xuyên tham dự không, bởi vì, “Thực
ra tôi thấy người trẻ như tôi thì không biết về lịch sử để có thể bị thu hút bởi
những dạng bài hát này, nhưng những học sinh sinh viên nào lớn lên từ thời chiến
tranh như má tôi, thì lại khác. Lần đầu đi xem tôi thấy vui, tuy nhiên, nếu hỏi
đi thường xuyên không thì chưa biết, vì chưa thấy có gì quen thuộc, tôi chưa có
những trải nghiệm này.”
Bên
trong hội trường Người Việt, tiếng đàn guitar, tiếng hát, tiếng vỗ tay của những
người đã bước qua tuổi thanh xuân từ nhiều năm rồi, vẫn vang lên, nhiệt huyết,
mê say trong Ngày Du Ca Việt Nam 2016, dù bên ngoài đêm đã buông xuống thật
sâu.
---
Liên
lạc tác giả: Ngoclan@nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment