Bạn
sẽ hỏi do đâu mà có sự so sánh hai nhân vật này: Xin thưa, là từ “The
Vietnam War Summit”, và sau khi nghe hết nội dung, độc giả sẽ tìm được thủ
phạm.
Ngày
thứ ba 26 tháng 4 năm 2016, là ngày Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên, ông Henry
Kissinger sẽ thuyết trình. Ngày đó có buổi phỏng vấn riêng có thu âm vì ông ta
năm nay đã 92 tuổi rồi, có thể là lần cuối cùng trong đời ông ta nói về Chiến
tranh Việt Nam nên ông muốn trả lời hết những câu hỏi về Chiến tranh Việt Nam.
Ông
Giám đốc thư viện LBJ Library là Mark Updegrove hỏi ông Kissinger là người được
hưởng giải Nobel Hòa Bình mà nhiều người gọi là “tội phạm chiến tranh”
vì đã ủng hộ cuộc dội bom bên Miên. (Nobel Peace Prize winner who’s
considered a war criminal by many for his support of bombing in Cambodia.)
Ông
Kissinger nói: “Tuổi tôi hiện giờ đã trên 90 rồi, tôi từng nghe như thế,
nhưng cụm từ ‘tội phạm chiến tranh’ không nên buông xã tùm lum trong cuộc hội
luận nội bộ nầy. Xấu hổ quá! Vì nó sẽ dội lại trên những người đã dùng nó. (I’m
now in my 90s, so I’ve heard this,” Kissinger said. “I think the word ‘war
criminal’ should not be thrown around in the domestic debate. It’s shameful,
it’s a reflection on the people who use it.)
Sau
khi nói theo kiểu Việt Nam là “Ngậm máu phun người dơ miệng mình”
ông
Henry Kissinger trả lời thẳng vào câu hỏi:
"Dội
bom là giới hạn và cần thiết để quét sạch kho vũ khí của Bắc Việt sát hại nặng
nề binh sĩ Mỹ và VNCH..”
Tóm
lại trong buổi thuyết trình, ông Henry Kissinger đã nói trong chiến tranh Việt
Nam, ông đã cố gắng hết sức mình - để có hòa bình trong danh dự - (I tried
to do the best I could). Tôi không hối tiếc về cuộc chiến ở Việt Nam (…).
Chỉ tiếc cho sự phải chấm dứt cay đắng… Hội nghị Thượng đỉnh này còn để nhắc nhở
chúng ta đối phó với sự chấm dứt ấy cách nào?” (Kissinger expressed no
regrets about Vietnam… But it was a bitter ending…. The summit reminded us how
we’re still dealing with the ending.)
Tom
Hayden (chồng cũ của Jane Fonfa) trên trang Web của nhà chống chiến tranh Việt
Nam chuyên nghiệp này, xuất hiện bố cáo: “Cá nhân tôi đã làm nhiều chiến dịch
hòa bình để đến đây chờ nghe lời hối tiếc và xin lỗi của Dr. Kissinger trong hội
nghị thượng đỉnh này để hòa giải nội bộ. Nay mất dịp đó rồi, tôi phải từ chối lời
mời dự buổi tiệc chiều ngày 26 tháng 4 với Dr. Kissinger” (Tóm tắt theo báo
American-Statesman Thursday, April 28, 2016 “Austin summit proves Vietnam
War still provocative” của Herman).
*
Chúng
ta sẽ là người xem những sự nghiệp vì hòa bình của cặp Tom Hayden và Jane Fonda
so với ông Kissinger ai phải xin lỗi ai? Ai phải hối hận hơn ai? Ai là “tội
phạm chiến tranh”?
A.
Nixon—Kissinger oanh tạc Cambodia
Trong
quyển “No More Vietnams” (xuất bản năm 1988) tác giả Richard Nixon đã viết
khá dài việc oanh tạc xứ Chùa Tháp và kết quả. Chuyện Nixon làm dĩ nhiên có ý
kiến Kissinger vì ông ta là Cố vấn An ninh quốc gia và sau là Ngoại trưởng của
Nixon.
Henry Kissinger
Sách
có nhiều chi tiết về cuộc oanh tạc nầy mà đa số ta chưa hề biết. Nên chúng tôi
xin trình bày luôn vì liên quan đến chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến kéo dài nhất
của Hoa Kỳ mà đến nay cả thế giới vẫn còn hiểu lầm.
Những
chủ đề hay gạch dưới do chúng tôi đặt ra để dễ chú ý. Nhiều đoạn chỉ dịch nghĩa
thôi để rút ngắn. Xin quí vị thông cảm.
I.
Lý do Nixon dội bom sang Miên trong Chiến tranh Việt Nam
Khác
với quân đội Pháp chiến đấu để ở lại Việt Nam, chúng tôi chiến đấu để từ từ rút
ra khỏi nơi đó. Vì chiến lược mới là rút quân Mỹ hoàn toàn mà vẫn đạt mục đích
chúng tôi đã chiến đấu ở Việt Nam 4 năm qua. [thời LB Johnson].
Chúng
tôi rút hết quân nhưng vẫn giữ trọn trách nhiệm với đồng minh Nam Việt Nam, nên
chúng tôi vẫn chiến đấu cho tới khi nào Bắc Việt ngồi vào hội đàm Paris bàn
chuyện hòa bình một cách công bằng và danh dự; hoặc cho tới khi nào chính phủ
Miền Nam Việt Nam mạnh có thể tự bảo vệ chính mình. Tùy cái nào tới trước.
Tháng
2, 1969 khi chúng tôi có cuộc hội đàm tại Paris để tìm sáng kiến hòa bình mới để
dò xem phản ứng của Hà Nội thế nào thì Bắc Việt phát động nhiều đợt pháo kích
dã man vào miền Nam.
Tuần
lễ đầu Bắc Việt giết chết 453 quân nhân Mỹ, tuần thứ nhì 336 người, tuần thứ ba
331. Còn quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị giết trung bình 500 người mỗi tuần.
Bắc
Việt còn bạo ngược tấn công thẳng vào vùng phi quân sự và nã rocket vào Sài
Gòn. Đối phương quả thật đã khiêu khích trắng trợn để thử thách.
Cho
nên tôi thấy một sự trả đũa là cần thiết. Đầu tiên là tái oanh tạc Bắc Việt để
họ liệu nghĩ lại mà đừng tấn công miền Nam nữa; nhưng lại vướng phải lệnh ngưng
dội bom trước đây của TT Johnson.
Rồi
lại thổi lên lớp người phản chiến, sẽ hủy hoại nỗ lực đem lại sự gần nhau của đất
nước chúng tôi vốn có kế hoạch vì hòa bình.
Nên
tôi quyết định chọn sự đoàn kết quốc nội nặng hơn sự trả đũa thẳng vào Bắc Việt.
Vì
vậy ý kiến thứ hai là dội bom vào kho vũ khí của Hà Nội đặt trên đất Miên dọc
theo ranh giới Nam Việt Nam.
Cambodia
là đất nước theo qui chế trung lập. Mỹ tôn trọng, còn Bắc Việt thì vi phạm. Vì
từ năm 1965, họ xử dụng vùng này để đem hàng loạt loại vũ khí vào dự trữ, đuổi
chính dân Miên khỏi đất đai họ vì sợ tiết lộ chuyện vi phạm. Họ dùng hải cảng
thành phố Shihanoukville chuyên chở hàng tấn vũ khí đạn dược vì họ biết rằng đất
đó được “miễn” tấn công.
Được
4 năm thong thả trên đất người như vậy, cứ chở dụng cụ giết người tới chất cho
đầy rồi chạy trốn vào vùng an toàn nào đó của họ trong rừng rậm Cao Miên. (No
More Vietnams, tr.106—108)
II.
Mỹ oanh tạc Cambodia là do Norodom Sihanouk yêu cầu
Tôi
đã đến Nam Vang năm 1953 và đã có trò chuyện lâu giờ với Quốc vương Norodom
Sihanouk. Ông vốn tánh hay xoay chiều tùy tình hình, là một người thông minh, một
chính khách tùy thời cơ để sống.
Những
gì ông Vua Sihanouk làm, hay có thể làm hình như chỉ tùy tình hình Việt Cộng. Rất
nhiều năm ông nhượng bộ Bắc Việt vì thấy họ là đại diện cho bên sẽ thắng trận…
nên làm ngơ để cho kho vũ khí và bộ đội Hà Nội đầy trên đất Miên. Rồi bây giờ
nhìn sang Hoa Thịnh Đốn để nhờ “giải phóng” giùm.
Đầu
tiên là vào tháng Giêng 1968, Sihanouk nhờ một nhân vật thân cận của TT Johnson
chuyển lời với Tổng thống rằng:
“Chúng
tôi không muốn một đứa Việt Cộng nào ở trên nước Miên. Xin đuổi chúng ra để giải
phóng chúng tôi. Sẽ không có sự phản đối nào từ chúng tôi khi quí Ngài săn đuổi
chúng ra khỏi Cambodia cả”.
Nên
trong một cuộc họp báo tháng 12 năm 1967, Quốc vương Sihanouk trả lời phỏng vấn
viên rằng ông ta “chấp thuận cho quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa được quyền
hành quân trên lãnh thổ ông để ruồng bố quân đội Bắc Việt và Mặt Trận Giải
Phóng Miền Nam ra khỏi đất nước ông miễn đừng làm hại gì đến nhân dân ông”
(No More Vietnams, tr.108, 109)
III.
Lý do phải dội bom bí mật
Khi
dội bom căn cứ quân sự Bắc Việt ở Miên vào tháng 3 năm 1969, Nixon nói: “Chúng
tôi tính toán theo tiêu chuẩn đó” vì biết Sihanouk cũng chuẩn thuận hành động
này, nhưng cũng biết ông ta không thể công khai xác nhận vì hai lẽ: Sợ vi phạm
nguyên tắc Trung lập, thứ hai là sợ sự nguy hiểm bị trả đũa của Bắc Việt. Nên
Sihanouk chọn cách làm thinh.
Cho
nên Nixon tiến hành cuộc dội bom bằng cách bí mật, vì nếu công khai tuyên bố,
thì Sihanouk sẽ buộc lòng phải lên tiếng phản đối, dân Miên phản đối..., làm
chúng tôi phải ngưng dội bom. Vì vậy chúng tôi phải tiến hành bí mật.
Trận
bom đầu tiên ngày 18 tháng 3, 69 đã được kết quả vô cùng lớn lao. Báo cáo về Tổng
Thống rằng một trận bom mà có kết quả như hai trận, vì dội nhằm giếng dầu, đếm
được tới 73 giếng bừng cháy đỏ và nổ rền trời, tăng thêm 5 lần cường độ nơi
vùng bị dội bom.
Tại
Paris, phái đoàn Hà Nội phản ứng ngay: lập tức chấp nhận hòa đàm riêng rẽ (a
session of private talk)
-
Chúng tôi chuẩn bị tự bảo vệ nếu có ai chống đối công khai trước công luận.
Không có ai cả. Hà Nội không dám, vì mấy năm nay họ đều phủ nhận sự hiện diện
quân sự trên xứ Miên. Còn Sihanouk thì như dự đoán, là sẽ im lặng.
Tháng
4 và 5/69 còn thêm trận bom nữa xuống 5 dặm của vùng ranh giới miền Nam, nơi bị
kẻ thù chiếm đóng.
Luật
của Tòa Bạch Ốc là chuẩn thuận hành động của Tổng thống chỉ cho tới tháng
8/1969 nhưng đòi hỏi phải xin phép cho mỗi tần tấn công. Cho nên tôi chuyển việc
nầy cho vị chỉ huy tại mặt trận làm.
Bị
cạn kiệt nhiên liệu, vật liệu chiến đấu bởi những trận bom đều đặn, Hà Nội phải
ngưng tấn công miền Nam. Việc làm bí mật nầy đã tiết kiệm biết bao sinh mạng
chiến sĩ chúng tôi và cho tôi đủ thì giờ thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”
Vào
tháng 5/69, việc bí mật nầy được tiết lộ ra. Sihanouk phản ứng bằng cách cho hiểu
rằng ông ta bằng lòng với việc tôi đã làm. Bằng trả lời với báo chí trong buổi
họp báo rằng: “Nè, nè, đầu tiên nghe báo cáo vài chiếc B-52 đi dội bom,
nhưng tôi không hề được báo trước gì cả, bởi tôi không bị mất gì cả, không mất
nhà nào, không mất người dân nào cả… Không mất gì hết, không mất gì… Nếu có một
con trâu hay một người Miên nào chết, tôi là người đầu tiên phải được báo trình
tức khắc… Nhưng vì đó là vấn đề của Hoa Kỳ và Việt Cộng- Mình không hề có người
Miên nào làm chứng cả... Vậy làm sao tôi phản đối”? (No More Vietnams,
tr.109, 110)
IV.
Dội bom bí mật có phạm Hiến Pháp Mỹ hay Công pháp Quốc Tế không?
1.
Hiến Pháp Hoa Kỳ:
Sau này có vài chỉ trích rằng đó là Tổng thống đã lạm quyền. Nhưng Richard
Nixon có ý kiến rằng không có văn kiện nào nói về tội lạm quyền đó. Hiến Pháp
không cấm Tổng thống với tư cách một của một Tổng Chỉ huy Quân đội oanh tạc
vùng kẻ địch dùng làm căn cứ để tấn công người Mỹ và đồng minh của mình.
Quốc
hội được tham vấn về sự cần thiết phải giữ bí mật. Hai Thượng Nghị sĩ Richard
Russel và John Stennis là Chủ tịch và thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện được
thông báo và chấp thuận.
Duy
nhất chỉ có cựu Tổng thống Eisenhower là nhân vật nằm ngoài chính phủ lúc ấy
tuy bệnh nặng đang nằm điều trị tại bệnh viện Walter Reed Hospital cũng được
Nixon tìm đến để tham vấn.
Khi
nghe hết kế hoạch nầy, cựu Tổng thống Eisenhower cũng mạnh mẽ ủng hộ chương
trình này.
*
(Chúng tôi thêm: Nixon từng có 8 năm làm Phó Tổng thống của Tổng thống
Eisenhower (1953-1961). Sở dĩ Nixon đặc biệt tham khảo người ngoài chánh phủ về
một vụ quân sự bí mật quan trọng như vậy vỉ Dwight David Eisenhower vốn là một
vị tướng 5-sao trong Lục quân Hoa Kỳ lại từng phục vụ với tư cách là Tư lệnh tối
cao các lực lượng Đồng minh tại châu Âu thời Đệ nhị Thế chiến. D.D Eisenhower
cũng có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công xâm chiếm thành
công vào nước Pháp và Đức năm 1944–45 từ mặt trận phía Tây. Năm 1951 còn là Tư
lệnh tối cao đầu tiên của khối NATO.)
2.
Không vi phạm Luật Quốc tế
Vì
đúng là bất hợp pháp nếu dội bom trên một quốc gia Trung lập.
Nhưng
trung lập là đứng giữa, không ngả về một bên nào trong hai phe đối lập Theo Công
ước Hague năm 1907 thì “Một quốc gia trung lập có bổn phận không được để
lãnh thổ mình bị dùng bởi một phe đối lập. Nếu quốc gia trung lập không muốn
hay không thể làm gì để chấm dứt vụ việc nầy thì bên đối lập kia được quyền
dùng biện pháp thích ứng để chấm dứt”
Rõ
ràng Bắc Việt đã dùng đất Miên làm căn cứ chứa quân đội và quân cụ để tấn công
phía đối lập kia là Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. Thì tức nhiên Mỹ và đồng minh
VNCH có quyền oanh tạc quân lực, quân nhu Bắc Việt tích - trữ trên lãnh thổ
trung lập Cambodia.
Nên
giữa năm 1969, tức tháng June, trong một buổi họp báo, Sihanouk phàn nàn với
các phóng viên rằng Hà Nội có đông nghẹt bộ đội tại một tỉnh miền Bắc Cao Miên
y như tỉnh nầy là lãnh thổ của Bắc Việt vậy.
Than
phiền công khai như thế chứng tỏ Sihanouk biết tội lỗi là từ Bắc Việt trước chứ
không phải từ Hoa Kỳ. Lại còn một chuyện nguy hiểm khác cho dân tộc Miên là đất
nước ông bị đe dọa lôi kéo vào chiến tranh.
Cho
nên chỉ một tháng sau, Sihanouk mời Nixon thăm Cambodia, là mốc thời gian cải
thiện liên hệ giữa hai quốc gia. (No More Vietnams, tr.110, 111)
V.
Mặt nạ Hòa Bình diễn tuồng Chiến tranh của Hồ Chí Minh
Trong
khi làm áp lực quân sự như vậy, Nixon không quên mặt trận ngoại giao: ngày 20
tháng 12 năm 1968 Nixon gởi Hà Nội một bức thư qua Jean Sainteny (người rất
thân với Hà Nội mà Nixon gặp ở Pháp từ 1965), tỏ ước muốn rằng Mỹ muốn có một
thương lượng công bằng [cho VNCH nơi hòa đàm Paris].
Nhưng
không nhận được hồi âm nào... Nixon phải vận động ngoại giao với cả chục lãnh tụ
quốc gia khác nữa về Việt Nam. Một bức thứ hai kêu gọi hòa bình cũng nhờ Jean
Sainteny chuyển thẳng cho Hồ Chí Minh. Được Hồ trả lời ngày 25 tháng 8 năm 1969
với giọng khiến Nixon biết những công lao vận động cho hòa bình của mình trở
thành vô ích: Hồ Chí Minh bác bỏ điều khoản hòa bình của tôi và đòi hỏi “chúng
tôi phải đơn phương rút quân và lật đổ Tổng thống Thiệu khi chúng tôi ra đi...”
Nhưng
ngày 3 tháng 9, Hồ Chí Minh chết. *[CS công bố ngày nầy, 20 năm sau mới nhìn nhận
là Hồ chết ngày 2 tháng] Vài quan sát viên nghĩ có thể người thừa kế sẽ thân
thiện hơn Hồ để chấm dứt chiến tranh bằng hòa đàm. Nhưng họ sai. Lãnh đạo miền
Bắc đổi nhưng chính sách của họ không thay đổi. (No More Vietnams,
tr.111, 112) (Hết trích)
Rõ
ràng chưa? Mặt nạ Hòa Bình để lừa gạt thế giới, Hồ Chí Minh gần chết vẫn chưa
chịu lột xuống. Vậy thì chúng ta, hải ngoại và quốc nội, hãy cùng nhau lột mặt
nạ Hồ gian hùng!
B.
Tom Hayden
Tom
Hayden là người Mỹ sáng lập phong trào “Student for Democratic Society”
hay SDS. Phong trào Free-speech moment (FSM) Rồi nhóm Weather Underground. Lập
chiến dịch Hòa Bình Đông Dương (IPC=Indochina Peace Campaign) mà sau này ông ta
là Dân biểu Quốc hội California.
Tom Hayden
Tom
Hayden và tổ chức FSM, Weather Underground của ông ta nổi dậy cùng đám sinh
viên đại náo các đại học, như Đại học San Francisco, Berkeley ở miền Bắc
California để đòi Free-speech là tự do ngôn luận, tức giáo sư được tự do dạy cả
thuyết Mác-Lê để sinh viên hiểu!
Nên
tai Đại học Berkeley, kêu gọi sinh viên hãy thể hiện tinh thần Xã Hội Chủ Nghĩa
Berkeley (Create a soulful Socialism in Berkeley) bằng cách chiếm chiếm sân trường
và vùng phụ cận làm “People’s Republic of Berkeley” hay là “People’s Parks”,
còn lập cả “Mặt Trận Giải Phóng tại Berkeley” v.v...
Nhưng
sự thật là nơi tập trung đám tuổi trẻ hippy, đông đảo bọn xì ke ma túy, sex, đập
lộn nhau v.v...
Ban
trật tự Đại học, Cảnh sát thành phố can thiệp để giải tán chẳng những không được
mà Cảnh sát còn bị bao vây lại bởi mấy vòng sinh viên “Quậy” nữa chớ!
Tình
trạng như đám giặc cướp phá như vậy kéo dài mấy tháng trời.
Đến
đổi trong sách “REUNION” của Tom Hayden cũng viết rằng từ mùa thu 1968 tới mùa
xuân 1969 (Tức thời gian LB Johnson và Nixon oanh tạc Miên) đã có 6 trận đụng độ
lớn ngoài đường phố khiến 2000 người bị bắt, 150 sinh viên Berkeley bị đuổi học,
40 ngày bị vây bởi Cảnh Sát các thành phố lân cận kéo tới. [Hayden đổ lỗi cho Cảnh
sát bao vây sinh viên!)
Tổng
Thống Ronald Reagan lúc ấy là Thống Đốc California. Tom Hayden viết: Ngày 5
tháng 2, 1969 Reagan phải đặt toàn thể tiểu bang trong “tình trạng tối khẩn cấp”
mà báo chí châm biếm là một “lệnh khẩn cấp” để “Chấm dứt chiến tranh du kích”
(End guerrilla war).
Thật
vậy, đám giặc du kích ấy phá hoại học đường đến đổi Thống Đốc Ronald Reagan phải
dùng phi cơ trực thăng chở cả trên 200 Vệ Binh Quốc Gia xịt hơi cay xuống để giải
tán.
Mà
phải như vậy trong bao lâu? Tom Hayden trả lời: 22 ngày của National Guard; 5
tháng ban hành “Extreme emergency” của Reagan. (REUNION, tr. 330, 331, Tom
Hayden)
-
Trong sách, Tom Hayden khoe đã cùng với chủ tịch Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ là
Herbert Aptheker đến Miên năm 1965, để nhận tù binh Mỹ do Mặt Trận Giải Phóng
thả ra qua ngã Miên.
-
Nhóm Weather Underground có Đảng Cộng Sản Maoist tên là Black Panther Party, có
khủng bố nội địa Bill Ayers và vợ là Bernardine Dohrn đặt bom phá hoại hàng
trăm cơ sở Cảnh Sát, Công thự, v.v... bị FBI liệt vào danh sách “Most wanted”
có hình ảnh dán khắp nơi để truy tìm.
Tom
Hayden có liệt kê những tên này trong tác phẩm REUNION. Sách nầy còn kê khai
công tác của cả trăm nhân vật khác nữa.
-
Tom Hayden cũng có tên trong Liên minh để vận động ngừng tài trợ ngân sách cho
chiến tranh (Coalition to Stop Funding the War.)
Chỉ
vắn tắt như vậy chắc quí vị trả lời câu hỏi “Kissinger và Tom Hayden ai là tội
phạm chiến tranh?”
Dài
quá rồi, xin hẹn trình tiếp chuyện “The Vietnam War Summit” kỳ sau.
Mùa
Quốc Hận Thứ 41
No comments:
Post a Comment