Friday 6 May 2016

GIẢI MÃ LÝ DO MỌI NGƯỜI ĐÁNH CƯỢC MẠNG SỐNG CỦA MÌNH & CỦA NGƯỜI KHÁC ĐỂ CHỤP ẢNH "TỰ SƯỚNG" (Michael Weigold, Epoch Times)





Tác giả: Michael Weigold, Epoch Times 
Dịch giả: DDT
26 Tháng Tư , 2016
.
Chụp ảnh tự sướng nguy hiểm hơn bạn tưởng. (Ảnh: zanariahsalam/iStock)

Năm 2016 không phải là một năm tuyệt vời cho phong trào chụp ảnh “tự sướng” (Selfie).
Trong tháng hai, nhiều khách du lịch Argentina đã truyền tay nhau một chú cá heo nhỏ giống La Plata để có được những bức ảnh tự sướng. Chú cá thuộc loại quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng này đã chết sau đó vì căng thẳng và kiệt sức.

Sau đó không lâu, vào đầu tháng 3, một con thiên nga đã chết sau khi một du khách kéo nó khỏi một hồ nước ở Macedonia – chỉ để chụp một bức ảnh tự sướng.

Trong khi cả hai trường hợp trên đang gây ra sự tức giận lan rộng, con người hơn thế còn mạo hiểm tính mạng của chính mình chỉ để có được những bức ảnh hoàn hảo. Trong năm 2015, chính quyền Nga thậm chí còn đưa ra một chiến dịch cảnh báo rằng “Một bức ảnh tự sướng tuyệt vời có thể phải trả giá bằng mạng sống của bạn.”

Vậy đâu là nguyên nhân? Cảnh sát ước tính gần 100 người Nga đã chết hoặc bị thương khi cố gắng để có những bức ảnh tự sướng “liều mạng”, hoặc tự chụp ảnh mình trong những tình huống nguy hiểm. Ví dụ như một phụ nữ đã bị thương bởi một phát súng (cô ấy đã sống sót), hai người đàn ông làm nổ một quả lựu đạn (họ thì đã không may mắn như vậy), và những người chụp ảnh trên những đoàn tàu đang chạy.

Độ cao cũng là một nguyên nhân của những cái chết khi chụp ảnh tự sướng. Một du khách Ba Lan tại Seville, Tây Ban Nha rơi khỏi một cây cầu và tử vong khi đang cố gắng để có một bức ảnh tự sướng. Một phi công trên chiếc máy bay loại nhỏ Cessna bị mất quyền kiểm soát – đã tử nạn cùng toàn bộ hành khách của mình – trong khi cố gắng để có một bức ảnh tự sướng vào tháng 5 năm 2014.

Tự đặt mình trong tình huống nguy hiểm không phải là cách duy nhất mà chụp ảnh tự sướng dẫn đến những cái chết. Một nam thiếu niên – người được cho là mắc chứng rối loạn mặc cảm ngoại hình (body dysmorphic disorder) – đã tìm cách tự tử sau khi dành hàng trăm giờ cố gắng để có một “ý tưởng” chụp ảnh tự sướng.

Những người thường xuyên đăng những bức ảnh tự sướng thường là mục tiêu của những lời cáo buộc là tự cao, vị kỷ và thiếu óc thẩm mỹ. Nhưng các ứng dụng mạng xã hội như Snapchat ngày càng trở nên phổ biến hơn, đã khiến cho trào lưu chụp ảnh tự sướng ngày càng nở rộ.

Vây điều gì đang xảy ra? Điều gì khiến những bức ảnh tự sướng được phổ biến như một hình thức giao tiếp? Và tại sao, về mặt tâm lý, có khi nào một ai đó cảm thấy bắt buộc phải chụp được những bức ảnh tự sướng hoàn hảo mà họ muốn mạo hiểm cả cuộc sống của mình, và của cả những người khác (bao gồm cả động vật)?

Trong khi không có câu trả lời dứt khoát, là một nhà tâm lý học tôi bắt gặp những câu hỏi này – và hiện tượng độc đáo của thế kỷ 21 này – rất đáng để nghiên cứu thêm.

Trào lưu chụp ảnh tự sướng bắt đầu như thế nào?

Robert Cornelius, một nhiếp ảnh gia người Mỹ, được xem là người chụp bức ảnh tự sướng đầu tiên: vào năm 1839, Cornelius, sử dụng một trong những máy ảnh thế hệ đầu tiên, sau khi thiết lập máy ảnh, Cornelius chạy thật nhanh vào khung hình [để máy chụp hình mình].

Sự phổ biến rộng rãi của dòng máy ảnh du lịch “Ngắm và chụp” (point-and-shoot) trong thế kỷ 20 đã làm cho ảnh chân dung tự chụp càng thịnh hành hơn, với phương pháp phổ biến thời đó là tự chụp mình trước một tấm gương.

Công nghệ chụp ảnh tự sướng đã có một bước nhảy vọt khổng lồ với sự phát minh ra điện thoại có gắn camera. Sau đó, tất nhiên, là sự xuất hiện của cây “gậy tự sướng”. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi cây gậy tự sướng đã được ca ngợi: Tạp chí Time ghi danh nó là một trong 25 phát minh tốt nhất của năm 2014. Tuy nhiên, các nhà phê bình đã nhanh chóng gán cho nó biệt danh là “cây gậy ái kỷ ( Naricisstick)” và nó đã bị cấm ở nhiều bảo tàng và công viên, bao gồm cả Walt Disney Resort.

Bất chấp những lời chỉ trích, sự phổ biến của  ảnh tự chụp vẫn tăng lên hàng ngày.

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, ước tính mỗi ngày có khoảng từ một triệu đến 93 triệu bức ảnh tự chụp được đăng chỉ tính riêng trên các thiết bị Android.

Bất chấp tính xác thực của các con số trên, một cuộc khảo sát của Pew năm 2014 cho thấy cơn sốt chụp ảnh tự sướng làm giới trẻ lệch lạc. Khi 55 phần trăm của hàng nghìn báo cáo chia sẻ một bức ảnh tự chụp trên một trang mạng xã hội, chỉ có 33 phần trăm thuộc “thế hệ im lặng” (silent generation – chỉ những người sinh ra giữa những năm 1920 đến 1945) biết ảnh tự sướng là gì.

Một báo cáo của Vương quốc Anh năm nay cũng cho thấy những phụ nữ trẻ đang tham gia tích cực hơn vào trào lưu chụp ảnh tự sướng, họ sử dụng tới năm giờ mỗi tuần cho các bức ảnh tự sướng. Lý do nào khiến họ làm vậy? Trông đẹp. Nhưng cũng có những lý do khác như để người khác phải ghen tị hay làm cho tình cũ phải hối tiếc về sự phản bội của họ.

(g-stockstudio/iStock)

Thúc đẩy niềm tin hay Công cụ của người ái kỷ?

Một vài người xem ảnh tự chụp như là một sự phát triển tích cực.

Giáo sư tâm lý Pamela Rutledge cho rằng ảnh tự chụp giúp tán dương “những người bình thường.” Còn nhà tâm lý học của Đại học California tại Los Angeles, Andrea Letamendi cho rằngảnh tự chụp “cho phép giới trẻ thể hiện trạng thái tâm trạng của họ và chia sẻ những trải nghiệm quan trọng.”

Một số người cho rằng ảnh tự chụp có thể thúc đẩy sự tự tin bằng cách cho người khác thấy bạn “tuyệt vời” làm sao, và có thể giữ gìn những kỷ niệm quan trọng.

Tuy nhiên, có rất nhiều các tổ chức phản đối việc chụp ảnh tự sướng. Trong khi ảnh tự chụp được đôi khi được tán dương như một phương tiện để nâng cao vị thế, một nghiên cứu ở châu Âu cho thấy thời gian xem ảnh tự sướng trên các phương tiện truyền thông xã hội có liên quan tới những suy nghĩ tiêu cực về hình thể ở các cô gái trẻ.

Ngoài việc gây thương tích, tử vong và thiếu tính thẩm mỹ, một vấn đề lớn với ảnh tự chụp được biết đến là nguyên nhân hay hậu quả của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ (yêu bản thân một cách thái quá).

Peter Gray, viết trên tạp chí Psychology Today, mô tả chứng rối loạn nhân cách ái kỷ  như là “một cái nhìn thổi phồng bản thân, đi cùng với sự thờ ơ với những người khác.”

Người ái kỷ có xu hướng đánh giá quá cao tài năng của họ và  phản ứng tức giận với những lời chỉ trích. Họ cũng thích bắt nạt và không mấy khi giúp đỡ người khác. Theo Gray, khảo sát các sinh viên đại học cho thấy các đặc điểm này ngày nay phổ biến hơn nhiều so với cách đây 30 năm.

Có sự tương quan giữa ảnh tự chụp và chứng ái kỷ? Nhà tâm lý học Gwendolyn Seidman cho rằng chúng có liên hệ. Cô đưa ra hai nghiên cứu khảo sát sự phổ biến của ảnh tự chụp trên Facebook ở hơn 1.000 người.

Những người đàn ông được khảo sát mà đã đăng một số lượng lớn các ảnh tự chụp có nhiều khả năng cho thấy dấu hiệu của chứng ái kỷ. Trong số những người trả lời là nữ, số lượng bài đăng ảnh tự chụp lại chỉ có liên quan một yếu tố phụ của chứng ái kỷ, gọi là “nhu cầu ngưỡng mộ,” định nghĩa là “cảm giác được hưởng tình trạng đặc biệt hoặc ưu đãi và cảm thấy tốt hơn những người khác.”

Tóm lại: Chụp ảnh tự sướng có liên quan đến chứng rối loạn nhân cách ái kỷ.

Làm sao để chúng ta ngăn cản những người khác

Ngày nay mọi người có vẻ thích ảnh tự chụp hơn là sự thể hiện bản thân.

Các nhà tâm lý học nghiên cứu quan niệm về bản thân (self-concept) đã cho thấy sự tự nhận thức bản thân (self-image) và làm thế nào chúng ta dự báo nó được lọc qua hai tiêu chí: Đáng tin cậy (believability – làm sao để đáng tin cậy là quyền tôi được tạo ra cho bản thân mình) và Hữu ích (beneficiality – làm sao để hấp dẫn, tài năng và mong muốn là các quyền tôi làm về bản thân mình).

Như vậy, chụp ảnh tự sướng là phương tiện hoàn hảo: nó là một cách dễ dàng để cung cấp bằng chứng về một cuộc sống thú vị, tài năng phi thường và năng lực, kinh nghiệm độc đáo, vẻ đẹp cá nhân và sự hấp dẫn.

Là một nhà tâm lý học, tôi thấy nó quan trọng không chỉ bởi tại sao mọi người đăng các bức ảnh tự chụp, mà cũng hỏi tại sao mọi người quan tâm tới chúng.

Bằng chứng cho thấy rằng mọi người đơn giản là thích nhìn khuôn mặt. Ảnh tự chụp thu hút sự chú ý nhiều hơn và bình luận nhiều hơn bất kỳ thể loại ảnh nào khác, bạn bè và đồng nghiệp cũng cổ vũ thêm cho các bức ảnh tự sướng bằng các lượt “like” và các hình thức thể hiện sự tán thành khác trên phương tiện truyền thông xã hội.

Một lời giải thích cho lý do tại sao mọi người bị thu hút bởi các bức ảnh tự chụp có thể là một khuôn khổ tâm lý gọi là lý thuyết so sánh xã hội.

Người khởi đầu cho lý thuyết này, Leon Festinger, đề xuất rằng mọi người có một xu hướng bẩm sinh để đánh giá bản thân so với những người khác. Điều này được thực hiện để cải thiện cách chúng ta cảm nhận về bản thân (tự cải thiện), đánh giá chính mình (tự đánh giá), chứng minh chúng ta thực sự là những gì chúng ta nghĩ (tự xác minh) và trở nên tốt hơn so với chính mình (tự hoàn thiện).

Đó là một danh sách cho thấy một loạt các động cơ xuất hiện khá tích cực. Nhưng thực tế, không may, nó lại không quá lạc quan.  Những người đăng ảnh tự chụp nhiều hơn hầu hết có lòng tự trọng thấp hơn so với những người khác.

Tóm lại, ảnh tự chụp thu hút sự chú ý, điều đó có vẻ như là một điều tốt. Nhưng do đó có thể gây ra một tai nạn xe hơi.

Các hình thức tán thành bằng cách “like” và bình luận tích cực trên phương tiện truyền thông xã hội là đáng làm – đặc biệt đối với những người cô đơn, bị cô lập hoặc không an toàn.

Tuy nhiên, các bằng chứng về sự cân nhắc kỹ (đến những người và động vật đã chết!), cho thấy có rất ít lý do để vui mừng về cơn sốt (ảnh tự sướng) này.

---------------
Michael Weigold là một giáo sư về quảng cáo tại Đại học Florida.
Bài viết này đã được công bố trước đây trên The Conversation.




No comments:

Post a Comment

View My Stats