Friday, 6 May 2016

CHÂU Á Ở WASHINGTON (Theo The Brookings Institution)





Hoàng Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on May 6, 2016

Khám phá nửa tối của Quyền lực xuyên quốc gia

Washington là một điểm nhấn đặc biệt thú vị liên quan đến chủ đề nghiên cứu về các thành phố chính trị toàn cầu bởi nhiều lí do khác nhau. Lí do quan trọng nhất, tất nhiên, là vị trí địa lí của chính phủ quyền lực nhất thế giới. Tuy nhiên, nó còn là một trong những trung tâm quan trọng nhất trên thế giới về hoạt động chính sách đa phương. Không chỉ xây dựng trên sự vượt trội về năng lực của chính phủ Hoa Kỳ, Washington còn cung cấp hệ phân tích những thông tin đáng gờm, bao gồm cả các lời cố vấn có ảnh hưởng nhất.

Như một hệ quả, được tăng cường bởi tính hợp pháp của quyền lực mềm của xã hội Mĩ và những giá trị Mĩ trên một thế giới toàn cầu.

Sự vĩ đại của Washington đã nổi bật lên trong thời đại Internet như một trung tâm tổ chức các chương trình nghị sự ưu việt.

Điều đó cũng đúng thậm chí trong cả các vấn đề – như phạm vi từ cuộc thảm sát người Armenia tiến hành bởi quân Thổ trong Thế chiến I, đến việc điều trị bệnh “Phụ nữ nhàn rỗi” (Comfort women) ở Đông Á trong suốt Thế chiến II, cho đến việc thanh lọc sắc tộc ở Darfur hiện nay – những việc đó hầu như không liên quan đến quan hệ song phương thông thường của Mĩ với thế giới hoặc, thực sự, thậm chí là không liên quan đến Hoa Kỳ xét như một thực thể địa chính trị.

Bên trong Washington, vai trò của châu Á, dường như bị trái ngược với các khu vực khác trên toàn cầu, là một chủ đề đặc biệt quan trọng cho nghiên cứu, đặc biệt như một chủ đề trong nền kinh tế chính trị quốc tế đương đại. Về tính trọng yếu, châu Á đại diện cho hạt nhân của thế giới công nghiệp hóa không thuộc phương Tây; triển vọng chính trị – kinh tế của châu Á quyết định đến quyền hạn của các quốc gia không thuộc phương Tây để thách thức địa vị ưu việt lâu dài của phương Tây. Trừu tượng hơn, sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của châu Á đã dấy lên câu hỏi có nội dung quan trọng: Làm thế nào quyền lực kinh tế và ảnh hưởng địa chính trị được liên kết với nhau trong thế giới ngày này, nếu thực sự tất cả chúng được liên kết.  Ngoài ra, vì người châu Á chủ yếu không thuộc người Caucasia, vai trò của châu Á ở Washington ngầm đưa ra vấn đề khó xử và rắc rối về việc làm thế nào để vận hành những nội dung trong quản trị toàn cầu mang tính quốc tế.

Những mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và người châu Á có hình dạng dị thường, vừa tồn tại cả sự bất đối xứng bởi nhiều chiều kích, lại vừa bị định hình bởi những khoảng trống lớn trong sự nhận thức chung lẫn nhau.

Do đó, chúng thể hiện những trường hợp quan trọng trong nghiên cứu ở cả sự ngộ nhận và tác động đến những bóp méo về nhận thức trong quan hệ quốc tế. Cuối cùng, vì châu Á phát triển chậm so với phương Tây, nên việc thay đổi vai trò của nó ở Washington đặt ra những vấn đề lớn liên quan đến việc làm thế nào để tăng cường các khả năng đồng hóa chính họ vào cấu trúc quản trị toàn cầu. Những điều đó không nghi ngại gì đối với thái độ quả quyết trong việc tôi gọi châu Á ở Washington hơn bất kì mối quan hệ nào khác của các khu vực trên thế giới với thủ phủ quốc gia của Hoa Kỳ.

Giới thiệu về cuốn sách

Bìa sách Asia in Washington

Cuốn sách tìm hiểu cách Washington, như một cộng đồng chính trị xã hội, với những chức năng toàn cầu quan trọng vượt quá chính phủ Hoa Kỳ, bị ảnh hưởng bởi sự tương tác của nó với châu Á và và sự tương tác đó có ý nghĩa như thế nào đối với các vấn đề thế giới nói chung. Các chương đề cập đến bốn khía cạnh. Phần bàn luận đầu tiên trình bày khái niệm của thành phố chính trị toàn cầu và xác định các đặc trưng độc đáo của Washington trong bối cảnh đó. Những đoạn văn nhấn mạnh Washington đã thay đổi rất nhiều như một cộng đồng chính trị xã hội trong suốt 30 năm qua. Đặc biệt, thủ đô của Hoa Kỳ đã phát triển một vùng nửa tối chính thức của quyền lực bên ngoài chính phủ Hoa Kì, hứa hẹn sự tương tác mạnh với thế giới rộng lớn hơn – và điều đó đang giành được nhiều hơn vai trò có sức ảnh hưởng trong việc tổ chức các chương trình nghị sự toàn cầu.

Nhóm chương thứ hai đối chiếu tầm quan trọng thiết thực của Washington với người châu Á, và ngược lại, châu Á với Washington, cũng như mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương nói chung có sự tiến triển từ những ngày đầu của nền cộng hòa Mĩ trong buổi bình minh của thế kỉ XIX. Những chương này nhấn mạnh rằng sự cân bằng xuyên Thái Bình Dương đã chuyển dịch đáng kể từ Thế chiến II với tầm quan trọng ngày càng lớn của Washington đối với Châu Á – nhưng với những chuyện gần như không thật. Cuộc thảo luận này đưa ra những khuyến khích rộng rãi để vận động các quốc gia châu Á hoạt động tích cực trong việc bồi đắp các mối quan hệ với Washington và những mô hình lệch lạc của lợi ích và tính trung lập với những gì họ phải đấu tranh trong các giao dịch của họ với Washington chính thống. Do vậy, nó làm rõ bản chất vấn đề cấu trúc mà người châu Á phải đối diện như họ tiến hành trong chính Washington.

Nhóm chương thứ ba khảo sát một cách tương đối cách tiếp cận chính trị xã hội của các quốc gia lớn ở châu Á đến Washington – làm thế nào họ kết nối lợi ích và công khai chương trình nghị sự quốc gia của họ. Thảo luận này chỉ ra rằng các quốc gia rộng lớn, mạnh về kinh tế và điều kiện chính trị – quân sự, đáng ngạc nhiên lại không có được hiệu quả gì trong việc hoàn thành những mục đích họ khao khát ở Washington. Trái lại, các nhà nước nhỏ hơn, như Singapore, lại bộc lộ nhiều hiệu quả đạt được cho mục tiêu của họ ở thủ phủ quốc gia Hoa Kỳ.

Thảo luận cuối cùng xem xét những tác động toàn cầu của mô hình đặc biệt của châu Á trong sự tương tác với cộng đồng chính trị xã hội Washington, cả trong và ngoài chính phủ Hoa Kì. Nó cho thấy vùng tối mở rộng tương đối của Washington trên nhiều khía cạnh – các trường đại học, nhóm chuyên gia cố vấn, các phương tiện truyền thông đại chúng, những người vận động hành lang, và những khía cạnh khác – hoạt động là để hạn chế sự thống trị của những gì được mặc nhiên công nhận là sự thống trị toàn cầu của nước Mĩ bá quyền. Nó cũng đặc biệt bởi sự tiết chế và kiểm định vai trò của các quá trình chính sách Mĩ chính thức trong cách tổ chức chương trình nghị sự toàn cầu. Các quốc gia châu Á đang tích cực giám sát và tiết chế Washington trong lĩnh vực kinh tế, nơi mà vai trò của họ ở thủ phủ Hoa Kỳ là một lực lượng chính yếu trong việc thiết lập một mô hình cân bằng và đa phương trong quản trị toàn cầu hơn là những gì đã được công nhận để tồn tại.

© 2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info






No comments:

Post a Comment

View My Stats