Mặc Lâm, biên tập
viên RFA
2016-05-07
2016-05-07
Vậy
là đã đúng một tháng từ ngày những con cá chết đầu tiên tại Vũng Án, Hà Tĩnh xảy
ra khiến cả nước như rơi vào vùng không khí rỗng, hụt hẫng và đau xót trước những
thân cá nằm phơi mình suốt hàng trăm cây số dọc chiều dài của bờ biển miền
Trung. Cả nước bàn tán xôn xao và nhà nước thì lúng túng chưa đưa ra được một kết
quả miễn cưỡng nào. Cá vẫn tiếp tục chết và ngư dân tiếp tục ngồi trên bờ nhìn
ra biển xa.
Có
điều việc cá chết hàng loạt lần này không những được theo dõi một cách triệt để
mà người dân còn đưa ra khá nhiều ý kiến, phản hồi những thông tin mà họ nhận
được trên trang mạng xã hội, nơi mỗi người dân làm chủ một tờ báo cho riêng
mình. Trên những tờ báo xem chừng khá giống nhau ấy thật ra chứa đựng rất nhiều
thông tin và mỗi thông tin lại điển hình cho sở thích, khuynh hướng hay quan điểm
của chủ trang Facebook hay Twitter.
Cá
chết lần này ngoài những nhận định thực tế còn có những chia sẻ mang tính nghệ
thuật rất đáng ngạc nhiên. Có thể nói mạng xã hội đã chứng tỏ quyền lực của nó
bởi không còn một rào cản nào có thể ngăn được tâm tình của một công dân đối với
vấn đề trọng đại của đất nước. Cá chết trắng bờ không những chạm tới nỗi đau về
môi trường mà nó còn làm cho trái tim của người yêu mến dòng chảy thủy triều
cùng những con sóng hiền lành lẫn dữ dội của biển thổn thức.
Ngay
từ khi thông tin cá chết đầy trên biển, không ít người liên tưởng đến sự hấp hối
của Biển cũng như của ngư dân. Biển sẽ chết và biển có thể không còn mang màu
xanh ngọc như xưa. Cá không còn tung tăng dưới đại dương nên khái niệm biển chết
càng mạnh mẽ hơn trong lòng người yêu mến biển.
Trên
Facebook của Vũ Thị Phương Anh những dòng tự sự, hay nói một cách khác; tâm trạng,
viết về Biển chết mà như tiếng sóng dạt dào ở nơi nào đó trên các bờ biển miền
Trung khiến người đọc không khỏi bâng khuâng về viễn ảnh của các con sóng đập
vào bờ với một màu đỏ thê lương của cái chết được báo trước.
Biển
hôm nay đang oằn mình dưới chất độc của ngoại bang có lẽ sẽ vĩnh viễn trở thành
biển chết trong một ngày không xa, Vũ Thị Phương Anh gửi đến chúng ta bài thơ
thật hay, và trên hết thật sống động về mẩu đối thoại giữa hai mẹ con và biển:
Đối
thoại giữa hai mẹ con và biển
-
Ăn nhanh lên đi con
Nghĩ ngợi gì, chén cơm sao đầy mãi?
Nghĩ ngợi gì, chén cơm sao đầy mãi?
-
Biển chết ở đâu, mẹ ơi?
-
Biển Chết ở xa, xa lắm
-
Xa là đâu, mẹ ơi?
-
Nằm giữa vùng Bờ Tây, Jordan, và Do Thái
-
Biển chết như thế nào, mẹ ơi?
-
Qua nhiều ngàn năm, muối tích dần, biển mặn
Cá tôm không còn, dù nước vẫn xanh...
Cá tôm không còn, dù nước vẫn xanh...
-
Biển chết, người có chết không, mẹ ơi?
-
Ồ không đâu, người không chết
Không cá tôm, nhưng biển vẫn trong xanh
Muối mặn kinh nhưng làm vết thương lành
Gọi Biển Chết nhưng thật nhiều du khách ...
Không cá tôm, nhưng biển vẫn trong xanh
Muối mặn kinh nhưng làm vết thương lành
Gọi Biển Chết nhưng thật nhiều du khách ...
-
Mẹ nói dối con, mẹ ơi!
Biển chết không xa, biển của nước Việt mình
Người đã chết vì lặn trong biển chết
Cá chết đầy bờ, nổi trắng xóa ngoài khơi
Dân nghèo ăn, ngộ độc mấy trăm người
Cá thối kia, người ta làm nước mắm
Hạt muối kia, chất độc rồi sẽ ngấm
Sẽ theo con vào tận mỗi bữa ăn
Con sợ rồi, mùi muối mặn cá tanh,
Con chẳng muốn chết theo vùng biển chết
....
Biển chết không xa, biển của nước Việt mình
Người đã chết vì lặn trong biển chết
Cá chết đầy bờ, nổi trắng xóa ngoài khơi
Dân nghèo ăn, ngộ độc mấy trăm người
Cá thối kia, người ta làm nước mắm
Hạt muối kia, chất độc rồi sẽ ngấm
Sẽ theo con vào tận mỗi bữa ăn
Con sợ rồi, mùi muối mặn cá tanh,
Con chẳng muốn chết theo vùng biển chết
....
-
Nhưng ơ kìa, mẹ ơi sao mẹ khóc?
Giữa
đám đông hàng triệu người của Facebook trong những ngày này không hiếm những
bài thơ hay viết về Biển, về cá chết hàng loạt và về tâm tư của người dân trước
môi trường bị tiêu diệt.
Trên
trang Facebook của Nguyễn Lân Thắng xuất hiện bài thơ không có tên tác giả
nhưng với cái tựa thật cô đọng: Với biển Miền Trung. Bài thơ đầy thương tích và
người đọc khó thể yên tâm vì những câu hỏi đặt ra quá thực. Chung quanh chúng
ta, những con gười Việt Nam đang bị bao vây tứ bề và cái kết quả của việc bao
vây ấy là sự hấp hối của biển, của người dân bám biển từ bao đời nay đang vô vọng,
chới với, ngụp lặn trong những núi chất độc thải ra giết biển. Câu hỏi lập đi lập
lại: ai, ai ai… đã làm cho bài thơ có sức công phá của một trái tim đang bùng vỡ
và tan nát.
Với
biển Miền Trung
Ai
khóc dùm cho biển một lời không
Ai
trả lời đi ! Biển mình sao vậy ???
Ai
thấy gì không? Biển đang chết đấy !
Biển
oằn mình, vọng mãi tiếng cầu van!
Miền
Trung ơi, nắng cháy mưa ngàn
Biển
bạc thân thương cho vàn thứ cá
Đánh
bắt gần xa, cá về ấm dạ
Giờ
chết bạt ngàn. Cá chết bởi vì đâu ???
Dân
chết trong lòng, đỏ mắt nhìn nhau
Thuyền
đậu, tàu neo, lưới chài đem cất
Cá
gom về chôn đầy trong lòng đất
Bến
cá thuyền về không í ới chào mua
Biển
Miền Trung cá nằm chết, đau chưa!
Oan
ức lắm, dân làm chi nên tội
Ai?
Ai? Ai?... gây ra bao tội lỗi
Không
lẽ trời???… gây nông nỗi… trời ơi!!!
Cõng
rắn vô nhà, rước giặc về chơi
Đất
đổi, bán mua cho vừa lòng giặc
Ích
Tắc làm vua, dân tôi chết chắc
Nhục
nhã trăm đường, trăm thứ đều lo
Ai
lập đàn trời kêu cúng để cho
Nước
sạch lại như thời vua từng lập
Ai
sẽ kêu oan, nói lên điều đau nhất
Hay
dân mình nói mãi để mình nghe!
Một
tác giả khác, Phan Quang Phóng cũng từ facebook với bài thơ viết về cá chết miền
trung nhưng chỉ thẳng nguyên nhân gây ra cái chết trắng này là từ Trung Quốc.
Có thể tác giả đã sai nhưng cái sai ấy suy ra cho cùng phát suất từ cách giải
thích sự việc không minh bạch của người trách nhiệm. Dù sao thì nhân dân có quyền
được biết, nhất là vụ việc quá lớn, quá nguy nan cho dân tộc Việt Nam:
Tổ
Quốc tôi ơi! Hãy tỉnh dậy đi thôi
Dậy để nghe tiếng kêu cứu, vọng về từ biển cả
Để thấy Miền Trung quê tôi, trắng màu xác cá
"Quà hữu nghị bao năm qua, của lũ bạn Tàu".
Dậy để nghe tiếng kêu cứu, vọng về từ biển cả
Để thấy Miền Trung quê tôi, trắng màu xác cá
"Quà hữu nghị bao năm qua, của lũ bạn Tàu".
Dậy
để thấy nổi đau của hàng triệu đồng bào
Với cảm giác, của niềm tin đánh mất
Sống trong bất an của những điều giả, thật
Gánh nặng giang sơn biết gửi gắm về ai?
Với cảm giác, của niềm tin đánh mất
Sống trong bất an của những điều giả, thật
Gánh nặng giang sơn biết gửi gắm về ai?
Người
dân nghèo quê tôi, kiên cường trước thiên tai
Nhưng chống chịu làm sao trước âm mưu tàn độc
Khi cái chết dần mòn đang ngày đêm thường trực
Thì bình an tìm thấy ở nơi đâu?!
Nhưng chống chịu làm sao trước âm mưu tàn độc
Khi cái chết dần mòn đang ngày đêm thường trực
Thì bình an tìm thấy ở nơi đâu?!
Dậy
mà xem, con cháu người, đang giẫm đạp lên nhau
Lợi ích, đồng tiền che khuất tình đồng loại
Dậy để thấy những cơn đau quằn quại
Của người dân vô tội, chịu lầm than.
Lợi ích, đồng tiền che khuất tình đồng loại
Dậy để thấy những cơn đau quằn quại
Của người dân vô tội, chịu lầm than.
Khi
nỗi lo đến trong từng giấc ngủ, bữa ăn
Thì còn tâm trí hay không, để dựng xây đất nước
Khi chút an nhiên chưa một ngày có được
Thì sức lực đâu đánh đuổi bọn xâm lăng.
Thì còn tâm trí hay không, để dựng xây đất nước
Khi chút an nhiên chưa một ngày có được
Thì sức lực đâu đánh đuổi bọn xâm lăng.
Dậy
để thấy, một đất nước Việt Nam
Lịch sử bốn nghìn năm, ngoan cường là thế
Đang để lũ giặc Trung ngang nhiên chễm chệ
Cùng nỗi lo mất nước đến cận kề.
Lịch sử bốn nghìn năm, ngoan cường là thế
Đang để lũ giặc Trung ngang nhiên chễm chệ
Cùng nỗi lo mất nước đến cận kề.
Làm
lãnh đạo, được mấy ai, xứng đáng lời thề
Sống hết lòng vì quê hương đất nước
Những con người đủ tài và đủ đức
Đang hiếm dần trong bộ máy hôm nay.
Sống hết lòng vì quê hương đất nước
Những con người đủ tài và đủ đức
Đang hiếm dần trong bộ máy hôm nay.
Hướng
về Miền Trung những đôi mắt xè cay
Trong nỗi lo âu, cùng trái tim quặn thắt
Khi còn bóng lũ giả nhân phương bắc
Thì nguy cơ mất nước vẫn còn nguyên.
Trong nỗi lo âu, cùng trái tim quặn thắt
Khi còn bóng lũ giả nhân phương bắc
Thì nguy cơ mất nước vẫn còn nguyên.
Inrasara,
một cây bút phê bình văn học thì lại có cái nhìn “chịu đựng” hơn. Có thể ông đã
quen với những tin buồn từ miền Trung bao đời nay. Từ thiếu đói triền miên do mất
mùa, lũ lụt cho tới sỏi đá chất đầy trên từng nẻo đường quê khiến miền Trung được
nhìn như nơi chốn chịu đựng cái khắc nghiệt của trời đất và cá chết chẳng qua lại
là một tai ương nữa với người dân khốn khó của vùng đất bạc màu này. Inrasara
có những giòng thơ tuy trầm tĩnh nhưng không kém héo hắt bởi cái nhìn lạnh lùng
nhưng lại tràn đầy trắc ẩn.
Miền
Trung đau khổ… quen rồi
Hôm
qua…
mây
độc Vĩnh Tân mù góc trời Bình Thuận
bùn
bô-xit Nhân Cơ nhuộm đỏ Đắc Nông
ồn
ào vậy thôi
đâu
ai chết
Hôm
nay…
nước
thải Vũng Áng
biển
Hà Tĩnh Quảng Bình trắng bờ cá chết
to
chuyện mà chi
người
chưa chết
Ngày
mai…
bụi
phóng xạ Ninh Thuận không vị không hình
người
cũng không vội chết
lo
gì
Sáng
nay tivi vừa phát đoạn phim quan đầu tỉnh cười tươi dưới biển
lên
bờ ung dung nhấm nháp món cá biển
trong
lúc các con quan nghịch cát biển
vô
tư
Ai
thay đổi được quá khứ?
ai
sắp xếp lại tương lai?(*)
khúc
ruột miền Trung oằn mình chịu trận
quen
rồi…
Vâng,
khúc ruột miền Trung chịu trận quen rồi nên có ai kêu thương thì cũng như thêm
một tiếng vạc kêu sương trong đêm tối, nào ảnh hưởng gì tới xã hội hôm nay đâu?
Inrasara
hình như hờn dỗi vì sự lạnh tanh của những ai còn vô cảm. Bài thơ theo chân
chúng ta cho tới khi khép lại, mất hút giữa bộn bề cuộc sống.
Cá
chết trong suốt tháng Tư, tháng của những ngày lễ lạt và chính quyền chưa năm
nào bỏ qua.
Nhưng
năm nay thay vì mừng vui đại thắng thì người dân lại lo lắng trăm bề. Lương Lan
tỉ mỉ sâu chuỗi các sự kiện đang xảy ra để có một cái nhìn toàn cảnh về tháng
Tư mà tác giả gọi là “ngửa mặt kêu trời”.
Tháng
Tư ngửa mặt kêu trời
Tháng
Tư
Cao nguyên khô cháy
Đồng bằng Cửu Long sông trơ cạn đáy
Biển miền Trung cá chết dạt trắng bờ
Cao nguyên khô cháy
Đồng bằng Cửu Long sông trơ cạn đáy
Biển miền Trung cá chết dạt trắng bờ
Chống
cát tặc, người đàn bà nghèo Đồng Nai bị bắt
Chỉ cái móng tay Bình Chánh cũng nát đời ông chủ quán cà phê
Ngửa mặt kêu Trời mà ngỡ giữa cơn mê
Người nông dân bị truy tố bởi dựng chòi nuôi vịt
Chỉ cái móng tay Bình Chánh cũng nát đời ông chủ quán cà phê
Ngửa mặt kêu Trời mà ngỡ giữa cơn mê
Người nông dân bị truy tố bởi dựng chòi nuôi vịt
Hải
Dương, sợ dây vô hình đang dần thít
Giữa thanh thiên hàng trăm hộ dân xóm Tử Lạc bị đập nhà
Nước có quốc pháp, mà sao như vô pháp
Công lý không lẽ chỉ là tên của một anh hề!
Giữa thanh thiên hàng trăm hộ dân xóm Tử Lạc bị đập nhà
Nước có quốc pháp, mà sao như vô pháp
Công lý không lẽ chỉ là tên của một anh hề!
Mùa
xuân, hơn tám ngàn lễ hội lê thê
Khắp nơi nơi tưng bừng đàn ca sáo nhị
Ngày giỗ Tổ không một lòng trọng thị
Triệu cháu con tranh cướp lộc Vua Hùng
Khắp nơi nơi tưng bừng đàn ca sáo nhị
Ngày giỗ Tổ không một lòng trọng thị
Triệu cháu con tranh cướp lộc Vua Hùng
Chín
mươi triệu dân
Toàn những cao nhân con Lạc cháu Hồng
Một mét vuông chen chúc cả bầy tiến sĩ
Mà sao đất nước mãi không bay lên hóa Phượng hóa Rồng
Toàn những cao nhân con Lạc cháu Hồng
Một mét vuông chen chúc cả bầy tiến sĩ
Mà sao đất nước mãi không bay lên hóa Phượng hóa Rồng
Ngoài
kia Biển Đông
Sóng bạc đầu uất nghẹn
Hồn tử sĩ bay trên đảo Gạc Ma, Cô Lin
Hoàng Sa, Trường Sa
Tàu nước lạ đâm nát thềm lục địa
Sóng bạc đầu uất nghẹn
Hồn tử sĩ bay trên đảo Gạc Ma, Cô Lin
Hoàng Sa, Trường Sa
Tàu nước lạ đâm nát thềm lục địa
Điều
gì đang diễn ra trên đất Việt tháng Tư này?
Tác
giả hỏi câu hỏi chung của tất cả người dân Việt Nam muốn hỏi và câu trả lời rốt
ráo thật không gì khó bằng.
Xếp
lại chiếc laptop hay tắt trang Facebook, chắc gì chúng ta quên được trạng thái
của mình sau khi đọc những bài thơ thắt lòng kia. Chúng ta có thể bất lực hay yếu
đuối trước những gì đang xảy ra chung quanh nhưng ít nhất chúng ta biết được rằng
đâu đó trong thế giới ảo đang có những đợt sóng chữ nghĩa cố gắng phơi ra sự thật
mà người ở xa không thấy: Biển đang chết và ngư dân đang khóc.
VIDEO :
Cá chết: Cách xử lý
khủng hoảng và niềm tin của người dân
RFAVietnamese Published on May 6, 2016
No comments:
Post a Comment