Robert A. Manning, Foreign Policy
Ka Đặng chuyển ngữ, CTV
Phía Trước
Posted on Jan 25, 2016
Đối với những cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các
nước đồng minh, những mối quan tâm về sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể cùng
quy về một hướng: đó là thậm chí ngay cả khi nước này đã hòa nhập vào nền kinh
tế toàn cầu và các tổ chức hiện tại, Trung Quốc vẫn đang cố gắng khẳng định rõ
vai trò là một cường quốc bằng cách thành lập các tổ chức thay thế mới nhằm
thách thức trật tự khu vực và thế giới hiện nay. Tuy nhiên, hàng loạt các hoạt
động tiến bộ trong những tháng gần đây – một phần không nhỏ trong số này bao gồm
ngoại giao mới của Trung Quốc ở vùng Trung Đông – đã gây khó khăn thêm cho việc
đánh giá về chiến lược toàn cầu của Bắc Kinh.
Trong những tháng gần đây, thế giới đã chứng kiến sự
điều chỉnh đáng quan tâm – ít nhất cũng là bước đi mang tính chiến thuật –
trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc, xa dần thái độ cương quyết không thể
tránh khỏi trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 và hướng tới gần sự
gắn kết toàn cầu một cách thân thiện và nồng ấm hơn của nước này. Một ví dụ là
tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng Chín giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, nơi nhà lãnh đạo Trung Quốc làm ra vẻ cam kết
hợp tác về vấn đề khó nhằn gây phản ứng mạnh mẽ trong quan hệ Trung–Mỹ: an ninh
mạng. Thậm chí việc này còn đem lại ấn tượng sâu sắc hơn khi Bắc Kinh hiện đang
phân phát sự nhượng bộ của mình trong khu vực: Ông Tập đã hai lần gặp gỡ Thủ tướng
Nhật Bản Shinzo Abe, khôi phục lại cơ chế ba bên Hàn–Trung–Nhật, và bình thường
hóa các mối quan hệ với Việt Nam và Philippines. Trong một bước đi sáng tạo nhất
– và chưa từng có – của mình, ông Tập đã gặp gỡ Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu
tại Singapore.
Hà Nội và Manila là các bên đưa ra yêu sách đối đầu
mãnh liệt nhất đối với quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông. Những
quyết sách đường mật trên có vẻ như một sự thừa nhận rằng các hành xử cứng rắn
trước đây của Trung Quốc đã bị phản tác dụng và mang đến một lợi thế nằm ngoài
dự tính cho Hoa Kỳ vì toàn bộ các nước khu vực, từ Nhật Bản đến Ấn Độ, đã xích
lại gần với Hoa Kỳ và với nhau hơn. Có lẽ phần cốt lõi của quyết sách ngoại
giao của Tập Cận Bình cũng đã làm nổi bật sự “xoay trục” từ phương Tây sang lục
địa Á–Âu nhằm đáp trả lại Hoa Kỳ bằng một châu Á được “tái cân bằng”: Sáng kiến
“Một vành đai, một con đường” nhằm nhân rộng sự hào phóng của Bắc Kinh đối
với các nước láng giềng.
Vấn đề lớn ở đây là liệu chính sách ngoại giao có vẻ
tử tế này của Trung Quốc có đơn thuần là sự thay đổi nhất thời có dụng ý, hay
đó là sự thừa nhận rằng Trung Quốc đã quá cường điệu một cách nghiêm trọng
trong việc nhúng tay vào việc theo đuổi quyết liệt một nghị trình thể hiện rõ
việc lấy Trung Quốc làm trung tâm?
Chẳng hạn, mối quan tâm ban đầu khi Trung Quốc đề xuất
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) là Bắc Kinh có thể đang tìm cách
làm dịch chuyển Hệ thống Bretton Woods, bao gồm các tổ chức như Ngân hàng Thế
giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB). Trung Quốc nói rằng AIIB sẽ là đối tác của Ngân hàng Thế giới và ADB, với
những tiêu chuẩn phù hợp, không phải là đối thủ cạnh tranh. Nhưng giờ đây, khi
AIIB đi vào hoạt động, mọi thứ đều không thể đoán trước được.
Tuy nhiên, AIIB, ngân hàng BRICS, Tổ chức Hợp tác
Thượng Hải, lời kêu gọi của Tập Cận Bình đối một kiến trúc an ninh mới với khẩu
hiệu “châu Á là của người châu Á”, đồng nhân dân tệ (loại tiền tệ dự trữ toàn cầu),
và thậm chí Diễn đàn châu Á Bác Ngao (một thay thế cho Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Davos) đưa ra một tầm nhìn cạnh tranh về một trật tự thế giới, nỗ lực của Bắc
Kinh nhằm xác định vị trí xứng đáng của mình trên thế giới sau một thế kỷ bị bẽ
mặt.
Hoặc điều này phần nhiều là một chiến lược phòng hờ
rủi ro? Những tiến bộ nối tiếp nhau gần đây có lẽ dẫn đến một hướng khác: đó là
Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận một vai trò lớn hơn trong một hệ thống quốc tế được
cách tân, tương xứng với nền kinh tế và sức mạnh địa chính trị của mình. Một ví
dụ là vai trò của Trung Quốc được gia tăng tại IMF. Quỹ Tiền tệ này gần đây đã
quyết định đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ được biết đến như là Quyền Rút
Vốn Đặc biệt (SDR), biến nó thành thị phần lớn thứ hai (10,9 phần trăm) đứng
sau đồng đô la của Mỹ, theo sau bởi bảng Anh, yên Nhật và đồng Euro. Ngoài ra,
sau khi Quốc hội Hoa Kỳ cuối cùng đã thông qua gói cải cách IMF năm 2010, những
thị phần của Trung Quốc có khả năng biểu quyết trong IMF đã tăng lên đến 7,9 phần
trăm.
Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ về biến đổi
khí hậu và đóng một vai trò then chốt trong Hiệp định Biến đổi Khí hậu COP21 gần
đây tại Paris, thúc đẩy các nước đang phát triển chấp nhận một thỏa thuận chấp
nhận được đối với Hoa Kỳ và các quốc gia trong khối G-7 khác. Todd Stern, đặc
phái viên của Mỹ về biến đổi khí hậu phát biểu sau đó rằng, “không có đất nước
nào mà chúng tôi hợp tác nhiều hơn so với Trung Quốc”.
Có lẽ thậm chí điều đáng quan tâm hơn nữa là hoạt động
ngoại giao mới của Trung Quốc ở khu vực Trung Đông rộng lớn. Trung Quốc đã hợp
lý hóa việc hưởng lợi dựa vào hệ thống quốc tế do Hoa Kỳ dẫn đầu với một trong
những nguyên tắc về chính sách đối ngoại cốt lõi của mình, giống như ASEAN, về
sự không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Nhưng vì những quan chức
chính phủ Syria và các nhóm đối lập người Syria đã tụ tập tại Bắc Kinh vào ngày
26 tháng 12, Trung Quốc đã quyết định giúp đỡ bằng cách tìm kiếm một giải pháp
cho cuộc nội chiến Syria, nơi có hơn 300.000 người đã thiệt mạng và vài triệu
người tị nạn chạy trốn ra nước ngoài.
Sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua một
nghị quyết vào cuối tháng 12 để khởi động một lộ trình cho tiến trình hòa bình ở
Syria, Trung Quốc đã mời người Syria tới để thảo luận về quá trình này. Sáng kiến
này phản ánh sự quyết đoán nhiều hơn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc
kể từ ông Tập lên nắm quyền, người rõ ràng đã từ bỏ phương châm chỉ đạo của cựu
lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, “giấu sức mạnh của bạn, chờ thời gian của bạn”.
Tương tự, khi Hoa Kỳ đã xuống thang trong việc hiện
diện quân sự tại Afghanistan, Trung Quốc đã đóng một vai trò ngoại giao tích cực
hơn, tìm cách dàn xếp một giải pháp giữa Taliban và chính phủ Afghanistan. Trong
một thập kỷ trước, khi Hoa Kỳ và các đồng minh của mình đã chiến đấu trong cuộc
chiến ở Afghanistan, Trung Quốc đã đứng bên lề, lặng lẽ hưởng lợi từ việc đầu
tư hàng tỷ vào lĩnh vực mỏ ở Afghanistan.
Vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc tại Trung Đông
là một sự phản ánh không chỉ là mong muốn hướng đến tầm vóc quốc tế, mà còn vì
các lợi ích kinh tế lớn lao và ngày càng tăng trong khu vực. Trung Quốc nhập khẩu
khoảng 60 phần trăm lượng dầu sử dụng – hấu hết là từ Trung Đông – và các công
ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đang tích cực theo đuổi các dự
án đầu tư dầu khí trong khu vực này, đặc biệt là ở Iraq và Iran.
Cho dù những hoạt động mới này của Trung Quốc ở khu
vực Trung Đông rộng lớn mang lại các kết quả tích cực thì nó vẫn hết sức có vấn
đề. Nó có khả năng là một lộ trình chính trị đầy cam go, một trong số đó chỉ mới
bắt đầu ở Syria. Và một giải pháp khó thể xảy ra cho đến khi đa số các cường quốc
bên ngoài đang can thiệp vào cuộc xung đột – Iran, Nga và Ả Rập Saudi – tìm thấy
một giải pháp đem lại kết quả đồng thuận. Tương tự, cuộc chiến ở Afghanistan
cho thấy ít có dấu hiệu kết thúc; và trong thực tế, nó đã trở nên phức tạp hơn,
với những lực lượng của Nhà nước Hồi giáo tham gia vào xung đột này. Hơn nữa,
bàn đạp của Trung Quốc ở khu vực đầy rẫy sự xung đột này thì còn hạn chế.
Nhưng điểm quan trọng là chính sách ngoại giao của
Trung Quốc trong cả hai trường hợp là phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ trong
khu vực. Vì rằng Trung Đông có khả năng vẫn bị nhấn chìm trong xung đột đa sắc
tộc và tôn giáo trong thập kỷ tới, nếu chính sách ngoại giao này của Trung Quốc
là một xu thế, nó có thể mang đến một cho Hoa Kỳ một chính sách ngoại giao bị bủa
vây.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn, liệu có hay không bất kỳ
kết luận sâu sắc nào được rút ra từ hoạt động mới này của Trung Quốc ở Trung
Đông để liên kết ý định toàn cầu của Bắc Kinh. Liệu Trung Quốc có thể hiện sự
chấp nhận trật tự hiện nay, nếu Trung Quốc đang nắm giữ quyền lực đáng kể trong
đó, hoặc là hoạt động ngoại giao này của Trung Quốc là một bước đệm cho một trật
tự thay đổi lấy Trung Quốc làm trung tâm? Cho dù AIIB trở thành một đối tác với
Ngân hàng Thế giới và ADB thì việc nó trở thành một đối thủ cạnh tranh vẫn còn
chưa rõ. Trung Quốc có sẽ đi theo hướng thỏa hiệp trong tranh chấp tại Biển
Đông hay không? Bắc Kinh liệu sẽ đồng ý với một hiệp ước đầu tư song phương mạnh
mẽ với Hoa Kỳ và đảo lại chính sách kinh tế quốc gia của mình để cho phép các
công ty Mỹ tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc? Và không thể không nói
đến, liệu Trung Quốc sẽ chấp nhận những chuẩn mực quốc tế trong việc giải quyết
chung các vấn đề toàn cầu – về mạng Internet, không khí, không gian, và hàng hải
hay không?
Đối với Hoa Kỳ và Nhật Bản, những điều này sẽ trở
nên rất quan trọng nhằm xác định những chỉ dấu quan trọng trong các dự định của
Trung Quốc. Những vấn đề được đề cập bên trên sẽ là một khởi đầu tốt cho một
danh sách các chỉ dấu đó. Rõ ràng những xu thế này đi theo cả hai hướng. Một số
hành vi của Trung Quốc dường như đi theo hướng “các bên liên quan có trách nhiệm”
trong hệ thống toàn cầu mà Hoa Kỳ hằng khuyến khích. Vài hoạt động của Trung Quốc
cho thấy rõ họ hướng tới một trật tự được thay đổi. Nhưng trong thời điểm này,
rất khó để kết luận bất cứ điều gì nhưng những tiến bộ được thảo luận ở trên
mang lại một bức tranh pha trộn vốn sẽ được làm rõ trong hai thập kỷ tới.
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
---------------------------------
Brahma
Chellaney, Project-Syndicate
Nấm chuyển ngữ, CTV Phía
Trước
Posted on Jan 5, 2016
Greg
Torode, The Japan Times
Ka Đặng chuyển ngữ, CTV
Phía Trước
Posted on Jan 8, 2016
No comments:
Post a Comment