Thursday 28 January 2016

VLADIMIR PUTIN & SỰ RỐI LOẠN Ở TRUNG ĐÔNG (Hon. David Kilgour, J.D.)





Hon. David Kilgour, J.D.
Dịch giả: Phương Trân
28 Tháng Một , 2016
.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức cuộc họp báo thường niên của mình tại Moscow vào ngày 17 tháng 12 năm 2015. Putin nói rằng ngày 17 tháng 12, Nga đã chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với bất kỳ tình hình kinh tế nào khi năng lượng – nguồn thu chủ lực của nền kinh tế đất nước bị chao đảo do giá dầu giảm. (Natalia Kolesnikova / AFP / Getty Images)

Chẳng có ai ngạc nhiên rằng chiến dịch ném bom của Vladimir Putin tại Syria kể từ tháng 9 đã tập trung vào các khu vực vốn đang được nắm giữ bởi các lực lượng chiến đấu với Tổng thống Bashar al-Assad chứ không phải là khu vực phía bắc và phía đông rộng lớn của Aleppo do ISIS kiểm soát. Sự can thiệp của các cường quốc lớn mạnh nước ngoài từ lâu đã đóng góp một phần vai trò trong việc biến Trung Đông trở thành một vùng bất ổn và nguy hiểm. Riêng Nga đã có một ảnh hưởng độc hại ở Syria trong nhiều thập kỷ.

Những mối quan hệ song phương đã bắt đầu từ năm 1925 và vẫn tiếp tục dưới một thỏa thuận bí mật sau khi Syria dành được độc lập từ Pháp vào năm 1946, Moscow và Damascus vẫn giữ mối quan hệ mật thiết trong lúc xảy ra Chiến tranh Lạnh. Sự xung đột ở mỗi khu vực xuất hiện càng làm mạnh thêm những mối ràng buộc của họ.

Năm 1971, Nga đã được phép thành lập căn cứ hải quân của mình ở Tartus, nơi này là căn cứ quân sự duy nhất ở bên ngoài Liên Xô cũ. Đổi lại nhiều người Syria đã học tập ở Nga từ năm 1971 đến năm 2000, trong chế độ độc tài của cha ông Bashar al-Assad.

Ở nước Iraq gần đó, các cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu từ năm 1990 đến năm 2003 đã được tiếp nối bởi quá trình xâm nhập của người Iran Khomeinists, mà những vụ “lên gân” từ hai phía đã làm tồi tệ thêm căng thẳng giữa người hồi giáo Sunni và Shia. Một trong những người đã đóng vai chính trong việc thúc đẩy những xích mích đến mức của cuộc nội chiến là Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki. Từ năm 2006 đến năm 2014, chính phủ của ông đã được hỗ trợ lâu dài đến mức quá hạn bởi cả chế độ của ông Bush và ông Obama.

Maliki đã theo đuổi một chính sách ủng hộ việc kỳ thị người hồi giáo Sunni ở Iraq, những người đã hưởng lợi từ cuộc đàn áp của Saddam Hussein để chống người hồi giáo Shia. Nhiều lạm dụng chức vụ của ông ấy bao gồm đồng lõa trong vụ tấn công liên tiếp 3200 dân tị nạn từ một nhóm đối lập Iran (PMOI/MEK) không có gì bảo vệ, tổ chức Thánh chiến nhân dân Iran ở trại tị nạn Ashraf trên một sa mạc ở Iraq.

Sau khi Mỹ rút quân vào năm 2009, Washington đã chuyển giao sự bảo hộ Ashraf cho chính phủ của ông Maliki theo thẩm quyền của công ước Gevena. Hậu quả có thể dự đoán được đã bao gồm sáu vụ tấn công tàn bạo, mà sau này những người sống sót buộc phải di dời đến Trại Tự do gần thủ đô Baghdad. Trong vụ thảm sát mới nhất ba tháng trước (tính đến thời điểm bài dịch này được đăng), đã có 24 người thiệt mạng và nhiều người bị thương khi trại này bị tấn công bởi hơn 80 tên lửa.

Mặc dù liên quan đến hành vi trộm cắp 500 tỷ USD, chủ yếu là viện trợ nước ngoài, và đã bị sa thải bởi phó Tổng thống Haider al-Abadi – người kế nhiệm ông, Maliki vẫn chưa bị buộc tội hình sự. Những vết hở này đã góp phần vào sự gia tăng của al-Qaida ở Iraq và thành viên đảng Baath của nó trong ISIS, những người đeo đuổi việc tuyên bố lòng trung thành với những người Sunni của Iraq bị ngược đãi từ căn cứ ở Raqqa, Syria. Mặc dù Iraq là một trung tâm của chủ nghĩa dân tộc Ả Rập, Tehran đã vượt trội hơn hẳn trong nỗ lực gián tiếp kiểm soát chính phủ của mình.

Tại Syria, giáo sĩ Hồi giáo Iran và khách hàng người Li-băng của họ, Hezbollah, cung cấp các hỗ trợ sống còn cho chế độ Assad. Hơn 250.000 người Syria đã thiệt mạng trong vòng 5 năm qua, chủ yếu bởi Assad và các đồng minh của ông ta. Cuộc kháng chiến thành công nhất chống lại cả Assad lẫn ISIS đã đến từ các nhóm phiến quân, đặc biệt là 2,2 triệu người Kurd ở Syria dũng cảm và đấu tranh quân sự có hiệu quả.

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay chiến đấu của Nga vào tháng 11 năm 2015, Putin đã tăng cường nỗ lực của mình để đè bẹp các cuộc nổi dậy chống chính phủ ở các tỉnh phía tây giáp với Thổ Nhĩ Kỳ. Những khu vực này là nhà của hàng triệu người, trong đó có hàng trăm ngàn người đã bị phải di tản đến do các cuộc chiến đấu ở nơi khác, và khoảng 260.000 người phải dời do những can thiệp của Putin. Do tình hình bị làm xấu đi ở miền bắc Syria từ các cuộc không kích của Nga trên các tuyến đường viện trợ, bệnh viện, và thường dân, nhiều người hiện nay là hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo.

Thế giới phải đánh bại ISIS bất cứ nơi nào nó tồn tại, mặc dù cơ hội hợp tác của phương Tây với chế độ Assad và Iran là có giới hạn. Lực lượng dân quân Shia Iraq được tài trợ bởi giáo sĩ Hồi giáo người Iran đang gây ra những tội ác dã man như những gì ISIS đã làm. Bashar al-Assad là một kẻ giết người hàng loạt dường như không hề quan tâm đến vấn đề người tị nạn thảm khốc mà ông đã giúp tạo ra.

Sự tái khẳng định của ông Putin về quyền lực của Nga trên vũ đài quốc tế trong cuộc xung đột Syria sẽ phức tạp do việc áp dụng mới đây của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về một nghị quyết để xác nhận một lộ trình hòa bình. Nghị quyết này là lần đầu tiên có nhất trí trong cuộc chiến tranh 5 năm qua về một thỏa thuận về một quá trình chuyển đổi chính trị.
Trong các điều kiện thích hợp, quá trình này có thể được đào sâu thêm. Một điềm báo thuận lợi là sự mất các lãnh thổ quan trọng của ISIS lần đầu tiên, phần lớn là về tay người Kurd và chính phủ Iraq.

Cả Ngoại trưởng Mỹ – John Kerry – và Bộ trưởng ngoại giao Nga – Sergey Lavrov – đều thất bại trong việc xác định các phần tử khủng bố ở Syria. Liệu máy bay phản lực của Nga sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu là những “kẻ khủng bố” chống Assad, những người mà trên danh nghĩa ít ra thì cũng là được hỗ trợ bởi các liên minh do Mỹ dẫn đầu? Ai sẽ là người điều phối cho cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố thực sự ở Syria? Hiện còn rất nhiều câu hỏi, nhưng không có câu trả lời rõ ràng.

David Kilgour, một luật sư chuyên nghiệp, phục vụ tại Hạ viện Canada trong gần 27 năm. Trong nội các của Jean Chretien, ông là quốc vụ khanh phụ trách châu Phi và châu Mỹ Latin và quốc vụ khanh phụ trách châu Á–Thái Bình Dương. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách và đồng tác giả với David Matas cuốn “Thu hoạch đẫm máu: Việc giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng”.

 Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.




No comments:

Post a Comment

View My Stats