Nhật Báo Ba Sàm
Posted
by adminbasam on
08/01/2016
Đôi
lời:
Chúng ta đang chứng kiến những chuyển biến
to lớn tại các nước CS còn lại trên hành tinh, trong đó có Việt Nam. Thiết nghĩ
bài viết sau đây của tiến sĩ Jeliu Jelev – cố tổng thống dân chủ đầu tiên của
Bulgaria vẫn còn nguyên giá trị.
___
(Trích dịch từ: Lời nói đầu- “Chế độ phát xít“, hay tiểu sử của một cuốn sách)
Tác giả: Jeliu
Jelev
Người dịch: Phạm
Văn Viêm
Sự sụp
đổ của các chế độ phát xít tiến triển theo sơ đồ: độc tài phát xít – chuyên
chính quân sự – dân chủ đa đảng; đặt ra câu hỏi: Các chế độ độc tài cộng sản có
tan rã theo quy luật tương tự không? Bởi vì, nếu Balan gần như hoàn toàn đi
theo đường hướng này, thì cải tổ Gorbachov được suy xét và thể hiện như thử
nghiệm điều chỉnh.
Cuộc cải
tổ thực chất là một hình thái khả dĩ của chuyên chính quân sự; kỳ vọng đạt được
cái mà chuyên chính quân sự cần làm, nhưng bằng con đường hòa bình, nhân đạo,
không đổ máu – tức là thực hiện bước chuyển tiếp văn minh từ chế độ độc tài đến
nền dân chủ.
Cần phải
nói rằng lựa chọn này hoàn toàn có cơ sở thực tiễn. Bản thân Hungari tiến hành
cải tổ xuất sắc và những thành công của các nước cộng hòa Ban tích càng khẳng định
điều đó. Nhưng không phải ở đâu cũng đạt được dễ dàng như vậy!
Ở đây,
trình độ nhận thức chính trị và truyền thống, tập quán văn hóa, đạo đức của một
dân tộc mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhận thức chính trị càng cao bao
nhiêu, thì khả năng điều chỉnh sơ đồ tan rã càng tốt bấy nhiêu; cũng như có thể
dùng công cuộc cải tổ thay thế chuyên chính quân sự. Rõ ràng tồn tại nhiều khả
năng kết hợp giữa hai con đường. Và, cũng không ngoại trừ có quốc gia dự định
tiến hành công cuộc cải tổ, nhưng vì không đủ nhận thức chính trị hay do tình
hình thưc tế biến chuyển thiếu hài hòa, cuối cùng đành chấp nhận chuyên chính
quân sự như phương án cần thiết, đơn giản vì không chịu được áp lực từ công cuộc
cải tổ.
Có thể
Liên xô không qua khỏi khả năng này vì đặc thù đa sắc tộc phức tạp với tầm thức
văn hoá khác biệt, những thói quen, truyền thống đế quốc; và, đặc biệt là bộ
máy quân sự khổng lồ, mà trong những thời khắc kịch tính, khó có thể bỏ qua việc
cướp chính quyền từ tay cánh dân sự bất lực…
Nhưng
chuyên chính quân sự, dù cố thử bảo vệ và giải thoát cho các cấu trúc độc tài bảo
thủ (giống như từng xảy ra ở Ba lan), vẫn không thể cản trở bước chuyển tiếp từ
thể chế độc tài đến nền dân chủ; mà ngược lại, càng đẩy nhanh quá trình này; chỉ
có điều, sẽ không tránh khỏi đổ máu và đe doạ tính mạng rất nhiều người.
Nói
cách khác, hoặc thông qua cải tổ, hoặc nhờ chuyên chính quân sự, con đường tan
rã tất yếu của chế độ cộng sản là duy nhất: từ độc tài đến nền dân chủ với cơ cấu
đa đảng. Đây là quy luật tổng quát, không thể đảo ngược.
Nhưng
cuộc sống bao giờ cũng phong phú hơn các sơ đồ, luôn mang đến nhiều bất ngờ mới
mẻ và những kết hợp thực tiễn chính trị ngẫu nhiên nhất. Thí dụ, trước đây, ai
có thể nghĩ được rằng, trong quá trình cải tổ hệ thống độc tài cộng sản, đến thời
điểm nhất định, nó lại suy đồi trở nên chế độ phát xít- hình thái độc tài kém
toàn thiện; và rằng, trong trường hợp này, đối với chúng ta, thể chế phát xít
là bước đại nhảy vọt, tiến đến nền dân chủ! Điều này chắc chắn sẽ gây sốc như
nghịch lý, thậm chí gây khó chịu cho những nhận thức chậm tiến bộ; nhưng bất chấp
thành kiến và ảo tưởng một chiều, chính sách cai trị hà khắc thực tế của chế độ
là minh chứng hiển hiện không thể chối cãi!
Hiện
nay, các nước như Bulgaria, Đông Đức, Tiệp Khắc, Trung Quốc, v.v.- một mặt, với
những vụ đàn áp chính trị, thủ đoạn mị dân, gieo rắc hoài nghi, tham nhũng tràn
lan, chủ nghĩa sô vanh, hiếu chiến và, mặt khác, với sự xuất hiện các phong
trào cụ thể, những cuộc đấu tranh dân chủ, đòi hỏi cải tổ, thay đổi, và manh
nha một xã hội dân sự sơ khai, những điều trước đây có thể nói là không tưởng
v.v – gần giống như chế độ phát xít, hơn là cộng sản! Nhưng điều này chỉ chứng
tỏ rằng, tại các quốc gia đó, đang dần hình thành cuộc cách mạng dân chủ, rằng
đã đạt đến một giai đoạn nhất định trong tiến trình tan rã của các cấu trúc
toàn trị. Bởi vì không có cách nào khác để chuyển đổi từ chế độ độc tài đến nền
dân chủ, ngoại trừ sự hủy diệt của hệ thống chính trị. Kẻ nào hứa hẹn dân chủ
hoá bằng cách hoàn thiện hơn nữa các cơ cấu toàn trị, là hành động mị dân mê muội,
thấp hèn nhất.
Nhưng,
vì nguyên lý này không chỉ mang ý nghĩa lý luận, mà còn có giá trị thực tiễn
sinh động, nên chúng ta cần xem xét cụ thể và chi tiết trong tiến trình lịch sử.
Chúng
ta- những người mác-xít lần đầu tiên trong lịch sử sản sinh ra chế độ toàn trị,
nhà nước độc tài – hệ thống chính quyền độc đảng, được xây dựng bằng cách dùng
bạo lực huỷ diệt các đảng phái chính trị khác, hoặc biến chúng thành những tổ
chức hạ cấp thông thường, phụ thuộc hoàn toàn vào Đảng Cộng Sản. Sự độc quyền Cộng
Sản tuyệt đối trong lĩnh vực chính trị, hiển nhiên theo quy luật, tất yếu dẫn đến
sự sát nhập hoàn toàn giữa Đảng và Nhà nước, đặc biệt là bộ máy điều hành, dẫn
đến đứng đầu Đảng và Nhà nước đều cùng một số gương mặt có quyền hành vô hạn, bất
khả xâm phạm; giống như tại mọi cấp chính quyền, cơ cấu kinh tế thấp hơn- lãnh
đạo đều là các đảng viên cộng sản.
Và, để
hệ thống chính trị này ổn định, không bị phá vỡ, sự độc đoán của Đảng và Nhà Nước,
của Đảng trên Nhà Nước, hay đúng hơn -của Đảng-Nhà nước cần phân chuyển từ thượng
tầng kiến trúc lên trên hạ tầng kinh tế xã hội. Tất cả phải biến thành sở hữu
nhà nước: tư hữu lớn bị quốc hữu hoá, tư hữu nhỏ- thông qua cưỡng bức, đổ máu,
tập thể hoá kiểu Sitain.
Bao giờ
quá trình quốc hữu hoá này kết thúc, chế độ độc tài mới được xây dựng hoàn thành.
Chế độ độc tài Cộng Sản, được xây dựng như thế, đến nay đã trở thành mô hình
toàn thiện nhất của Nhà nước độc tài trong lịch sử, cũng như trong thời đại văn
minh.Mô hình phát xít- thường được xem như trái ngược với mô hình cộng sản- thực
chất chỉ có một khác biệt duy nhất, là chưa được xây dựng hoàn chỉnh trên lĩnh
vực kinh thế; do vậy, mà kém toàn hảo và kém ổn định hơn. Điều này có thể quan
sát thấy ngay trong cơ cấu nội tạng của nhà nước Quốc xã- chế độ phát xít điển
hình nhất. Tại đây, độc quyền tuyệt đối của đảng không mở rộng đến các cơ sở
kinh tế, hoặc ít nhất là trên toàn bộ hạ tầng kinh tế, bởi vì còn sự hiện diện
của tư hữu.
Thượng
tầng kiến trúc độc đoán và hạ tầng cơ sở đa hình – là sự không tương thích giữa
thượng tầng kiến trúc chính trị và hạ tầng cơ sở kinh tế của chế độ phát xít;
khiến cho nó không ổn định và khó tồn tại lâu dài. Vì vậy, tất cả các chế độ
phát xít đều chết sớm hơn nhiều, so với các chế độ cộng sản, như phát xít Đức
và phát xít Ý- trong ngọn lửa của chiến tranh thế giới II, hay Franco-Tây Ban
Nha và Saladzarovata- Bồ Đào Nha, sau chiến tranh, có thể nói là trong cảnh
bình an.
Nhưng
các chế độ phát xít không chỉ chết sớm hơn, mà còn được sinh ra sau các chế độ
cộng sản; cho thấy rằng chúng chỉ là những mô phỏng hời hợt, bắt chước vụng về
nguyên bản- chế độ độc tài thực sự, toàn thiện, đầy đủ nhất.
…..
Liên
quan đến vấn đề này, những ý đồ cải cách chính trị của Muxolini, ở giai đoạn cuối
đời, đặc biệt lý thú. Trong quá trình nghiền ngẫm lâu dài, ông ta đi đến kết luận
rằng cần phải tạo nên một kiểu nhà nước, mà mọi thứ, thông qua con đường quốc hữu
hoá, đều trở thành sở hữu nhà nước. Muxolini ý thức được rằng sự độc quyền sở hữu
Nhà nước mới tạo nên chế độ độc tài thuần nhất, ổn định, khả dĩ có thể giúp
lãnh tụ và đảng phát xít ngăn chặn những phản ứng bất ngờ của các tướng lĩnh. Với
những ý tưởng đó, ông ta chuẩn bị cho công cuộc xây dựng “Nước cộng hoà Xalo” nổi
tiếng, mà việc chưa thành chỉ vì cuộc tấn công như vũ bão của quân Đồng minh
vào lãnh thổ Italy. Nhưng, dù sao, các bước thực tế ban đầu đã được thực hiện.
Sự hình thành của “Nhà nước tân phát xít Cộng hòa Salo” được công bố vào đầu
tháng 10 năm 1943; tất nhiên, những việc này liên quan chặt chẽ đến tướng SS
Karl Wolf và Đại sứ Đức Rudolf Rahn. Tại Đại hội trù bị ở Verona, tháng 11 năm
1943, đã thông qua lời kêu gọi các tầng lớp lao động Bắc-Ý, hứa hẹn sự kiểm
soát của giai cấp công nhân đối với các doanh nghiệp và quốc hữu từng phần ruộng
đất …
Nhưng
hãy trở lại chủ đề chính. Khi nói đến giai đoạn chuyển tiếp “chế độ phát xít”
trong quá trình tan rã của chế độ cộng sản toàn trị, để hướng đến nền dân chủ
thực sự, không nên hiểu theo cách máy móc, rằng chúng ta tiến tới chủ nghĩa
phát xít, hay đón nhận hệ tư tưởng của chủ nghĩa phát xít. Hoàn toàn không phải
như vậy! Chúng ta sẽ đi qua nó như bước quá độ không tránh khỏi, vì vậy, càng
qua nhanh bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Nhưng, chúng ta đặc biệt chú ý đến thực
tế này, vì nó là chìa khóa, để hiểu những căng thẳng nội tạng của hệ thống độc
tài toàn trị trong thời đại cải tổ- được sinh ra do sự tháo dỡ cơ cấu nào đó của
cấu trúc thượng tầng, khiến cho chế độ không còn toàn hảo- dẫn đến việc sử dụng
công cụ đàn áp như phương tiện, nhằm bảo tồn sự ổn định của hệ thống. Tất
nhiên, ở từng quốc gia riêng biệt, có thể ưu tiên cho quá trình tháo dỡ các cấu
trúc thượng tầng như ở Liên Xô, hoặc hạ tầng kinh tế như Trung Quốc.
Và,
trong mọi trường hợp, hệ thống độc tài bước vào một giai đoạn bất ổn- sự thiếu
hụt cấu trúc, không còn cách nào khác hơn là sử dụng thường xuyên bạo lực, đàn
áp, khủng bố trắng trợn.
Sự kiện
mới nhất ở Trung Quốc là bằng chứng về điều này. Cải cách kinh tế, mà chính phủ
Trung Quốc thực hiện: xoá bỏ các công xã, cho nông dân thuê đất trong 10, 15,
20, 30, 50 năm, tạo ra thị trường tự do, “đặc khu kinh tế”, .v.v. đã dẫn đến
xung đột giữa các cấp chính quyền và đội ngũ trí thức. Cải cách kinh tế tạo điều
kiện cho cá nhân làm giàu, trở nên độc lập với nhà nước. Với tâm trạng hứng khởi
mới, họ muốn tự do hơn về chính trị- điều không thể trong các chế độ cộng sản với
hệ thống độc đảng. Trí thức và thanh niên – tầng lớp nhạy cảm nhất cho tự do và
dân chủ- lần đầu tiên phản ứng chống lại sự độc quyền của Đảng Cộng sản và yêu
cầu gỡ bỏ nó.
Như vậy,
trước khi tư hữu trở lại tại một số lĩnh vực của đời sống kinh tế, những mối
tương quan điển hình (sở hữu tư nhân tại hạ tầng kinh tế và sự độc quyền nhà nước
– đảng tuyệt đối trong cấu trúc thượng tầng chính trị) – đặc trưng của hình
thái phát xít bắt đầu xuất hiện.
Tất
nhiên, việc kinh qua giai đoạn phát xít đặc thù không phải ở đâu cũng đều như
thế. Trong việc tháo gỡ cơ cấu độc tài, các hiệu ứng bát ổn định có thể xảy ra
theo trình tự trái ngược. Thí dụ, ở Liên Xô,hạ tầng kinh tế vẫn còn nguyên vẹn,
sự độc quyền tuyệt đối của nhà nước về sở hữu đang bất khả phân, trong khi quá
trình tháo dỡ cấu trúc thượng tầng đã đi quá xa, và đa nguyên chính trị đã là một
thực tế:- sự tách rời giữa đảng và nhà nước, các phe nhóm bán công khai, các
phong trào, mặt trận quốc gia thách thức độc quyền của Đảng Cộng sản; những cuộc
đình công và phong trào dân tộc cho sự hình thành quốc gia độc lập… – liên tục
làm gia tăng các khiếm khuyết của hệ thống độc tài toàn trị. Trong trường hợp
này, xuất hiện kiểu chế độ phát xít lộn ngược (độc quyền ở hạ tầng cơ sở, đa
hình ở thượng tầng kiến trúc!). Và, tất nhiên, không ngừng gây bất ổn cho hệ thống
tổng thể.
Tất cả
những phân tích trên đây về giai đoạn chuyển tiếp phát xít khác nhau trong sự
tan rã của mô hình cộng sản – chế độ toàn trị hoàn hảo nhất – không làm thay đổi
quy luật chung của quá trình sụp đổ: Hệ thống độc tài- chế độ chuyên chính quân
sự- nền dân chủ đa đảng. Công thức này đúng cho mọi chế độ toàn trị; chỉ có điều
chế độ cộng sản toàn hảo hơn, trước khi đạt đến vị trí thứ hai, thường phải
kinh qua giai đoạn phát xít- chế độ toàn trị yếu kém hơn…
Sofia,
tháng 8 năm 1989
No comments:
Post a Comment